Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Lòng Thương Xót Chúa: Điềm Thời Đại: Tà Lực Bóng Tối Chế Ngự Thế Giới?


ĐIỀM THỜI ĐẠI: TÀ LỰC BÓNG TỐI CHẾ NGỰ THẾ GIỚI?
Trần Cao Tường, Lm
Tà lực hiện hình thật rõ trong thời đại chúng ta, không chỉ riêng rẽ mà như một thể chế, một chủ nghĩa tập thể, một guồng máy có sức áp đảo gây tang tóc khủng khiếp, bên đông cũng như bên tây. Nói như kiểu nhà văn Doãn Quốc Sỹ là "bên kia không óc bên này không tim." Người ta đang nói tới một siêu quyền lực lèo lái ngay cả cái chính phủ Mỹ và thế giới, từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng đều thấy bàn tay lông lá thì thọt bên trong, từ việc thao túng diễn đàn truyền thông, tài chánh, giáo dục cho đến cái gọi là văn hóa toàn cầu. Rồi đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đều do một tổ chức đã gài "game" sẵn để đến lúc đến chu kỳ thì đương nhiên phải xảy ra thôi!
Nhưng ai là người nắm siêu quyền lực này? Thì đây là lời nhận định thẳng thừng của Đức Giáo Chủ Phaolô VI trong bài diễn văn nổi tiếng ngày 15 tháng 11 năm 1971 (được đăng lại trong báo L'Osservare Romano ngày 23 tháng 11 năm 1972):
“Một trong những nhu cầu chính của Hội Thánh hôm nay, là cần có những phương thế phòng chống kẻ dữ, gọi là ma quỷ. Sự dữ không chỉ là thiếu vắng một cái gì đó, song là một tác nhân cụ thể, một hữu thể thiêng liêng sống động, hư đốn, gian tà, một thực tế khủng khiếp. Từ chối không chấp nhận thực tại ấy, là đi ngược lại các lời dạy của Thánh Kinh và các giáo huấn của Giáo Hội.”
Sự dữ không còn chỉ lẩn khuất đâu đây, mà đã hiện hình thành quỉ dữ.Chẳng vậy mà kinh Lạy Cha đã chẳng kết bằng câu này sao: “Nhưng cứu chúng con cho khỏi kẻ dữ”, phải hiểu là “cứu cho khỏi quỷ dữ” (theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn), chứ không chỉ hiểu “khỏi sự dữ” như người ta thường dịch (Mt 6,1).
Lm. Emiliano Tardif nhắc lại trong cuốn Chúa Giêsu Đang Sống (trang 111) nhận định của nhà thần học Salvador Carrillo về dấu chỉ thời đại rất đáng chú ý:
“Satan đạt được một thắng lợi lớn, đó là làm cho ta không còn tin có nó nữa; như vậy, ta để cho nó tự do hoạt động. Trong Cựu Ước, ma quỷ hầu như không xuất hiện. Sau khi Chúa Giêsu đến, ảnh hưởng của nó giảm dần, chỉ còn xuất hiện một vài nơi trong rất ít bản văn. Nhưng trong sách Tin Mừng, đứng trước sự hiện diện cứu độ của Chúa Giêsu, hoạt động của nó mạnh mẽ và lộ liễu. Vậy có gì là lạ, nếu trong thời kỳ này, chúng ta đang chứng kiến sự biểu lộ quyền năng của Chúa Kitô, và các thế lực sự dữ lại vùng dậy, như đã xảy ra trong thời sứ vụ của Ngài?”
Chúng ta cần nhấn mạnh sự kiện này: "Đừng tập trung chú ý vào hành động của quỷ ma, nó chỉ là triệu báo, tức là dấu hiệu báo rằng Chúa Giêsu đang hoạt động mạnh mẽ giữa chúng ta. Ngài đã đến để giải thoát ta khỏi quyền lực của Đầu mục thế gian này, và Ngài đã toàn thắng trên thập giá, Satan đã bại trận (x. Lc 10,18; Yn 12,31t; Kh 12,8); nhưng đôi khi nó phát điên, bởi vì nó đã bị xiềng lại. Chúa Giêsu đã đạp dập đầu kẻ thù.
Có những người khác lại rêu rao, đôi lúc còn phóng đại quyền lực và hoạt động của Satan, gán cho ma quỷ những gì xấu xa, hay bất cứ sự khó khăn nào mà họ gặp phải. Họ thấy đâu cũng là ma quỷ, và muốn trừ tà cho cả bệnh sổ mũi của họ. Thế là người ta lại rơi vào một thái cực ngược lại. Ta nên nhớ rằng: những kẻ thù của linh hồn còn có thế gian và xác thịt nữa. Satan thích hai chuyện: một là ta không biết gì về nó, hai là nghĩ nó quyền phép quá lớn…"

MỘT DẤU LẠ TRÊN BẦU TRỜI: ÁNH SÁNG PHỤT TẮT
Thánh Faustina được Chúa bảo ghi lại những lời sau đây để chuẩn bị thế giới cho ngày cùng tận: "Trước khi Cha đến như một Quan Án công minh, thì đầu tiên Cha đến như Đức Vua của Tình Thương. Trước ngày công thẳng đến, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện hình bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Đấng Cứu Thế, sẽ phát ra những ánh sáng cả thể, chiếu soi mặt đất, trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận." (số 83)
Những năm này, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa lan ra rất rộng. Trước đây tôi ít để ý tới những lời trên đây vì cho đó chỉ là những lời cảnh cáo có tính cách răn đe mà không có căn cứ rõ. Nhưng khi thấy phong trào càng ngày càng mạnh, và đọc lại lời của ĐGH Gioan Phaolô II trong ngày phong thánh thánh Fuasitna, thì tôi bắt đầu thấy thực sự là nghiêm trọng:
“Một điều rất quan trọng là chúng ta nên công nhận toàn bộ thông điệp đã đến với chúng ta qua Lời của Chúa trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh."
BAO GIỜ BÓNG TỐI BAO TRÙM?
Cách đây mấy năm có người đưa đến nhà thờ mấy hộp nến xin làm phép, nói rằng để đốt trong nhà khi tối trời như lời người ta đồn về ngày cùng tận.Tôi đã nói ngay rằng làm phép để thắp sáng cầu nguyện trong nhà thì được, chứ làm phép kiểu đó chắc tôi không ủng hộ đâu!
Có điều ai cũng nhận thấy ngay là không phải chỉ đợi đến ngày cùng tận mới thấy bóng tối bao trùm, mà nó đang thực sự bao trùm thế giới, len lỏi vào tận nhiều gia đình, khi thấy những tan vỡ, xô xát, thù gthét, nguyền rủa chửi bới... Thứ bóng tối của tà lực này làm sao chỉ thắp nến mà hết!
Cuốn "23 Phút Trong Hỏa Ngục" (23 Minutes in Hell) do Bill Wiese kể lại chỉ nghe không cũng đã thấy dựng tóc gáy. Những hình ảnh vẫn nghe trong Kinh Thánh là có thực: bị bóng tối khủng khiếp đầy đọa củng với những tra tấn, la hét, thù ghét, nguyền rủa, chửi bới... Vậy ra sống trong thù ghét nguyền rủa thì đã là đầy đọa nhau vào bóng tối khủng khiếp rồi.
Điều này thánh Faustina cũng được xem thấy qua thị kiến hỏa ngục sợ hãi tới ngất đi được.  Những gì Bill Wiese tả trong 23 phút trong hỏa ngục cũng giống y như những dòng sau đây do thánh Faustina viết:
“Tôi là một nữ tu, tên Faustina Kowalska, vâng theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, đến tham quan vực thẳm hỏa ngục để tôi có thể tường trình lại cho các linh hồn biết về nơi này và làm chứng nhân cho sự hiện hữu của hỏa ngục… Quỷ dữ đã oán ghét tôi tột cùng, nhưng chúng phải vâng lời tôi vì đó là mệnh lệnh của Chúa. Tất cả những gì tôi viết lại đây chỉ là một bóng mờ ảo so với những điều mà tôi đã được chứng kiến. Tôi nhận thấy một điều: đó là hầu hết những linh hồn đang ở đó đều là những người đã từng không tin là có hỏa ngục.” (Nhật ký số 741)
“Hôm nay, tôi được thiên thần dẫn đi cho nhìn thấy vực thẳm của hỏa ngục. Đây là chốn luyện hình rất đáng ghê sợ; nơi này rộng lớn và tràn ngập những cảnh tượng kinh hoàng! Những loại hình phạt tra tấn mà thôi đã nhìn thấy như:
Hình phạt đầu tiên mà hỏa ngục tạo ra là sự mất Thiên Chúa hoàn toàn.Thứ hai là sự dằn vặt hối hận của lương tâm. Thứ ba là tình trạng của họ vĩnh viễn không thay đổi. Thứ tư là  ngọn lửa sẽ thiêu đốt linh hồn nhưng không tiêu hủy nó. Một sự đau đớn khủng khiếp vì đó là lửa thiêng liêng tinh tuyền, đốt cháy bởi cơn thịnh nộ của Chúa. Hình phạt thứ năm là bóng tối triền miên vây bủa chung quanh và mùi hôi hám ngột ngạt rất kinh tởm, bất chấp bóng tối, quỷ dữ và những linh hồn bị đọa đày vẫn nhìn thấy nhau và thấy tất cả những điều nhơ nhớp, xấu xa của nhau và của chính họ. Hình phạt thứ sáu là Lúc nào quỷ Satan cũng ở kề bên. Hình phạt thứ bảy là Nỗi tuyệt vọng tột cùng, lòng căm hờn Thiên Chúa, họ thốt ra những lời nguyền rủa cực kỳ đê tiện, và phỉ báng.
Đó là những hình phạt đày đọa cực kỳ đau đớn, nhưng đó chưa phải là những nỗi đau đớn tột cùng.
Tôi tưởng mình đã chết: Có những hang động và những vực sâu tra tấn và những nơi mà những hình thức đau đớn cùng cực khác biệt nhau. Nếu không có Thiên Chúa nâng đỡ cho tôi, thì tôi đã chết khi phải đối diện với những hình ảnh tra tấn này.
Không ai có thể khẳng định là không có hỏa ngục: Hãy kể cho những ai phạm tội biết họ sẽ vĩnh viễn chịu sự hành hạ, tra tấn bởi những tội mà họ đã thường xuyên gây ra. Mệnh lệnh của Chúa là muốn tôi viết lại những điều này, để không một linh hồn nào có thể bào chữa và khẳng định là không có hỏa ngục hoặc cho là chưa bao giờ có ai đã đến đó, vì thế không ai có thể tuyên bố đã biết hỏa ngục là như thế nào… Thật là ghê gớm cho những linh hồn phải chịu sự hành hạ đau đớn tại đó! Vì thế, tôi đã cầu nguyện bằng tất cả lòng nhiệt thành để những linh hồn tội lỗi biết ăn năn thống hối. Tôi không ngừng kêu nài lòng thương xót của Chúa đổ tràn trên họ. Lạy Chúa Giêsu, con thà phải chịu trải qua sự đau đớn cho đến ngày tận thế, ngay cả giữa những đau khổ nhất, còn hơn là xúc phạm đến Ngài dù là tội rất nhẹ.” (Nhật Ký số 741)

Ta kêu gọi các con - những ai chưa nhận biết Ta (30/04/2012)


Ta kêu gọi các con - những ai chưa nhận biết Ta (30/04/2012)

Ngày 30 tháng 4 năm 2012 lúc 17:45 chiều
Hỡi ái nữ của Ta, Ta phải giải thích cho những ai tin vào Thiên Chúa nhưng không chịu đến nhà thờ hay cầu nguyện. 

Nhiều người không biết phải cầu nguyện làm sao. Cũng giống như ái nữ của Cha cũng cảm thấy khó khăn một chút.
Cầu nguyện có nghĩa là cầu xin.
Cầu nguyện có nghĩa là nói chuyện.
Cầu nguyện có nghĩa là thể hiện tình mến và tạ ơn.
Nhiều người ngày nay, có thiện chí và tâm hồn quảng đại nhưng không biết cầu nguyện ra sao. Một số người cảm thấy khó khăn và ngượng ngùng.
Một số khác cảm thấy rằng những lời cầu nguyện của họ không được đếm xỉa tới.
Ôi Ta yêu thương những linh hồn đặc biệt này biết bao. Từ xưa đến nay Ta khao khát muốn tỏ cho họ thấy tình yêu sâu sắc của Ta biết bao.
Ta kêu gọi tất cả những ai không biết Ta. Không cần phải sợ Ta. Các con không cần phải làm gì ngoài việc cầu xin Ta đón nhận các con và Ta sẽ đón nhận các con vào trong vòng tay từ ái của Ta.
Hãy để Ta chứng tỏ tình yêu của Ta đối với các con. Hãy thưa chuyện với Ta một cách đơn sơ. Không có gì gây sốc cho Ta cả.
Hãy sẻ chia những lo toan của của các con rồi Ta sẽ ủi an tâm hồn các con. Hãy để Ta giúp các con cảm thấy bình an thật sự.
Hãy xin Ta dàn xếp mọi âu lo dùm cho các con. Ta sẽ chỉ cho các con thấy sự thật để những lo lắng của các con sẽ không còn tệ như các con tưởng nữa.
Làm thế nào để các con biết được là Ta sẽ nghe lời các con cầu xin? Làm thế nào để các con biết chắc là Ta sẽ đáp lời các con?
Hãy ngồi xuống trong thinh lặng và cầu xin Ta giúp các con mở lòng ra với Ta để cầu xin sự trợ giúp của Ta bằng lời cầu nguyện sau đây.
Cầu nguyện (Crusade 50) Xin Chúa Giêsu giúp con biết Chúa là ai
Thân lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết Chúa là ai 
Xin tha thứ cho con vì từ trước đến giờ con không thưa chuyện với Chúa 
Xin giúp con tìm thấy bình an trong cuộc sống này và được tỏ cho thấy
 Sự thật về sự sống đời đời
Xin xoa dịu tâm hồn con
Xin cất đi mọi lo lắng của con
Xin ban cho con sự bình an
Giờ đây xin mở lòng con ra để Chúa có thể  lấp đầy tâm hồn con với tình yêu của Chúa.
Amen.
Nhiều người trong số các các con sẽ không đến với Ta vào thời điểm này. Nhưng điều đó không quan trọng.
Nhưng trong lúc khó khăn, sợ hãi và hoang mang các con sẽ.
Ta hằng ở bên các con mỗi ngày mặc dù các con không nhận ra điều này.

Nhưng sớm thôi các con sẽ nhìn thấy Ta và biết được sự thật về Lời Hứa của Ta là ban cho các con sự sống đời đời trong Suy Nhĩ,  Thể Xác lẫn Linh Hồn.
Ta đang chờ các con cầu xin. Sau đó, Ta sẽ đưa các con đi, khi đúng thời đúng buổi, tới cổng của kỷ nguyên mới của hòa bình và Thiên Đường trên địa cầu này.
Bạn của các con
Chúa Giêsu yêu dấu của các con
HB chuyển dịch từ “The Warning Second Coming

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Video Thánh Lễ Chúa Nhật Mùa Phục Sinh Năm 2012


4/ Video Thánh Lễ Chúa Nhật IV Phục Sinh B 29.4.2012





3/ Video Thánh Lễ Chúa Nhật III Phục Sinh B 22.4.2012

tại nhà thờ Hòa Hưng, hạt Phú Thọ, Sài gòn Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS 


1/ Video Thánh Lễ Chúa Nhật Phục sinh 8.4.2012




Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Mừng Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa ( CN II Phục Sinh 15.4.2012)




Dec 6th 2011 :
Lạy Chúa Cha Toàn Năng, vì cuộc khổ nạn của Chúa Jesus nguyện xin Cha nhân lành xót thương chúng con 
Lạy Chúa Jesus con xin tín thác vào Chúa. Xin cho con được yêu mến Chúa ngày nhiều hơn.
Lạy Chúa Thánh Thần , xin Chúa mau ngự đến. Amen

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Suy niệm lời Chúa- Thứ 5, 6 và 7th Tuần bát nhật Phục Sinh

7/ Suy niệm lời Chúa- Thứ 7 Tuần bát nhật Phục Sinh

Vẫn không tin (14.4.2012 – Thứ bảy trong Tuần Bát nhật Phục sinh)
Lời Chúa: Mc 16, 9-15
Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy. Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”
Suy nim:
Theo các nhà chú giải, sách Tin Mừng Marcô kết thúc ở chương 16, câu 8,
với việc các phụ nữ sợ hãi, chạy trốn, không dám nói gì với các môn đệ.
Sách này cũng không nói đến việc Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các ông.
Kết thúc khác thường này của Marcô làm chúng ta ngày nay chưng hửng.
Cả các Kitô hữu thế kỷ thứ hai cũng bị ngỡ ngàng,
vì vào thời đó họ đã có trong tay các sách Tin Mừng khác.
Các sách này đều kể chuyện các phụ nữ đã đi gặp các môn đệ,
chuyện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các bà trước tiên;
rồi sau đó, Ngài đã hiện ra với các môn đệ
và sai các ông đi loan báo Tin Mừng (Mt 28,19-20; Lc 24, 46-48; Ga 20, 21).
Để giải quyết khó khăn do phần kết của sách Tin Mừng Marcô đặt ra,
một tác giả được ơn linh hứng đã viết thêm phần phụ lục (Mc 16, 9-20),
dựa trên các sách Tin Mừng khác và sách Công vụ Tông đồ.
Năm 1546, phần này đã được Công đồng Trentô nhìn nhận là Lời Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến thái độ không tin của các môn đệ.
Đức Giêsu phục sinh hiện ra trước tiên cho bà Maria Mácđala.
Bà đi báo tin Thầy sống lại cho những môn đệ đang buồn bã khóc lóc,
nhưng họ không tin (cc. 9-11).
Lần thứ hai, Đức Giêsu tỏ mình cho hai môn đệ khi họ trên đường về quê.
Khi hai ông này báo tin cho những môn đệ khác, thì họ cũng không tin (cc. 12-13).
Lần thứ ba, Đức Giêsu đích thân tỏ mình cho nhóm Mười Một.
Ngài khiển trách họ về tội không tin những kẻ đã thấy Ngài phục sinh (c. 14).
Xem ra tin Thầy Giêsu phục sinh không phải là chuyện dễ, ngay cả đối với các môn đệ,
dù họ đã được nghe Thầy báo trước nhiều lần khi còn sống bên Thầy,
dù có những người trong nhóm làm chứng mình đã thấy Thầy sống lại.
Ở lại trong nỗi thất vọng, buồn phiền thì dễ hơn sống lạc quan vui tươi.
Các môn đệ không ra khỏi được nỗi đau do cái chết của Thầy.
Có những nỗi đau làm con người khép kín và khoanh tay bất động.
Nhưng Đức Giêsu phục sinh vẫn không bỏ rơi các học trò cứng cỏi của mình.
Ngài kiên trì chinh phục họ bằng cách đến với họ và dùng bữa.
Ngài đưa họ ra khỏi thế giới nhỏ bé của họ và giao cho họ một sứ mạng lớn lao.
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (c. 15).
Tin Đức Giêsu phục sinh cũng không dễ đối với chúng ta hôm nay.
Nếu thực sự tin vào sự phục sinh ở đời sau, chắc chúng ta sẽ sống khác.
Thanh thoát hơn, nhẹ nhàng hơn, quảng đại hơn, vui tươi hơn...
Nhiều khi chúng ta vẫn loan báo Tin Mừng với vẻ mặt buồn bã,
vẫn nói về đời sau mà lòng còn quá nặng với vinh hoa đời này.
Chỉ mong chúng ta được thực sự phục sinh như Thầy Giêsu,
để làm tròn sứ mạng Thầy trao phó.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa phục sinh,
vì Chúa đã phục sinh
nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.

Vì Chúa đã phục sinh
nên con được tự do bay cao,
không bị nỗi sợ hãi của phận người chi phối,
sợ thất bại, sợ khổ đau,
sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở.

Vì Chúa đã phục sinh
nên con hiểu cái liều của người kitô hữu
là cái liều chín chắn và có cơ sở.
Cái liều của những nữ tu phục vụ ở trại phong.
Cái liều của cha Kolbê chết thay cho người khác.
Cái liều của bậc cha ông đã hiến mình vì Đạo.

Sự Phục Sinh của Chúa là một lời mời gọi
mang một sức thu hút mãnh liệt
khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời:
nhìn tất cả từ trên cao
để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.

Sự Phục Sinh của Chúa
giúp con dám sống tận tình hơn
với Chúa và với mọi người.

Và con hiểu mình chẳng mất gì,
nhưng lại được tất cả. 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ


_____________________

6/ Suy niệm lời Chúa- Thứ 6 Tuần bát nhật Phục Sinh
Chúa đó (13.4.2012 – Thứ sáu trong Tuần Bát nhật Phục sinh)
Lời Chúa: Ga 21, 1-14
Khi ấy, Ðức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Ðiđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Ðức Giêsu. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến nói với Phêrô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước. Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Ðức Giêsu bảo các ông: “Ðem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Ðức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Ðức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Ðó là lần thứ ba Ðức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Suy nim:
Bảy môn đệ trở về với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
“Tôi đi đánh cá đây.”
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
“Chúng tôi cùng đi với anh.”
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
“Không có Thầy anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông và nói: “Anh em đến mà ăn” (c.12).
Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời thường,
giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng.
Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ.
Ngài vẫn nhẹ nhàng chạm đến nỗi đau của ta: “Các con không có gì ăn ư?”
Ngài vẫn mời ta bắt đầu lại dù mệt nhọc và thất vọng:
“Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.”
Chúa phục sinh quyền năng vẫn phục vụ như xưa.
Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay bây giờ nhen lửa và nướng cá.
Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly
bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.
Hãy nếm bầu khí huynh đệ của buổi sáng hôm ấy bên bờ hồ.
Các môn đệ ngồi vòng tròn quanh Thầy xưa.
Họ hết mệt, hết đói vì có cá và bánh.
Họ được hong ấm nhờ lửa than hồng, và nhất là nhờ được gần Thầy.
Hôm nay tôi cũng được mời sống cho người khác như Đấng phục sinh.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.

Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.

Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.

Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.

Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

____________________________________

5/  Suy niệm lời Chúa- Thứ 5 Tuần bát nhật Phục Sinh

Anh em là chứng nhân (12.4.2012 – Thứ năm trong Tuần Bát nhật Phục sinh)

Anh em là chứng nhân 
Lời Chúa: Lc 24, 35-48
Hai môn đệ từ Emmau trở về, thuật lại cho Nhóm Mười Một và các bạn hữu những việc đã xảy ra dọc đường và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.”
Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này”.
Suy nim:
Sợ ma không phải chỉ là chuyện của trẻ con.
Cả người lớn như các tông đồ cũng sợ ma.
Có lần Ðức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ,
nhưng họ kinh hoàng tưởng Thầy là ma.
Khi Ðức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ,
họ cũng hoảng hốt tưởng là thấy ma.
Ðấng sống lại đã kiên nhẫn làm hết cách
để đưa các môn đệ ra khỏi nỗi ám ảnh kinh khủng.
Ngài mời họ xem và đụng đến tay chân Ngài
để thấy Ngài là người bằng xương bằng thịt.
Ngài còn ăn một miếng cá nướng
để cho họ thấy Ngài không phải là một bóng ma.
Khi các môn đệ yếu đức tin,
họ coi Ðức Giêsu phục sinh chỉ là bóng ma.
Nhưng khi đức tin của họ được củng cố,
họ mới thấy Ngài có thực.
Lắm khi chúng ta vẫn tưởng Chúa là bóng ma đe dọa,
vì Chúa đến gặp ta một cách quá bất ngờ,
giữa lúc con thuyền đời ta chòng chành vì gió ngược,
hay lúc căn nhà lòng ta khép kín vì nỗi buồn đau.
Chúa vẫn đến lúc ta tưởng Ngài không thể đến.
Ngài mời gọi ta làm chứng nhân cho Ngài.
Kitô hữu là chứng nhân của niềm hy vọng.
Ðức Giêsu bị đóng đinh đã sống lại ra khỏi mồ.
Bạo lực, bất công, dối trá, hận thù bị thảm bại.
Quyền lực của bóng tối chỉ là tạm thời.
Chiến thắng cuối cùng thuộc về Tình Yêu và Ánh Sáng.
Bởi thế người Kitô hữu vẫn hy vọng không ngơi
ngay giữa lúc sự dữ có vẻ thắng thế.
Kitô hữu là chứng nhân của sự sống.
Thế giới hôm nay bị mê hoặc bởi sự chết.
Những cuộc chiến tranh, xung đột, ám sát, bạo động.
Những loại ma tuý khiến người ta chết không ra người.
Những vụ phá thai quá dễ dàng nơi các cô gái trẻ.
Những vụ tự tử chỉ vì những lý do không đâu.
Kitô hữu phải làm cho sự sống có mặt,
và hấp dẫn gấp ngàn lần sự chết.
Họ phải là nguồn sống dồi dào,
sống đơn sơ, thanh bạch, nhưng hạnh phúc.
Kitô hữu là chứng nhân của niềm vui.
Bao trẻ thơ buồn vì thiếu thầy cô, thiếu trường học.
Bao bệnh nhân ở xa thành phố, cần đến thầy thuốc.
Bao người nghèo khổ sống trong nỗi muộn phiền.
Nếu chúng ta thực sự có niềm vui của Chúa,
nếu chúng ta đã ra khỏi nỗi âu lo về mình,
chắc chúng ta sẽ ra đi công bố Tin Mừng Phục Sinh,
bằng việc đem lại nụ cười cho những người bất hạnh.
Chuyện Ðức Giêsu phục sinh là chuyện khó tin.
Nhưng nếu chúng ta sống quên mình phục vụ
thì người ta có thể gặp đươc Ðấng đang sống.
Cầu nguyn:
Giữa một thế giới
chạy theo tiện nghi, hưởng thụ,
xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.

Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho con đừng thu tích của cải.

Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,
xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.

Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho con biết xây lại niềm tin.

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con cảm được
cơn đói đang giày vò bao người,
xin cho con nghe được lời mời của Chúa:
“Các con hãy cho họ ăn đi.”

Ước gì chúng con dám trao
tất cả những gì chúng con có cho Chúa,
để Chúa trao tất cả những gì Chúa có
cho chúng con và cho cả nhân loại.

 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Suy niệm Tin Mừng thứ tư Tuần bát nhật Phục Sinh 2012

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ BÁT NHẬT PHỤC SINH NĂM B
LỜI CHÚA: Lc 24, 13 – 35
sachthanh0.gif(13) Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi chặng.(14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.(17) Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
(18) Một trong hai người tên là Colêôpát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay". (19) Ðức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22)Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy".
(25) Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! (28) Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?" (27)Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
(28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa.(29) Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Bấy giờ Người vào ở lại với họ. (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?".
(33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. (34) Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon". (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
SUY NIỆM
Thời đại chúng ta đang sống, có nhiều vấn đề làm cho con người hoang mang khủng hoảng: nào là động đất, lụt lội, bão táp, bệnh tật hiểm nguy. Con người còn bị khủng hoảng thiếu tình người, tài nguyên thì phong phú mà con người vẫn chết đói. Thế giới văn minh nhưng nhân bản bị chà đạp trầm trọng, buôn bán phụ nữ phục vụ cho công nghệ tình dục. Tệ hại hơn nữa là khủng hoảng về luân lý đạo đức. Con người loay hoay, nổ lực tìm lối thoát nhưng vô hiệu, làm nhiều phương cách mà không có tác dụng, khoa học tinh vi mà vẫn thất bại. Với bài phúc âm hôm nay, đưa ta nghĩ đến sự khủng hoảng của hai môn đệ về làng Emmau, họ mất niềm tin, sống hoang mang lo lắng về ngày mai, nhưng các ông đã được giải thoát, chỉ có phương cách đó là hữu hiệu. Chúng ta hãy lao mình vào phương cách linh hiệu ấy.
Sau thảm kịch thập giá của Đức Kitô, các môn đệ buồn sầu thất vọng và khủng hoảng. Niềm hi vọng về một cuộc giải phóng Israel chưa được thực hiện như họ nghĩ và họ muốn, mà Thầy đã chết. Họ không còn chút hi vọng nào, vì đã ba ngày mà Thiên Chúa không can thiệp để cứu giúp Ngài, vì họ xem Ngài là một ngôn sứ. Họ trở về quê Emmau với công việc trước đây của mình, để xây dựng cuộc sống tương lai. Đang khi họ buồn sầu bàn luận với nhau về cuộc tử nạn của Đức Giêsu, thì Ngài đến cùng đồng hành với họ, nhưng họ không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài bắt chuyện và hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau chuyện gì vậy?”. Một người trong họ đáp: “Chắc ông là người duy nhất ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện xảy đã ra trong thành mấy bữa nay”. Chúa Giêsu hỏi “chuyện gì vậy?”. Họ trình bày về ông Giêsu là một ngôn sứ người Nazareth, đầy uy thế trong việc làm và lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân, thế mà các thượng tế và thủ lãnh Israel đã nộp Người, để Người bị án tử hình và đóng đinh vào thập giá. Có mấy phụ nữ ra mồ không thấy xác Ngài và họ nói có Thiên Thần hiện ra bảo họ “ Ngài vẫn sống” một vài anh trong chúng tôi cũng ra mộ và thấy mọi sự như các phụ nữ đã nói, nhưng họ không thấy Ngài. Chúa Giêsu nhắc lại lời Người đã loan báo trước đây về số phận Đấng Cứu Thế “Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các trưởng lão và các văn sĩ chê chối, sẽ bị giết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại” ( Lc 9, 22; Lc 17, 25 ). Ngài nhắc đến ông Maisen và lời các tiên tri làm thành những phần chính yếu trong kinh thánh thường được đọc ở Hội đường, đặc biệt là ( Is 53 ) nói về người tôi tớ đau khổ để làm chứng cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Ngài dần dần soi lòng mở trí cho hai ông, để hai ông ngộ được các biến cố, giúp hai ông khám phá Mầu Nhiệm Vượt Qua. Ánh sáng dần dần tỏ rạng trong tâm trí của hai ông và một ngọn lửa nội tâm sưởi ấm tâm hồn hai ông , như họ đã xác nhận “lòng họ rạo rực lên”. Đức Giêsu đã thắp sáng lại niềm tin của họ. Tiếp đến, họ mời Chúa Giêsu ở lại với họ khi Ngài giả vờ Ngài còn đi xa hơn nữa. Đây là cử chỉ có tính cách đề nghị và mời gọi hai môn đệ đón nhận Ngài. Chúa Giêsu đáp lại lời mời gọi của họ bằng việc bẻ bánh ra và mạc khải con người của Ngài “Ngài cầm lấy bánh dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ” Chúa Giêsu diễn lại bữa tiệc ly, thiếp lập bàn tiệc Thánh Thể. Đoạn Ngài biến mất và họ đã nhận ra Ngài, ngay lúc đó họ được biến đổi từ thất vọng đến hi vọng, họ chỗi dậy trở về Giêrusalem với anh em để báo tin cho họ: Chúa Giêsu đã sống lại thật rồi, và các tông đồ cùng thuật chuyện Chúa đã hiện ra với Phêrô, vị thủ lãnh các tông đồ.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện của Chúa trong Thánh Kinh và Thánh Thể. Ngài hiện diện cách vô hình chúng ta chỉ nhận ra Ngài bằng đức tin. Chúa Giêsu luôn hiện diện với chúng ta trong cuộc lữ hành về quê trời, chúng ta phải biết lắng nghe lời Chúa, học hỏi, suy niệm Kinh Thánh, để lòng chúng ta được sưởi ấm, mắt đức tin chúng ta mở ra để nhận ra Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và thể hiện niềm tin bằng việc đi đến với anh chị em của mình. Chúng ta cần tin tưởng vào Chúa, cả lúc chúng ta thất vọng chán nản. Chúng ta cũng có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa để đón nhận giáo huấn của Ngài qua các dấu chỉ nơi những người cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta siêng năng học hỏi, đọc và suy niệm lời Chúa, để củng cố đức tin và sưởi ấm tâm hồn chúng ta thêm sốt sắng đạo đức, thêm lòng khao khát gặp gỡ Chúa trong các việc đạo đức, và chúng ta trở nên những tông đồ loan báo tin mừng phục sinh cho người khác.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được gặp Chúa phục sinh, nhất là khi chúng con buồn phiền thất vọng, và biết đem Chúa phục sinh đến cho những người khủng hoảng, thất vọng mất niềm tin vào Chúa phục sinh, cách riêng qua Thánh Kinh và Thánh Thể để chúng con luôn sống trong niềm tin và hi vọng vào Chúa phục sinh.
Nt. M. Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP