Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Chúa Nhật 20/5/2018



XIN NGÔI BA THIÊN CHÚA
Sáng Tác: Lm. Kim Long
Ca Trưởng: Phạm Long
Pianist: Tuấn

ĐK. Xin Ngôi Ba Thiên Chúa ngự xuống trên chúng con, ban hồng ân chan chứa thấm nhuần hồn xác chúng con, biến chúng con thành những chiến sĩ theo Chúa Ki - tô, thành nhân chứng Nước Trời cho muôn người trong khắp nơi.
1. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, lòng vạn lòng đợi trông Ngài soi sáng, và luyện lọc hầu mong được xứng đáng với danh hiệu Đền Thánh Chúa cao quang.
2. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm ủi an kẻ than khóc, là mạch nguồn tràn lan mọi ơn phúc suối êm dịu hàn gắn những thương đau.
3. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, này trần hoàn ngợp trong màn u tối, nguyện cầu Ngài dủ thương hằng soi lối, dẫn muôn người tìm đến chốn quang vinh.
4. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm cậy trông hồi xao xuyến, nguồn trợ lực kẻ lâm vòng chinh chiến chính sức mạnh trợ giúp giáo dân liên.





---------------
GIỌT LỆ ĂN NĂN Sáng tác Giang Ân Thể hiện Xuân Phú Thánh Ca Karaoke Slideshow
1. Giọt lệ ăn năn sám hối, là giọt lệ xin ơn tha thứ, những lỗi lầm qua, bao ngày tháng xa, ân tình. Tình Ngài luôn luôn chan chứa, gọi con đoan hứa, mối tình thủy chung, trở về với Cha, ân tình thiết tha. ĐK. Tình Chúa cho màu nắng lên, cho mùa đông lạnh giá thôi buồn, cho xuân về ấm áp tình thương, cho cuộc đời vơi gánh phong sương, cho lòng người có Chúa tựa nương. 2. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ đêm đêm thao thức, mỏi mòn ngóng trông mong được thứ tha tội tình. Cuộc đời bao phen vấp ngã tưởng rằng như đã mất tình Chúa yêu, nhưng nào có hay tay Ngài đỡ nâng. 3. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ xin cho thế giới, biết tìm mến thương giữa đời khổ đau lụy phiền. Tìm về tin yêu nơi Chúa tình không héo úa, Chúa là khát khao của người khổ đau đi tìm ủi an. 4. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ an vui trong Chúa, biết rằng Chúa luôn quên tội lỗi xưa thật rồi. Và Ngài yêu thương nên đã chịu mang thánh giá, nói lời khát khao cho tình vút cao trên Thập giá kia.

--------

Khúc Hát Tạ Ơn

Thánh Ca Slideshow Music Video Tác Giả: Đinh Công Huỳnh Thể Hiện: Thuỳ Dương



Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16. về Đức Chúa Thánh Thần


1. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần
“Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống nói cho chúng ta, Đức Chúa Thánh Thần là ngọn lửa, Chúa Kitô là một Prometheus đích thực đã mang lửa từ trời xuống. Vâng, con người cần phải có lửa, để không trở thành một thực vật nhàm chán. Thiên Chúa đã tạo thành con người như thế, nhưng lửa như sức mạnh cứu chữa không do Titan mang đến, mà do Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Đấng là lửa tình yêu, để nhờ những bức tường thù địch bị phá đổ, và để cho lửa biến đổi thành sức mạnh của tình yêu cho một thế giới mới.
Đạo Kitô giáo là lửa, nên không có sự nhàm chán. Kitô giáo đòi hỏi chúng ta sự đam mê nhiệt thành đứng về phía đức tin, đứng về phía Chúa Giêsu Kitô và từ đó đổi mới trần gian”.
Joseph Ratzinger Benedickt XVI. Über den Heiligen Geist, Sankt Ulrich 2012, Augsburg, Trang 22-23.
2. Hơi thở sáng tạo
“Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các Tông đồ, Người thổi hơi vào các Ông và nói: Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, người đó được tha. Anh em cầm buộc ai, người đó bị cầm buộc. (Ga 20,22). Chúa Giêsu thổi hơi vào các Tông đồ và truyền sang cho họ Chúa Thánh Thần, hơi thở thần linh của ngài.
Hơi thở của Chúa Giêsu là Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta nhận ra điều này trứơc hết nơi bài tường thuật về sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa nặn thành hình dạng con người từ bùn đất và người thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống. (St 2,7). Con người là một loài thụ tạo chất chứa đầy mầu nhiệm bí ẩn có nền tảng xuất phát từ bùn đất, nhưng lại có hơi thở sức sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu hà hơi thở vào các Tông đồ và trao tặng họ điều mới, điều trọng đại với hơi thở của Thiên Chúa của chúng ta.
Nơi con người bây giờ có điều mới tuyệt đối, dầu họ có những giới hạn – đó là hơi thở của Thiên Chúa. Sự sống của Thiên Chúa có trong chúng ta . Hơi thở tình yêu của Người, hơi thở sự chân thật của Người, và hơi thở lòng khoan dung nhân hậu của Người.
Cũng thế chúng ta có thể căn cứ vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức mà nhận ra địa vị mới thuộc về Thiên Chúa.
Cùng với hơi thở của Chúa Giêsu, với ân đưc của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa nối liền quyền năng sự tha thứ làm hòa. Chúng ta đã nghe trước đó, Chúa Thánh Thần có sức mạnh tập họp lại thành một, phá xóa bỏ những biên giới và dẫn con người lại với nhau. Sức mạnh mở tung cánh cửa đóng kín và biến đổi phá đổ những tháp Babel, là sức mạnh của sự tha thứ làm hòa. Chúa Giêsu có thể bảo đảm sự tha thứ làm hòa và có toàn quyền nang tha thứ, vì Ngài đã chịu đựng những hậu qủa của tội lỗi và đã thiêu đốt nó trong ngọn lửa tình yêu”. (Trang 77-78)
3. Thần linh sáng tạo
“Buổi chiều áp lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Thánh Thần là ai, Ngài là gì vậy? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Chúng ta đến với Ngài thế nào được, và Ngài đến với chúng ta thế nào?
Thánh Thi ngày lễ Chúa Thánh Thần đưa ra cho chúng ta câu trả lời: Veni Creator Spiritus…. Xin Chúa Thánh Thần , Đấng sáng tạo tới. Câu thánh thi này dựa trên lời trong Kinh Thánh, là ngôn ngữ hình ảnh nói về sự sáng tạo vũ trụ thiên nhiên. Bài tường thuật sáng tạo viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên không gian lúc còn hỗn độn chưa có gì thành hình. Thế giới bây giờ chúng ta đang sống trong đó, là công trình của Thần Linh sáng tạo.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là khởi đầu của Hội Thánh Chúa ở trần gian. Lễ Đức Chúa Thánh Thần còn là lễ sáng tạo. Thế giới hiện hữu không do tự mình làm ra, nhưng do Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa, từ lời sáng tạo của Chúa. Và như thế phản chiếu lại sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa kêu gọi mọi người chúng ta sống lòng kính trọng. Người tín hữu Chúa Kitô tin nhận vào Thần linh sáng tạo, nhận ra rằng, thế giới trái đất này và những vật thể trong đó chúng ta không được lạm dụng xài phung phí như ý muốn, nhưng phải nhìn nhận công trình sự sáng tạo thiên nhiên là qùa tặng. Món qùa tặng đó không phải trao cho chúng ta để phá hoại, nhưng phải chăm sóc thành khu vườn của Thiên Chúa và thành khu vườn cho con người”. (Trang 84-85)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 27.05.2012


"Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!" Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. ( Mc.5, 41b-42a)




Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Các đức hồng y lên tiếng cảnh báo về sự bội giáo trong giáo hội đang diễn ra, và đó là dấu hiệu của thời kỳ cuối trước ngày Chúa Quang Lâm

Nguồn: https://www.lifesitenews.com/news/cardinal-raises-question-is-pope-francis-part-of-churchs-final-trial

Tác giả: John-Henry Westen

STECHT, Hà Lan, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (LifeSiteNews) – Đức Hồng y đã nói rằng Giáo Hoàng Phanxicô không duy trì đức tin chân chính của Giáo Hội khiến ông suy nghĩ về Giáo Lý và những lời tiên tri của Giáo Hội Công Giáo về “Dấu hiệu thời cuối” của Giáo Hội trước khi cuộc quang lâm trở lại lần thứ hai của Đức Kitô.
Đức Hồng Y Willem Eijk, 64 tuổi, Đức Tổng Giám mục Utrecht, đã đưa ra nhận xét đáng ngạc nhiên trong một bài báo được công bố ngày hôm nay tại tờ National Catholic Register.
Đức Hồng Y Eijk, được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phong chức Hồng Y vào năm 2012, nhận bằng y khoa trước khi thụ phong linh mục và tiếp tục hoàn thành ba tiến sĩ về y học, triết học và thần học.
Trong bài báo, Đức Hồng y than phiền sự thất bại của Giáo Hoàng Phanxicô đã không rõ ràng về câu hỏi về sự hòa giải với Tin Lành trong cuộc họp tuần trước tại Vatican với các giám mục Đức. Giáo Hoàng nói với các giám mục Đức nên có được sự đồng thuận nhất trí về vấn đề này, nhưng, Đức Hồng Y Eijk nói: Một cách đơn giản là Giáo Hoàng nên nhắc nhở họ về giáo lý và thực hành rõ ràng của Giáo Hội.
“Bởi vì không tạo ra sự rõ ràng, sự nhầm lẫn lớn lao được tạo ra giữa các tín hữu và sự hiệp nhất của Giáo Hội đang bị đe dọa,” ông nói.
Đức Hồng Y nói: “Quan sát rằng, các giám mục và trên tất cả người kế vị của Phêrô không duy trì và truyền đạt một cách chân thành và thống nhất nền tảng đức tin chứa đựng trong Truyền thống và Thánh Kinh, tôi không thể không nghĩ đến Điều 675 của Giáo lý Giáo hội Công giáo.”
Bài giảng, mà Đức Hồng Y trích dẫn đầy đủ, cảnh báo về một dấu hiệu sẽ “làm rung chuyển đức tin của nhiều tín hữu.” Nó tiên tri một cuộc bách hại “tiết lộ ‘bí ẩn của sự gian ác’ dưới hình thức một người đàn ông lừa dối Đức Tin. Một sự bội giáo và chối bỏ sự thật.”
Đức Hồng y Eijk cảnh báo công khai năm ngoái rằng, do không giảng rõ sự giảng dạy của Giáo Hội về ly dị và tái hôn, Giáo Hoàng Phanxicô đã làm “rạn nứt” Giáo Hội.
Đức Hồng y Eijk không phải là Hồng Y đầu tiên nhận ra sự nhầm lẫn trong Giáo Hội do Giáo Hoàng Francis gây ra như một dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng. Tại Diễn đàn Cuộc sống Rome năm ngoái, Đức Hồng y Carlo Caffarra cuối cùng đã nói về sự nhầm lẫn trong Giáo hội về hôn nhân và gia đình là việc thực hiện lời tiên tri mà ông nhận được.
Trong một bức thư Hồng y Caffarra nhận được từ Lucia, thị nhân Fatima đã viết rằng “trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan sẽ là về hôn nhân và gia đình.
Tại Diễn đàn Cuộc sống Rome Ngài nói: “Hiện ngay tại bây giờ, Trận chiến cuối cùng đang thực sự diễn ra”
Đức Hồng y Burke cũng đã xác định được sự nhầm lẫn và sai lầm trong Giáo hội Công giáo dưới thời Giáo hoàng Francis. “Người ta có thể có cảm nhận thấy rằng trong Giáo Hội đang lộ ra sự bất tuân đối với các huấn lệnh của Thiên Chúa,” Đức Hồng Y Burke nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Herald vào tháng Mười Một. “Vì vậy có lẽ chúng ta đã đến thời kỳ cuối cùng rồi.”