Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Thừa Tác Viên Thánh Thể

46. Với tình trạng thiếu vắng Linh Mục như hiện nay tại một số quốc gia, thì liệu có nên thay thế giáo dân vào trong những trường hợp đặc biệt đó không?
Thưa, không có người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ có thể thay thế chức vụ Tư Tế Linh Mục được. Nếu cộng đoàn đó thiếu vắng Linh Mục, thì giáo dân không thể nào tự động thực hiện vai trò của vị Linh Mục được (xem thêm Đoạn 146 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 900 Mục 1 có trong CIC). 

47. Các thừa tác viên Thánh Thể có phải được gọi là "Ministers of the Eucharist" hay "Eucharistic Ministers" không?
Thưa, không. 

Người giáo dân nào thực hiện việc phân phát Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn - sau khi đã được vị Linh Mục đào tạo và giáo huấn rất kỹ càng - được gọi là thừa tác viên Thánh Thể, hay tiếng Anh gọi là "extraordinary minister of the Holy Communion," chứ không phải là "special minister of Holy Communion," hay "extraordinary minister of the Eucharist."

Còn "Ministers of the Eucharist" hay "Eucharistic Ministers" (tức Thánh Chức Thánh Thể) chỉ được dùng cho các vị Linh Mục mà thôi - những vị "thực hiện việc Hy Tế của Phép Thánh Thể nhân danh Chúa Kitô, Vị Tư Tế Đích Thực và Duy Nhất của cả Giáo Hội" (xem thêm Đoạn 154 và 156 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 900 Mục 1 có trong CIC). 

Suy cho cùng, cụm từ "Eucharistic Minister" chính là một cách định nghĩa không chính xác được dùng trong Giáo Hội, nhất là khi việc dùng đến những người giáo dân trong vai trò là các thừa tác viên Thánh Thể một cách lạm dụng và sai trái (xem thêm Mục Số 10 có trong Inaestimabile Donum).

48. Thế người giáo dân nào có thể trở thành thừa tác viên Thánh Thể? Có đúng là phải có một nghi lễ đặc biệt trong Phụng Vụ để công nhận những người giáo dân vào chức vị thừa tác viên Thánh Thể không?
Thưa, nói đúng ra, người giáo dân đó phải có sự cho phép của vị Giám Mục địa phận, rồi mới được phép trở thành thừa tác viên Thánh Thể. Và dĩ nhiên, người giáo dân đó phải có đời sống đạo và đức hạnh trỗi vượt mới xứng đáng trở thành thừa tác viên Thánh Thể. Việc bổ nhiệm hay chỉ định này của vị Giám Mục địa phận không cần phải được thực hiện dưới dạng của Phụng Vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thì vị Linh Mục được phép để chỉ định ra ai xứng đáng trở thành thừa tác viên Thánh Thể (xem thêm Đoạn 155 của Redemptionis Sacramentum).

49. Thế các thừa tác viên Thánh Thể này được sử dụng đến khi nào? Tôi thấy thậm chí trong Thánh Lễ, có những vị Linh Mục cùng đồng tế, hay các vị Linh Mục Phó Xứ lại không ra cho giáo dân Rước Lễ mà để cho các thừa tác viên Thánh Thể này phân phát Mình Thánh Chúa, như vậy có đúng không?
Thưa, thừa tác viên Thánh Thể chỉ được dùng đến khi thiếu vắng các Linh Mục hay các Phó Tế để cho giáo dân Rước Lễ mà thôi. 

Còn nếu các Linh Mục cùng đồng tế, hay các vị Linh Mục Phó Xứ có hiện diện, nhưng vì tuổi cao sức yếu hay tật bệnh, thì khi đó mới dùng đến thừa tác viên Thánh Thể. Còn ngược lại, thì không cần dùng đến các thừa tác viên Thánh Thể.

Còn những vị Linh Mục đồng tế, và các vị Linh Mục Phó Xứ có đó mà không đứng lên hay ra để cho giáo dân Rước Lễ, thì đó chính là hình thức phạm tội, vì chây lười, và coi thường Mình Thánh Chúa (xem thêm Đoạn 157-158 của Redemptionis Sacramentum). 

50. Việc dùng đến các giáo dân trong vai trò là thừa tác viên Thánh Thể hiện đang phổ biến rất rộng trong Giáo Phận của tôi. Điều này có đúng không?
Thưa, hãy để cho chính các vị Giám Mục địa phận tự xem xét lại cách thực hành cẩu thả này, nhất là trong những năm gần đây, vì đây chính là một sự lạm dụng đang có tính lan tràn mạnh, thêm vào đó, theo sự chú ý và dõi theo của riêng người viết khi đi tham dự Thánh Lễ, người viết nhận thấy có không ít những vị thừa tác viên Thánh Thể này có đời sống đạo hạnh bất chính, tham dự Thánh Lễ trễ, hay nói chuyện trong Thánh Lễ, vân vân.. .thế mà vẫn dám tiến lên bàn thờ để thi hành nhiệm vụ thừa tác viên Thánh Thể của họ.

Vị Giám Mục địa phận trong trường hợp này phải đưa ra những chuẩn tắc đặc biệt để quy định xem trong cung cách nào mà chức năng thừa tác viên Thánh Thể được thi hành theo đúng với luật lệ và truyền thống lâu đời của Giáo Hội, vì việc cho giáo dân Rước Lễ là nhiệm vụ của các Linh Mục và Phó Tế mà thôi (xem thêm Đoạn 160 của Redemptionis Sacramentum) chứ không phải của các thừa tác viên Thánh Thể. 

51. Tôi thường thấy có một số thừa tác viên Thánh Thể tự động cho phép mình Rước Lễ. Điều này có đúng không?
Thưa, điều này hoàn toàn sai trái.

Bất kỳ người giáo dân nào, trong bất kỳ vai trò nào, kể cả là nữ tu hay nam tu sĩ hay là thừa tác viên Thánh Thể, cũng đều không có quyền để tự cho phép mình Rước Lễ, hay tự động ngang nhiên tiến lên Bàn Thánh, lấy Mình và Máu Thánh Chúa ngay từ Chén Thánh, và Chén Rượu Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trắng trợn đến Phép Thánh Thể, và người giáo dân nào làm việc này đều phạm Tội Trọng.

Chỉ có vị Linnh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục đồng tế mới có quyền làm điều này, và tất cả mọi người giáo dân đều phải đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa từ chính vị Linh Mục chủ tế đó (xem thêm Mục Số 9 có trong Inaestimabile Donum).

52. Nếu vị Linh Mục vắng mặt, thì tại giáo xứ của tôi thỉnh thoảng có một việc phụng tự khác thay thế vào những ngày Chủ Nhật do chính các vì trợ tá về mục vụ của Linh Mục đó trực tiếp hướng dẫn và chủ trì. Điều này có được phép không?
Thưa, điều cần thiết là nên tránh bất kỳ sự mơ hồ nào giữa kiểu quy tụ này và việc cử hành Phép Thánh Thể. Các vị Giám Mục địa phận phải hết sức cẩn thận để suy xét xem là có nên để cho Mình Thánh Chúa được phân phát trong những kiểu quy tụ như thế này không.

Việc quy tụ này không nên do một người giáo dân nào đó chủ trì và tự trực tiếp hướng dẫn, mà phải đợi cho đến khi có vị Linh Mục hay vị Phó Tế (xem thêm Đoạn 165 của Redemptionis Sacramentum).

53. Giáo xứ của tôi có phân phát Mình Thánh Chúa (communion services) vào những ngày thường nếu như vị Linh Mục đi vắng. Điều này có được phép không?
Thưa, đặc biệt nếu Mình Thánh Chúa được phân phát trong những dịp quy tụ như thế này, thì chỉ có vị Giám Mục giáo phận mới có đủ quyền hành để quyết định về chuyện này, và vị Giám Mục đó không nên cho phép việc này được xảy ra một cách quá dễ dàng như vậy, đặc biệt là vào Chủ Nhật trước đó đã có Thánh Lễ rồi. Các vị Linh Mục do đó được khẩn thiết yêu cầu là phải bằng mọi cách cử hành Thánh Lễ mỗi ngày cho giáo dân tại một trong những Nhà Thờ nào đó mà vị ấy có trách nhiệm coi sóc đàn chiên (xem thêm Đoạn 166 của Redemptionis Sacramentum).

54. Giáo xứ của tôi có một vị là cựu Linh Mục, người thỉnh thoảng đóng nhiều vai trò khác nhau trong Thánh Lễ, chẳng hạn như đọc các Bài Đọc. Một số người phân vân tự hỏi là liệu Ông này có thể cử hành Thánh Lễ hay lắng nghe giải tội không nếu như vị Linh Mục chính thức của giáo xứ vắng mặt. Thì Giáo Hội nói gì về điều này?
Thưa, "một vị vốn đã mất đi chức thánh theo đúng luật lệ của Giáo Hội thì hoàn toàn bị cấm khỏi việc thực thi quyền hạn Linh Mục của mình." Do đó, ông ta không được phép hành động như là một vị Linh Mục (Điều 1335 trong CIC). 

Những người thuộc vào loại này không được phép giảng hay thực hiện việc cử hành Hy Tế Thánh cả (xem thêm Đoạn 168 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 292 có trong CIC).

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, nghĩa là một giáo dân trong cộng đoàn tự dưng lâm vào cảnh hấp hối, sắp qua đời, thì một vị cựu Linh Mục có thể cử hành các phép Bí Tích cho người sắp hấp hối đó. Và mặc dầu, Ông này không có đủ thẩm quyền để lắng nghe giải tội, nhưng Ông ta vẫn có thể tha thứ bất kỳ tội lỗi nào mà người sắp hấp hối đó phạm phải, thậm chí ngay cả khi có sự hiện diện của vị Linh Mục chính thức nữa (xem thêm Đoạn 976 có trong CIC).


Link: http://www.cdmetuchen.org

Việc Gìn Giữ Phép Thánh Thể

Trích từ vietcatholic.net
41. Nhà Tạm nên được đặt ở đâu?
Thưa, Nhà Tạm nên được đặt ngay bên trong Nhà Thờ, tại một chổ xứng đáng, cao cả, dễ nhìn thấy được bởi tất cả những người tín hữu, và rất thích hợp cho việc cầu nguyện (xem thêm Đoạn 130 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 314 có trong GIRM). 

Nhà Tạm không nên được đặt tại một nơi hoàn toàn cách xa Nhà Thờ, hay tại một địa điểm khác trong khuôn viên của giáo xứ (xem thêm Đoạn 315 có trong GIRM). 

42. Một người đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh, thì người ấy nên đi thẳng tới nhà của người bệnh ngay sau khi người ấy nhận lấy Mình Thánh Chúa từ tay của vị Chủ Tế, hay là người ấy có thể làm những chuyện khác trước đã, rồi hẳn tới nhà của bệnh nhân sau đó?
Thưa, chỉ có vị Linh Mục, Phó Tế hay vị thừa tác viên Thánh Thể mới có thể đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh. Thừa tác viên Thánh Thể chỉ có thể đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh trong trường hợp vị Linh Mục hay Phó Tế vắng mặt và không thể làm được chuyện đó mà thôi, và sau khi lấy Mình Thánh Chúa, thừa tác viên Thánh Thể phải trực tiếp đến thẳng nhà bệnh nhân ngay, chứ không được đi lang thang đây đó để làm những chuyện riêng tư khác, rồi mới đến nhà của bệnh nhân sau, vì rằng người đó đang cầm trong tay chính Mình Thánh của Chúa, và hành động "cà kê dê ngỗng" đó chỉ làm tổn thương đến Mình Thánh Chúa và coi thường đến Mình Thánh Chúa mà thôi, và hành động này được xem như là Tội Trọng (xem thêm Đoạn 133 của Redemptionis Sacramentum). 

43. Vị Giám Mục địa phận nên làm gì đối với việc tôn kính Phép Thánh Thể?
Thưa, vị Giám Mục địa phận nên tích cực cổ võ việc chầu Thánh Thể, cho dẫu trong khoảng thời gian ngắn hay lâu dài liên tục nào đó, cùng với sự tham dự của giáo dân. Trong những năm gần đây, tại rất nhiều nơi "việc Chầu Thánh Thể chính là lối thực hành rất quan trọng mỗi ngày, và từ đó trở thành một nguồn của ơn nên thánh rất phong phú và dồi dào," mặc dầu cũng có rất nhiều chổ mà vị Giám Mục địa phận đã tỏ ra "quá thờ ơ và nguội lạnh trước việc cổ võ về chầu Thánh Thể 24 tiếng trong 1 ngày và 7 ngày trong 1 tuần," sự lãnh đạm và thờ ơ này cần phải tránh càng sớm chừng nào càng tốt chừng nấy (xem thêm Đoạn 136 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 10 có trong Ecclesia de Eucharista). 

Tại Hoa Kỳ, hầu như tại Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận nào cũng đều có ít nhất trên 4 hay 5 giáo xứ có Chầu Thánh Thể 24 tiếng đồng hồ / ngày và 7 ngày trong tuần.

Riêng tại Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, Giáo Xứ Tân Định ở Quận I là có Chầu Thánh Thể liên tục như tại Hoa Kỳ và đã có rất nhiều ơn ích thánh thiện được ban xuống cho Giáo Xứ này - một Giáo Xứ đầu tiên trong cả Giáo Hội Việt Nam có Chầu Thánh Thể 24 tiếng trong ngày và 7 ngày trong tuần.

44. Có được phép Lần Chuổi Mân Côi trước Phép Thánh Thể không? Cha sở của tôi nói rằng không nên làm chuyện đó vì sẽ chia trí và làm ảnh hưởng đến việc tôn thờ Chúa Giêsu.
Thưa, trước Phép Thánh Thể, việc lần hạt Mân Côi, là điều rất đáng được ngợi khen "vì sự đơn giản và tính tôn kính cao độ," của Kinh Mân Côi dành cho Thiên Chúa đang ngự trong Phép Thánh Thể, và đó không phải là chuyện bị cấm cả. Kinh Mân Côi chính là sự suy niệm về các mầu nhiệm có liên quan đến cuộc đời của Chúa Kitô - Đấng Cứu Thế và là Đấng Chủ Thể của cả trời lẫn đất, Đấng thực hiện công cuộc cứu chuộc của Chúa Cha (xem thêm Đoạn 137 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 2 có trong Rosarium Virginis Mariae).

45. Việc Chầu Thánh Thể liên tục có nên được thực hiện ở khắp mọi nơi không?
Thưa, ít ra tại các thành phố và thị trấn lớn, vị Giám Mục địa phân nên dành ra một nơi trong giáo phận có việc chầu Thánh Thể liên tục. Thánh Lễ nên được cử hành thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày, và Mình Thánh được đặt trong Nhà Tạm để mọi người Chầu Thánh Thể, phải được thánh hóa rồi ngay trong Thánh Lễ, để tất cả mọi người đến chầu Phép Thánh Thể (xem thêm Đoạn 140 của Redemptionis Sacramentum).

Link : http://www.cdmetuchen.org

Bánh Lễ làm bằng gì?

Trích từ vietcatholic.net
13. Giáo xứ của tôi thỉnh thoảng dùng đến bánh mì trong Thánh Lễ vốn có tố chất hay kết cấu lạ kỳ. Thế loại bánh nào mới được cho phép sử dụng trong Thánh Lễ?
Thưa, loại bánh được sử dụng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể Cực Thánh phải là bánh không men, thuần tuý là bột mì (wheat), và vừa mới làm ra để tránh tình trạng bánh bị phân hủy hay mục rữa (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).
14. Thế nếu các thành phần khác được dùng đến thì sao? Hay nếu chỉ có một phần nhỏ các thành phần khác được thêm vào mà thôi, để cho chất liệu vẫn có thể được xem là bánh theo ý kiến của đại đa số người?
Thưa, bánh được làm từ các chất liệu khác, thậm chí nếu chất liệu đó là hạt gạo hay ngũ cốc (grain), hoặc nếu nó được trộn lẫn với một chất liệu hoàn toàn khác hẳn so với cây lúa mì tới một mức độ nào đó, vốn không thể nào cho đó là bánh mì làm từ hạt lúa mì, thì loại bánh đó không chứa đủ các thành chất để được pha chế trở thành Sự Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể được (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum).
15. Thế còn các gia vị với số lượng rất nhỏ, như mật ong, chẳng hạn thì sao? Thêm vào đó, xin hỏi có phải ai nấy cũng đều có thể làm bánh Thánh (the Host) cho giáo xứ của họ đúng không?
Thưa, sẽ là một sự lạm dụng trầm trọng và trắng trợn khi thêm vào các gia vị khác như: trái cây, đường, hay mật ong, vân vân... vào trong bánh để được thánh hóa trở thành Mình Thánh Chúa. Bánh Thánh hiển nhiên phải được làm ra bởi những người không những được xem là những người thành thật nhất trong xứ đạo, mà còn có khả năng trổi vượt trong việc làm Bánh Thánh với những dụ cụ thích hợp (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum)

------
Bánh Lễ làm bằng gì? loại bánh được sử dụng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể Cực Thánh phải là bánh không men, thuần tuý là bột mì (wheat),

Link: 
http://www.cdmetuchen.org

Một số câu hỏi về việc Rước Lễ

32. Đôi lúc có những người mà tôi biết được họ không phải là Công Giáo đã lên Rước Lễ. Cha sở của tôi cũng thừa biết họ không phải là Công Giáo, thế nhưng lại trả lời rằng: "không phải là công việc của ngài khi kiểm tra Thẻ Nhân Dạng (I.D.) của họ" trước khi cho Rước Lễ. Thì liệu Giáo Hội nói gì về điều này?
Thưa, khi Thánh Lễ được cử hành cho một đám đông, chẳng hạn tại các thành phố lớn - thì phải chú ý rõ ràng về ai không phải là những người Kitô Giáo, và ai không phải là những người Công Giáo khi họ tiến lên để Rước Lễ, mà không hề ngó ngàng hay chú ý gì cả đến những giảng dạy của Giáo Hội trong những vấn đề có liên quan đến tính học thuyết và kỷ luật. 

Trách nhiệm của các Cha Sở hay của vị Linh Mục chủ tế là phải thông báo trước cho những ai đang hiện diện trong Thánh Lễ, về tính đích thực và tính kỷ luật vốn phải được tuân thủ một cách rất chặt chẽ và nghiêm khắt, để tránh việc coi thường đến Mình Thánh Chúa, bằng cách cho những ai không phải là Công Giáo, được Rước Lễ (xem thêm Đoạn 84 của Redemptionis Sacramentum). 

Trách nhiệm của những ông trùm hay những người chỉ chổ ngồi cho giáo dân nên được thể hiện trong việc giúp vị Linh Mục chủ tế ngăn ngừa những người không phải là Công Giáo, tiến lên hàng Rước Lễ. 

Ở Hoa Kỳ, những người nào vốn không phải là Công Giáo, vẫn có thể xếp hàng theo đoàn người lên Rước Lễ - trong những trường hợp rất hạn chế và theo đúng giáo luật mà thôi - để lên nhận ơn chúc lành từ vị Linh Mục chủ tế, bằng cách để chéo hai tay trên đôi vai.

33. Những em mới Rước Lễ Lần Đầu có được phép lên Rước Lễ trước khi các em đi xưng tội lần đầu không? Trong giáo xứ của tôi, có những em chỉ biết chút ít về đức tin của các em, thế mà được Rước Lễ lần đầu, trong khi đó có những em biết về đức tin nhiều hơn lại không được cho phép Rước Lễ lần đầu chỉ vì các em chưa đến tuổi.
Thưa, việc Rước Lễ lần đầu của các trẻ em phải được bắt đầu trước bằng bí tích xưng tội và giải tội lần đầu trước đã. Hơn nữa, chỉ có vị Linh Mục mới chủ tế Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu của các em mà thôi, và điều này phải được diễn ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ.

"Các trẻ em nào chưa đến tuổi hiểu biết," hay vị Linh Mục giáo xứ "quyết định là các em chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ" thì các em đó không nên xếp hàng lên Rước Lễ, hay được chọn để được Rước Lễ và Xưng Tội lần đầu (xem thêm Đoạn 87 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 914 có trong CIC).

34. Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa không?
Thưa, "người giáo dân nên đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống hay đứng, theo quy định hiện tại của Hội Đồng Giám Mục tại đất nước đó," chỉ với sự nhìn nhận, cho phép hay chấp thuận của Tòa Thánh mà thôi. 

Tuy nhiên, "nếu người giáo dân đón nhận Mình Thánh Chúa trong tư thế đứng, thì trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, thì người đó nên cung kính cuối đầu chào, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, như đã được quy định bởi các chuẩn tắc" (xem thêm Đoạn 90 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 160 có trong Institutio Generalis Missalis Romani).

35. Cha sở của tôi đã từ chối việc cho phép tôi đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hết sức xấu hổ như vậy trong suốt cả cuộc đời tôi. Vậy xin hỏi hành động đó là đúng hay sai?
Thưa, hành động đó là hoàn toàn sai, và ngược lại với Phụng Vụ Thánh, vì vị Linh Mục không có quyền từ chối việc cho Rước Lễ bởi những người tín hữu nào biết tôn kính Phép Thánh Thể bằng cách quỳ xuống để đón nhận Mình Thánh Chúa vào trong cung lòng của mình (xem thêm Đoạn 91 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 843 có trong CIC).

36. Liệu vị Linh Mục có được phép hay bắt buộc người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay không?
Thưa, việc Rước Lễ bằng tay chỉ được phép diễn ra nếu như Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, có trình bày điều này lên cho Tòa Thánh, và được Tòa Thánh chính thức chấp thuận hay cho phép, bằng văn bản trả lời chính thức, thì điều này mới được phép diễn ra. Vị Linh Mục không có quyền áp đặt người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay (xem thêm Đoạn 92 của Redemptionis Sacramentum). 

37. Vị Linh Mục chủ tế nên lãnh nhận Mình Thánh Chúa trước hay sau cộng đoàn tín hữu? Một vị Linh Mục trong giáo xứ của tôi cứ nhất quyết lãnh nhận Mình Thánh Chúa sau khi cả cộng đoàn đã Rước Lễ rồi để xem đó như là "một dấu chỉ của việc phục vụ đàn chiên." Thì hỏi điều này có đúng không?
Thưa, điều đó hoàn toàn không đúng và đi ngược lại với Phụng Vụ Thánh. Vị Linh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục cùng đồng tế khác phải lãnh nhận Phép Thánh Thể trước khi phân phát Phép Thánh Thể cho giáo dân (xem thêm Đoạn 97 của Redemptionis Sacramentum). 

38. Việc đón nhận cả Mình và Máu Thánh Chúa có nên tự động ban cho các tín hữu, hay là có một số trường hợp nào đó để người giáo dân chỉ có thể đón nhận Mình Thánh Chúa không thôi?
Thưa, người giáo dân không được phép đúng tới Chén Thánh (chalice) để uống vào Máu Thánh Chúa trong trường hợp có số tín hữu tham dự Thánh Lễ quá đông (xem thêm Đoạn 102 của Redemptionis Sacramentum; và Đoạn 285 Mục a có trong GIRM). 

39. Thế nếu có quá nhiều tín hữu hiện diện nếu như một Chén Thánh duy nhất được sử dụng đến thì sao?
Thưa, nếu một Chén Thánh không đủ để cho Phép Thánh Thể được phân phát dưới cả hai dạng Mình và Máu Thánh Chúa cho cả các vị Linh Mục đang cùng đồng tế và cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô thì không có lý do gì mà vị Linh Mục chủ tế lại không dùng đến các Chén Thánh khác. Vì điều mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: tất cả các vị Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh Lễ phải đón nhận Phép Thánh Thể dưới cả hai dạng: Mình và Máu Thánh Chúa. Việc làm này chỉ được thực hiện bởi vị Linh Mục mà thôi, chứ không phải giáo dân trong tư cách là thừa tác viên Thánh Thể.

Việc đổ Máu của Chúa Kitô sau khi đã thánh hóa từ Ly Thánh này sang Ly Thánh khác là điều cần phải được tránh hoàn toàn, vì sợ rằng sẽ tổn thương đến Mầu Nhiệm Thánh nếu như còn sót lại một vài giọt Máu nào nhỏ nhất đi chăng nữa. Cũng không được phép dùng các bình, lọ hay hũ, các tô, hay các chậu nào đó để chứa Máu Thánh Chúa, vì điều này hoàn toàn trái ngược với các chuẩn tắc đã được quy định rất rõ trong các Sách Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 105 và 106 của Redemptionis Sacramentum). 

40. Tôi đã đọc các báo cáo cho biết rằng có người đã đổ Máu Thánh Chúa vào trong bể nước Thánh (sacrarium) sau Thánh Lễ hơn là uống hết các phần Máu Thánh còn lại đó. Thế Giáo Hội có sự trừng phạt nào cho những người làm điều này?
Thưa, theo đúng với những gì đã được trình bày rất rõ trong Bộ Giáo Luật, "những ai đổ bất kỳ các chất liệu đã được Thánh Hóa rồi, hay lấy đi hoặc giữ nó vì một mục đích phạm thượng, coi thường thần thánh, thì tự động phạm vào tội bị vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội ngay lập tức, bởi chính Tòa Thánh; còn nếu đó là một vị Linh Mục, thì ngoài việc bị vạ tuyệt thông, vị ấy còn bị mất cả luôn chức thánh nữa" (xem thêm Đoạn 107 củaRedemptionis Sacramentum; và Đoạn 1367 có trong CIC)

Link: http://www.cdmetuchen.org

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Chúa Giêsu đã lập Giáo hội nào? Lm Đoàn Quang, CMC


Hỏi:   Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là  Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập?  Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền?

Đáp:   Hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều Giáo hội tự xưng là Giáo hội Chúa Kitô: như Tin lành (Protestant), Chính thống (Oxthodox), Anh giáo (Anglican), và Công giáo (Catholic), đều được gọi là Kitô giáo, lấy Kinh thánh làm nền tảng, Giáo hội nào cũng thấy mình là chính tông. Vậy khi còn ở trần gian, Chúa Giêsu Kitô đã lập ra Giáo hội nào?

Giáo hội Công giáo dám nhìn nhận và tự hào được Chúa Kitô thiết lập, vì căn cứ vào Kinh thánh và Lịch sử. Người ta có thể phủ nhận Kinh thánh, nhưng không chối được Lịch sử.

1. Giáo hội Công giáo:

1.1/ Theo Kinh thánh mà tất cả các đạo gọi là Kitô giáo đều có, người ta biết Chúa Kitô đã lập ra Giáo hội của Người dựa trên lời phán với Phêrô:
    
"Này anh Simon con ông Giôna, …Thầy bảo cho anh biết, anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Matthêu 16-17-19).

Chúa phán với Giáo hội nào đây? Lịch sử sẽ chứng minh.

1.2/ Sau khi sống lại, Chúa Kitô lại trao quyền cho Phêrô nữa:

Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong.  Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng:  "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy" (Gioan 21,15-17)

1.3/ Trước khi về trời, Chúa đã trao cho các môn đệ sứ mạng:  "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16,15).

1.4/ Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, các Tông đồ đã chia nhau đi giảng đạo Chúa khắp nơi, thành lập hàng giáo phẩm, thu tập nhiều tín đồ. Đó chính là Giáo hội Công giáo thời đầu. Giáo hội này tiếp tục tiến triển từ Giêrusalem nước Do thái qua các nước khác. Sách Tông đồ Công vụ (Acts of the Apostles) kể lại những chuyện trên.

1.5/ Theo Lịch sử: Kể từ những ngày đó, Giáo hội Chúa Kitô luôn tiếp tục phát triển, dù gặp nhiều khó khăn, bắt bớ.(Lịch sử Giáo hội Công giáo- History of the Catholic Church). Lần lượt đi từ gốc cây đi lên, ta thấy rằng:
- qua năm 100     
- qua năm 200
- qua năm 1000
- - - - Công giáo cứ còn nguyên như ban đầu.

Nhưng:

Năm 1054 Công giáo bên Đông (Constantinopoli, nay là Istanbul nước Turkey- Thổ nhĩ kì) tách ra khỏi quyền Roma, tự gọi mình là Chính thống Đông phương (Easten Orthodox)

…Công giáo Roma tiếp tục thẳng tiến theo tông truyền…

*  Năm 1517, Lm. Lutherô chống Tòa thánh Roma (Protestant Church), lập Giáo hội cải cách, lấy Kinh thánh làm nền, người Việt gọi là Giáo hội Tin lành.

*  Năm 1527, vua Henri 8 nước Anh, bất bình và bỏ Roma,  lập Giáo hội Anh giáo (Anglican Church).

Giáo hội Công giáo vẫn tiếp tục tồn tại qua các thế kỷ.

Cho tới năm 2010, thời Đức Giáo hoàng Beneđictô 16, đã có  265 Giáo hoàng kế vị Thánh Phêrô.

Vậy hỏi Giáo hội nào đã được Chúa Kitô thành lập từ ban đầu qua Tông đồ Phêrô?

2. Những đặc điểm của Giáo hội Công giáo:

Giáo hội Công giáo có 4 điểm đặc biệt sau (GLCG 92 811-866): Duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền.

2.1- Duy nhất (one) chỉ có một thân thể mầu nhiệm (mystical body) mà Đầu là Chúa Kitô, Ông Tổ Sáng lập.

2.2- Thánh thiện (holy) vì các chi thể nối kết với Đầu là thánh, và qua Chúa Kitô các chi thể được nên thánh.

2.3- Công giáo (universal) Do lời Ông Tổ dạy đi rao giảng chung cho mọi dân trên địa cầu, nên có tính chung, phổ quát.

2.4- Tông truyền (apostolic) vì giáo lý được truyền từ Chúa Kitô xuống qua các Tông đồ, tới các đức giáo hoàng  và được Giáo hội gìn giữ từ đầu tới nay và tới tận thế, có Ông Tổ luôn bảo vệ, giữ gìn như lời Chúa Giêsu đã phán trước: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Matthêu 28,20)

3. Giáo hội Công giáo cần thiết:

Giáo lý của Hội thánh Công giáo viết rõ ràng: "Dựa vào Thánh Kinh và Truyền thống, Công đồng dạy rằng Giáo Hội đang bước đi trên trái đất này thì cần thiết cho ơn cứu độ. Đúng thế, chỉ mình Chúa Kitô là Đấng Trung gian và là con đường ơn cứu độ: vậy mà Chúa hiện diện với chúng ta trong Thân Thể Ngài là Giáo Hội; trong khi dạy tỏ tường rằng đức tin và phép Rửa tội là cần thiết, Ngài đã đồng thời khẳng định sự cần thiết của Giáo Hội mà người ta bước vào qua cửa của Phép Rửa tội. Bởi vậy những ai từ chối gia nhập Giáo Hội Công giáo, hoặc từ chối đứng vững trong đó, khi mà họ đã biết Giáo Hội được Chúa thành lập là cần thiết, thì không thể được cứu độ (LG 14). (Giáo lý GHCG số 864).

Là con người "có lý trí" biết Kinh thánh, biết lịch sử, biết suy xét trước sau, nên khôn ngoan và khách quan so sánh và lựa chọn cái gì tốt nhất trong những cái tốt.
 

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Kinh Thánh tân Ước : Sách Khải Huyền Chương 22 : 11-15

Khải Huyền 22:11-15 (Revelation 22:11-15)
 
" Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi! " - "Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành! Những quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài."

Lời Chúa (Gc 5,7-8.9b)
Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới. Kìa Vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa!  



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

CDCN 83: Xin giảm thiểu những sự trừng phạt

CDCN 83: Xin giảm thiểu những sự trừng phạt

Lạy Cha là Thiên Chúa Tối Cao, chúng con là những đứa con đáng thương của Cha, sấp mình trước Ngai Vinh Hiển của Cha trên Thiên Đàng. 

Chúng con nài xin Cha giải thoát thế giới khỏi sự dữ. 

Chúng con nài xin Lòng Thương Xót của Cha cho linh hồn những ai đang gây khó khăn khủng khiếp cho con cái Cha trên trái đất. 
Xin Cha tha thứ cho họ.

Xin Cha loại bỏ tên phản Kitô ngay khi hắn tự tỏ mình. 

Lạy Cha dấu yêu, chúng con cầu xin Cha giảm nhẹ Cánh Tay Trừng Phạt. Thay vào đó, chúng con cầu xin Cha đón nhận những lời cầu nguyện và đau khổ của chúng con để giảm bớt sự đau khổ của con cái Cha trong thời gian này.

Chúng con tín thác vào Cha. 

Chúng con tôn vinh Cha. 

Chúng con cảm tạ Cha vì hiến tế tuyệt vời của Cha khi Cha gửi Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô đến để cứu chúng con khỏi tội lỗi. 

Một lần nữa, chúng con chào đón Con Cha, Đấng Cứu Độ nhân loại. 

Xin Cha bảo vệ chúng con.

Xin gìn giữ chúng con khỏi mọi nguy hại. 

Xin trợ giúp gia đình chúng con. 

Xin Cha dủ lòng thương xót chúng con. Amen.








CDCN 85: Xin cứu đất nước Hoa Kỳ khỏi bàn tay của tên lừa dối

CDCN 85: Xin cứu đất nước Hoa Kỳ khỏi bàn tay của tên lừa dối

Lạy Chúa Giêsu, xin che chở đất nước chúng con bằng Sự Bảo Vệ Cao Quý Nhất của Chúa.
Xin tha cho chúng con tội chống lại các Giới răn của Chúa. 
Xin giúp dân tộc Hoa Kỳ quay trở về với Thiên Chúa. 
Xin giúp họ hiểu được Con Đường Sự Thật của Thiên Chúa. 
Xin Chúa cởi mở tâm hồn chai đá của họ để họ chào đón Bàn Tay Thương Xót của Chúa. 
Xin trợ giúp đất nước chúng con đứng lên chống lại những sự xúc phạm áp đặt trên chúng con để buộc chúng con khước từ sự Hiện Hữu của Chúa. 
Lạy Chúa Giêsu, xin cứu chúng con, bảo vệ chúng con khỏi mọi nguy hại và đón nhận chúng con vào Thánh Tâm Chúa. Amen.



LY DỊ RỒI TÁI HÔN: TỘI NGOAN CỐ SỐNG TRONG TỘI TRỌNG, KHÔNG CHỊU HOÁN CẢI.

LY DỊ RỒI TÁI HÔN: TỘI NGOAN CỐ SỐNG TRONG TỘI TRỌNG, KHÔNG CHỊU HOÁN CẢI.
Người ly dị tái hôn hay người rối hôn phối, bị coi là những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, chiếu theo điều 915. Được coi là ngoan cố vì họ cứ duy trì trong tình trạng tội công khai nên không được rước lễ. Mặc dù khi họ lãnh nhận bí tích sám hối (theo điều 916) họ vẫn không được rước lễ chiếu theo điều 915. Mặc dù tội họ có được Chúa tha thứ hay không tha thứ, tha ít hay tha nhiều, thì họ vẫn bị cấm rước lễ.
Điều 915 - Những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ.
Điều 916 - Người nào ý thức mình đang mắc tội trọng thì không được cử hành Thánh Lễ và cũng không được rước Mình Thánh Chúa...
__________________
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTO : NHỮNG NGƯỜI ĐÃ LY DỊ MÀ TÁI HÔN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP RƯỚC LỄ.
“Những người ly dị tái kết hôn, mặc dầu trong tình trạng như vậy họ vẫn thuộc về Hội Thánh, Hội Thánh vẫn chăm chú theo họ cách đặc biệt, và ước mong họ cố gắng phát triển một lối sống Kitô hữu bằng cách vẫn tham dự Thánh lễ, NHƯNG KHÔNG RƯỚC LỄ; bằng cách nghe Lời Chúa, thờ lạy Chúa trong bí tích Thánh Thể và cầu nguyện… (Đức Bênêdictô XVI, Bí tích tình yêu).
Hội Thánh có lập trường thế nào với những người ly dị rồi tái hôn với người khác?
+ Theo lời dạy của Chúa Giêsu, Hội Thánh vì tình yêu đón nhận họ cách yêu thương. Bất cứ ai thành hôn trong Hội Thánh, sau đó ly dị, rồi tái hôn với người khác, thì làm nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu là “hôn nhân bất khả phân ly”. Hội Thánh không thể xóa bỏ đòi hỏi này.
Đã rút lại sự trung tín khi ly dị, rồi lại tái hôn với người khác, đó là phản lại với Bí tích Thánh Thể, là bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể đảo ngược, không thể đổi thay. Do đó, những người tái hôn này đã sống trong tình trạng mâu thuẫn như thế, HỌ KHÔNG ĐƯỢC RƯỚC LỄ [1665, 2384]
Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nói rằng, không phải giải quyết mọi trường hợp như nhau, Đó là một “tình trạng đau khổ” và ngài mời gọi các mục tử cần phân biệt những tình trạng khác nhau, để giúp đỡ các tín hữu đó về phần thiêng liêng, và bằng cách thích hợp nhất. (Trích Trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo Cho giới trẻ - YouCat)
"Tuy nhiên, như một Hồng Y nổi tiếng đã ghi nhận về chủ đề này: "Đen không thể trở thành trắng được”. Không giải pháp mục vụ nào có thể thay đổi Tin Mừng hoặc giáo huấn đã được thiết lập của Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân.
______________________
LỜI CHÚA:
"Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết.” (Ga 6, 51-)
VẬY THÌ MUỐN CÓ SỰ SỐNG LINH HỒN VÀO NGÀY SAU HẾT, CÁC CẶP LY DỊ RỒI TÁI HÔN ĐÃ BIẾT CẦN PHẢI BIẾT LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC XỨNG ĐÁNG LÃNH NHẬN MÌNH THÁNH CHÚA.
► ĐỨC HỒNG Y ARINZE: NHỮNG AI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG " LY DỊ TÁI HÔN " NẾU RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA LÀ MẮC TỘI PHẠM THÁNH. https://goo.gl/hp8Gqb

Link:  SỰ THẬT

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Mừng Lễ Mẹ của ơn cứu rỗi Thứ Bảy, 4 Tháng 6, 2016

Thứ bảy sau Chúa nhật II sau lễ Hiện Xuống
TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ

Kinh phụng vụ

Ca nhập lễ

Lạy Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban.

Lời nguyện nhập lễ

Lạy Thiên Chúa chí thánh, Chúa đã làm cho Tráí Tim Đức Trinh Nữ Maria nên cung điện xứng đáng của Chúa Thánh Thần ; vì lời Đức Trinh Nữ chuyển cầu xin thương giúp chúng con cũng trở nên đền thờ Chúa ngự.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con

Bài Đọc Is 61, 9-11
Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa.

Lời Chúa trong sách Ngôn sứ Isaia.

Có lời Đức Chúa phán với dân Người : Dòng dõi các ngươi sẽ nấc tiếng giữa chư dân, và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước. Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng các ngươi là một dòng dõi được Đức Chúa ban phúc lành. Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao !

Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang. Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nở hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.

Đó là lời Chúa.

Đáp Ca 1Sam 2, 1.4-5.6-7


Tin Mừng Lc 2, 41-51

Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền,

như người ta thường làm trong ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe Cậu nói cũng kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của Cậu. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người : Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế ? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con ! Người đáp : Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ? Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nazareth và hằng vâng phục các Ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.

Đó là lời Chúa.

Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, nhân ngày lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Mẫu của Đức Kitô, Con Chúa, chúng con dâng tiến Chúa lời cầu nguyện và lễ vật này. Xin Chúa thương chấp nhận, và đưa chúng con tới gần Chúa hơn nữa.

Chúng con cầu xin

Ca hiệp lễ

Đức Maria hằng ghi nhớ mọi điều ấy Và suy đi nghĩ lại trong lòng.


Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa, Chúa vừa cho chúng con tham dự vào mầu nhiệm Thánh Thể, nhân ngày kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria, cúi xin Chúa nhận lời chúng con khẩn cầu cho chúng con được dầy tràn ân sủng và được thấm nhuần ơn cứu độ muôn đời.

Chúng con cầu xin

Mẹ của Ơn Cứu Rỗi: Là Mẹ của Ơn Cứu Rỗi, tước hiệu cuối cùng của Mẹ được ban từ Thiên Đàng, hãy để Mẹ trợ giúp các con


Thứ hai ngày 23 tháng 07 năm 2012 lúc 04:36 pm
Con gái của mẹ, thung lũng nước mắt tràn ngập trong mọi quốc gia dưới biết bao hình thức đã từng được tiên báo nhiều lần trước đây.
Tuy nhiên người ta đã không lắng nghe những lời cảnh báo mà mẹ đã ban cho các thị nhân trong nhiều thế kỷ qua.
Một số người nhận biết lời hứa của Đấng Cứu Thế khi Người phán rằng Người sẽ ngự đến để cai trị thế giới vốn không bao giờ cùng, họ có thể nhận ra được những dấu chỉ.
Đa số sẽ không nhận ra những dấu chỉ vì họ không biết đến Phúc âm.
Hỡi các con, thời buổi nãy sẽ rất khốn khó và đầy hoang mang. Mẹ, là Mẹ yêu dấu của các con, sẽ bảo vệ các con chống lại Satan, chỉ cần các con cầu xin Mẹ.
Mẹ đã được ban cho quyền năng để đạp đầu hắn. Nếu các con khẩn cầu sự trợ giúp của Mẹ, Mẹ sẽ xoa dịu nỗi khổ của các con.
Hỡi con, ảnh hưởng của hắn đang trở nên rõ ràng với nhiều người trong các con, những ai tỉnh thức.
Sự độc ác của hắn đã trở nên rõ ràng đối với nhiều con cái Thiên Chúa.
Tội sát nhân, giết người tàn bạo, chiến tranh, lòng tham, sự vô luân, tội ác lan tràn vốn vi phạm từng Điều Răn của Thiên Chúa, được ban qua Môsê, tất cả đều được bày ra cho các con chứng kiến.
Với những ai có lòng tin yếu kém và nói rằng những điều này có vấn đề gì đâu, thì các con phải biết sự tàn phá mà Satan gây ra trên linh hồn các con.
Hắn giống như một căn bệnh khó mà chữa khỏi. Một khi căn bệnh này bủa vây các con, nó sẽ dẫn đến một căn bệnh khác thậm chí tệ hại hơn căn bệnh ban đầu vì thế một lần chữa trị thì không đủ.
Hắn đầu độc linh hồn, tâm trí và thể xác nhanh đến nỗi các con khó mà tự mình thoát ra được.
Hỡi các con, các con không nhận ra được hắn thù hận và cuồng bạo biết bao. Một khi hắn tàn phá một linh hồn, hắn sẽ không để linh hồn đó yên vì thế linh hồn đó sẽ rơi vào tình trạng hoang mang nghi ngờ đến gần như mất trí.
Trong một số trường hợp, những linh hồn đó không còn điều khiển được ý chí riêng của họ nữa.
Là Mẹ của tất cả con cái Thiên Chúa, Mẹ có được sức mạnh để cứu vớt linh hồn các con.
Là Mẹ của Ơn Cứu Rỗi, tước hiệu cuối cùng của Mẹ được ban từ Thiên Đàng, hãy để Mẹ trợ giúp các con.
Các con phải đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày để có được sự bảo vệ và Satan sẽ rời xa các con cũng như những người thân yêu của các con.
Đừng bao giờ đánh giá thấp Kinh Mân Côi vì sức mạnh của Satan sẽ suy giảm ngay khi các con đọc lên lời cầu nguyện này.
Hỡi các con, Sức Mạnh của Thiên Chúa được ban cho những ai kêu cầu Thánh Tử của Mẹ, Chúa Giêsu, để ban cho các con sức mạnh và sống qua thời gian khó. Sức mạnh sẽ không được ban cho các con trừ khi các con cầu xin.
Đây là Chiến Dịch Cầu Nguyện kế tiếp mà các con phải đọc để xin ơn bảo vệ khỏi Satan.
Chiến dịch cầu nguyện 68: Xin bảo vệ chúng con khỏi ảnh hưởng của Satan
Lạy Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Ơn Cứu Rỗi, xin che chở con bằng áo Choàng Rất Thánh của Mẹ, và bảo vệ gia đình con khỏi ảnh hưởng của Satan và những thiên thần sa ngã của hắn.
Xin giúp con luôn tín thác vào Lòng Thương Xót của Con yêu dấu Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
Xin giúp con giữ vững được tình yêu con dành cho Người, và đừng bao giờ để con đi lạc khỏi Sự Thật về Giáo Huấn của Người, dù cho bao nhiêu cám dỗ bày ra trước mắt con. Amen.
Hãy luôn cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện để xin ơn bảo vệ chống lại tên ác quỷ vì hắn gây ra đau khổ khủng khiếp, hãm hại và khốn khổ trong cuộc sống các con.
Nếu như các con không cầu xin các con không lãnh nhận được những ân sủng này.
Hãy luôn tín thác vào Mẹ, Mẹ của các con vì vai trò của Mẹ chính là để trợ giúp Thánh Tử của Mẹ cứu rỗi linh hồn của tất cả con cái Thiên Chúa.
Mẹ đầy yêu thương của các con
Nữ Vương của Trái Đất
Mẹ của Ơn Cứu Rỗi