Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Lễ kính THÁNH MARGARITA SCOTLAND & THÁNH GERTRUĐÊ ĐỒNG TRINH 16/11


THÁNH MARGARITA SCOTLAND,


Tin Mừng thánh Mátthêu 25,1-13 
Ngày 16/11/2018
1 "Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.5 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.6 Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi! "7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi! "9 Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn."10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.11 Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! "12 Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! "13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

 1"Then  the kingdom of heaven will be like ten virgins who took their lamps and went out to meet the bridegroom.
2  Five of them were foolish and five were wise.
3 The foolish ones, when taking their lamps, brought no oil with them,4 but the wise brought flasks of oil with their lamps.
5 Since the bridegroom was long delayed, they all became drowsy and fell asleep.
6 At midnight, there was a cry, 'Behold, the bridegroom! Come out to meet him!'7 Then all those virgins got up and trimmed their lamps.
 
8 The foolish ones said to the wise, 'Give us some of your oil, for our lamps are going out.'9 But the wise ones replied, 'No, for there may not be enough for us and you. Go instead to the merchants and buy some for yourselves.'10 While they went off to buy it, the bridegroom came and those who were ready went into the wedding feast with him. Then the door was locked.
11  Afterwards the other virgins came and said, 'Lord, Lord, open the door for us!'12 But he said in reply, 'Amen, I say to you, I do not know you.'13 Therefore, stay awake, 5 for you know neither the day nor the hour.
-------------
Hạnh Các Thánh
Ngày 16 tháng 11

THÁNH MAGARITA HOÀNG HẬU XỨ SCỐTLEN 
THÁNH GERTRUĐÊ ĐỒNG TRINH




THÁNH MAGARITA HOÀNG HẬU XỨ SCỐTLEN
(+1093)

“Duyên sắc nở trên miệng người. Vì Thiên Chúa đã chúc phúc cho người đời đời và trong huy hoàng mỹ lệ, người vui sướng tiến lên và thống trị”.

Phải chăng Giáo hội còn lời nào đẹp hơn để ca khen các nữ tôi tớ của Thiên Chúa, và cách riêng thánh nữ Magarita mà chúng ta đọc truyện hôm nay!

Tuy ra đời giữa lúc gia đình gặp cảnh lưu vong, Magarita vẫn được may mắn sống những ngày thơ ấu êm đềm và hưởng thụ một nền giáo dục chu đáo về hai phương diện trí dục và đức dục.

Năm 1054, lúc đó Magarita lên 10 tuổi, vua Canút băng hà, gia đình Magarita trở về nước. Nhưng không được mấy năm thì ông cậu ngài là thánh Êđua qua đời và những vụ sát hại lại lan tràn. Nhiều cuộc tranh chấp giữa Harold và Guillaume Normandi xảy ra, bắt buộc gia đình thánh nữ lại phải di cư sang miền Scốtlen. Trên đường đi, cha ngài từ trần, phủ lên đầu thánh nữ tấm khăn tang đầy đau xót.

Sang tới Scốtlen, cả gia đình Magarita được vua Malcolm III đón tiếp nồng hậu. Sự giúp đỡ của nhà vua và nhân dân bản xứ đã băng bó vết thương của cả gia đình trong cảnh lưu lạc… Hơn thế, quãng năm 1070, nhà vua còn ngỏ ý xin cưới Magarita. Tâm đầu ý hợp, một lễ “cưới quốc gia” được cử hành rất trọng thể tại Dunfermline trong ba ngày. Dân chúng Scốtlen hân hoan đón tiếp tân Hoàng hậu vừa có nhan sắc lại vừa có đức hạnh.

Trong cuộc đời mới, Magarita hằng tâm niệm sẽ chu toàn bổn phận của một người vợ, người mẹ và Hoàng hậu hầu thánh hóa bản thân và làm gương sáng cho mọi người. Quả thế, nếu trước khi lập gia đình, thánh Magarita nổi tiếng là một thiếu nữ thánh thiện, duyên dáng trong đoan trang, dịu hiền trong bác ái, thì từ khi lãnh sứ mệnh mới, ngài càng tỏ ra xứng đáng với ơn Chúa và sự mong đợi của mọi người. Chép lịch sử triều vua Malcolm III, một sử gia đã viết: “Xứ Scốtlen cường thịnh nhờ có quân vương Malcolm III, tài khéo và chính trực, nhất là nhờ ở một bà Hoàng hậu, kể được là duy nhất trong lịch sử, với nhiều nhân đức cao cả. Chính ngài đã giúp đỡ nhà vua, làm gương cho các quan và lôi cuốn toàn dân tiến vào con đường ánh sáng”. Thực vậy, nhờ sự khuyên bảo của Hoàng hậu, nhà vua không bao giờ dám chiều theo khuynh hướng xấu hay làm một điều gì tai ác. Cũng vì kính trọng văn hóa và sự khôn ngoan của Hoàng hậu, nhà vua còn để toàn quyền cho Hoàng hậu trong việc hoạch định chương trình giáo huấn dân chúng Scốtlen theo tinh thần Phúc âm. Hoàng hậu Magarita vì vậy đã nỗ lực gây tinh thần đạo đức cho thần dân. Nhờ ngài, số giáo dân rước lễ mùa Phục sinh đã tăng lên gấp bội, và nhiều gia đình rối được điều chỉnh lại cho hợp thức. Thánh nữ còn tập cho dân giữ mùa chay ngay từ ngày lễ tro, đúng như thói quen của Giáo hội. Sau cùng, được sự thoả thuận của nhà vua, Hoàng hậu đã cho xây cất một thánh đường trang hoàng rất lộng lẫy dâng kính Chúa Ba Ngôi.

Riêng trong hoàng cung thánh nữ đảm đương hết mọi việc. Chính tay ngài đan hoặc may cắt quần áo cho vua. Hiểu tính vua, ngài sắm sửa các đồ trang hoàng trong nhà khá lộng lẫy. Điểm chú ý là ở các cửa ra vào trong hoàng cung, ngài đều treo ảnh Thánh Giá bằng vàng hay bằng ngọc. Gắn liền ở dưới những lời than thở rất vắn tắt trích trong Thánh vịnh hay Thánh thư. Phụng dưỡng chồng và chăm sóc giáo dục các con, đó là hai việc thánh nữ lo hoàn tất và thánh hóa hơn cả. Ngài thường nói: “Chắc Chúa sẽ không bằng lòng khi thấy tôi làm những việc khác, đang khi sao nhãng bổn phận làm vợ và làm mẹ trong gia đình”. Ngài sinh hạ được sáu hoàng tử và ba công chúa. Tất cả đều theo gương mẹ sống đời đạo đức tốt lành. Hoàng tử thứ sáu tên là Đavít, sau được dân tôn kính như một vị thánh. Riêng công chúa Edith, lớn lên đẹp duyên với Hoàng đế nước Anh và về sau được phong thánh mang danh hiệu thánh nữ Mathilđa.

Thực ra, để thu lượm những kết quả trên, Hoàng hậu Magarita phải có một đời sống nội tâm phong phú và bác ái dồi dào. Viết về đời sống của ngài, một vị quan trong triều đã ghi như sau: “Mỗi buổi sáng, sau khi đã rửa chân cho sáu người nghèo, dọn bữa cho chín trẻ mồ côi, ngài cùng với mấy nữ tỳ đi thăm viếng, an ủi và ban đồ ăn hay quần áo cho các bệnh nhân và người nghèo. Chính những người nghèo khó bệnh tật cần được nghe lời nói an ủi, họ được nhìn thấy thái độ và nét mặt thông cảm của ngài cũng đủ để tâm hồn hoan lạc. Suốt ngày làm những công việc bác ái như thế, đêm đến ngài lại thức cầu nguyện. Đêm đêm, sau mấy giờ nghỉ ngơi, thánh nữ chỗi dậy đọc các kinh ban mai về lễ Chúa Ba Ngôi, lễ kính Thánh giá, lễ kính Đức Mẹ và kinh cầu cho các linh hồn luyện ngục. Trong mùa vọng và mùa chay, thánh nữ dự mỗi ngày hai ba lễ và rước lễ hằng ngày. Đời sống bác ái và đạo đức ấy đã đáng Chúa thưởng ban cho Hoàng hậu nhiều ơn cao quý đặc biệt như: biết trước việc sắp xảy đến. Ngài báo cho dân chúng biết ngày đau thương xảy đến cho tổ quốc: Quân vương Malcolm III sẽ bị tử trận cùng với Hoàng tử Eđua trong một cuộc viễn chinh. Chính ngài cũng biết trước ngày qua đời của mình, vì thế, thánh nữ lo dọn mình cách rất sốt sắng, chuẩn bị bước vào cửa trời.

Trong những ngày nằm trên giường bệnh, thánh Magarita chỉ nhận Mình Thánh Chúa làm của ăn và thuốc uống duy nhất. Ngài luôn tay giữ cây Thánh giá, hôn kính rất âu yếm và thành tín. Khi được tin nhà vua và con trai đầu lòng tử trận, thánh nữ cũng không tỏ vẻ buồn phiền, chỉ coi đó là ý Chúa Quan phòng muốn cho gia đình ngài mau được đoàn tụ trên trời. Với vẻ mặt vui mừng, ngài gượng dậy cùng với gia nhân cất kinh cảm tạ Thiên Chúa. Nhưng vừa đọc hết câu “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, xin giải thoát con”, ngài êm ái lịm đi trong tình yêu vĩnh cửu! Hôm ấy là ngày 16 tháng 11 năm 1093. Nét mặt ngài vẫn tự nhiên xinh đẹp như khi còn sinh thời.

Xác thánh nữ được mai táng tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi thuộc tỉnh Dunfermline, bên cạnh mồ vua Malcolm III. Nối liền với hai phần mộ, người ta đặt một tấm bia bằng đá quí có khắc dòng chữ vắn tắt như sau: “Thánh Malcolm Vua và thánh Magarita Hoàng hậu, là cha mẹ dân Scốtlen, là con cái hiếu thảo của Giáo hội Chúa Kitô, và là tấm gương muôn đời cho những kẻ ở bậc đôi bạn”.

Lòng tôn kính vua Malcolm III và cách riêng thánh nữ Magarita bắt đầu từ đó. Thánh Magarita được tuyên phong hiển thánh ngày 21.9 năm 1250. Sau nhiều lần thay đổi dưới các triều Giáo Hoàng, lễ kính ngài được Đức Giáo Hoàng Innôcentê XII, năm 1693 định vào ngày 10.6 hằng năm. Đến năm 1673, Đức Giáo Hoàng Clêmentê X đặt thánh nữ làm quan thầy xứ Scốtlen theo như đơn xin của hội đồng Giám mục bản xứ.

Vinh dự thay và cũng nặng nề thay chức phận làm mẹ và làm vợ trong gia đình của người phụ nữ. Chớ gì các bà mẹ, các người làm vợ hãy biết noi gương thánh Magarita để chu toàn và thánh hóa bổn phận cao quí của mình đối với chồng con trong gia đình. Đó chính là sứ mệnh của người phụ nữ, là con đường Chúa muốn các bà bước theo để nên thánh vậy.


-------------------------------

* THÁNH GERTRUĐÊ ĐỒNG TRINH "

Cũng như thánh nữ Magarita Maria, thánh nữ Gertruđê là chiến sĩ rao giảng lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh nữ là người thứ nhất được Chúa tỏ Trái Tim cho vì cũng là người thứ nhất cổ động phong trào đền tạ Thánh Tâm Chúa.

Thánh nữ Gertruđê sinh vào một đêm sáng năm 1264, làng Hêlêben thuộc xứ Saxa. Trong miền quê nhỏ bé này, nào có ai biết sẽ có sự gì mới lạ, nhưng mấy chục năm sau khi thánh nữ qua đời, người ta mới nhận ra rằng, đêm hôm ấy là một đêm lịch sử khởi đầu cho một kỷ nguyên truyền bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh nữ như đã được Chúa kén chọn để thi hành sứ mệnh đó ngay từ lúc còn thơ bé. Lúc mới lên năm tuổi, Gertruđê đã được cha mẹ gửi vào học tại dòng chị em thánh Biển Đức. Nơi đây, Gertruđê đã làm cho các chị nữ tu phải bỡ ngỡ về trí thông minh và đời sống đạo đức của mình. Gertruđê đã tuân giữ luật dòng một cách hết sức anh hùng, nhất là đức vâng phục. Người ta còn kể lại, một buổi tối kia, trời trở bão, nhà cửa bị gió thổi trốc hết nóc, cột kèo ngả nghiêng như muốn đổ. Để thử đức vâng lời, mẹ bề trên bảo Gertruđê ra ôm một cây cột để giữ cho nhà khỏi đổ. Mặc dầu biết sức mạnh không có ăn nhằm gì với sức gió, nhưng vì vâng lời, Gertruđê cũng ra ôm chặt cây cột. Mãi gần sáng Mẹ bề trên mới sực nhớ rằng mình đã sai Gertruđê đi giữ cột, cho người ra kêu thì thấy Gertruđê rét run cầm cập, hai tay vẫn ôm cây cột.

Sẵn có trí thông minh và nhân đức, bề trên cho phép Gertruđê được học tiếng La tinh và khoa học phần đời. Nhưng vì quá ham mê học hành, nên Gertruđê sút kém đường nhân đức, không còn năng tưởng nhớ tới Chúa như trước nữa. Trước tình trạng đó, mẹ bề trên cũng không hay biết tâm hồn Gertruđê có gì thay đổi. Vì muốn chọn Gertruđê làm chiến sĩ tiền phong của tình yêu Thánh Tâm, nên Chúa Giêsu đã đích thân hiện đến cảnh cáo thánh nữ. Được Chúa quở trách, thánh nữ buồn phiền đau đớn vô cùng. Ngài xin Mẹ bề trên cho phép nghỉ các môn học khác, để chỉ chú tâm vào khoa học yêu mến Chúa mà thôi. Từ đây Gertruđê ngày đêm nghiền gẫm Kinh Thánh, học thần học và tìm hiểu đường lối tu đức.

Giai đoạn luyện lọc và tẩy rửa đã tạm xong. Khi Gertruđê 20 tuổi, Chúa Giêsu muốn dạy cho thánh nữ những bài học sống động mà không một cuốn sách nào ở trần gian có thể dạy được. Đó là bài học bao la của Trái Tim Chúa đối với loài người, mà loài người lại coi thường lòng thương yêu đó. Có lần thánh nữ đã chết ngất đi hồi lâu vì thấy Chúa cao cả quá, còn mình thì hèn hạ như phân bớn. Từ đấy thánh nữ luôn luôn sống dưới cái nhìn yêu thương của Chúa Giêsu. Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, đến những việc đạo đức hằng ngày, việc gì ngài cũng nhờ Chúa Giêsu đến cộng tác, y như thể Chúa Giêsu cùng ăn uống ngủ nghỉ với ngài vậy. Lúc ấy trong dòng có một nữ tu hết sức đạo đức tên là Mêtinđê đã được chứng kiến những cuộc xuất thần của thánh nữ Gertruđê. Một hôm khi Mêtinđê đang đọc kinh trong nhà thờ thì thấy Chúa Giêsu hiện ra sáng láng uy nghi, Gertruđê quỳ bên cạnh, đôi mắt dính lệ vào ánh hào quang, không động đậy, mắt cũng trở nên sáng láng. Rồi Gertruđê trở nên nhẹ nhàng cất mình lên khỏi mặt đất một lúc lâu. Trong khi đó, Mêtinđê nghe thấy Chúa Giêsu đàm thoại thân mật với Gertruđê: “Đó là cách yêu mến cha tốt nhất, dù ăn uống ngủ nghỉ, hay làm bất cứ một công việc gì, con cũng cứ nhớ đến Cha luôn, làm theo ý Cha và như thế, Cha sẽ làm thay cho con nhiều”. Từ đấy, càng ngày, Gertruđê càng coi sự sống của mình thuộc hẳn về Chúa Giêsu, và việc nào làm mà không dâng cho Chúa thì ngài lấy làm đau khổ vô cùng, coi mình như kẻ phản nghịch, như kẻ trộm cướp của Chúa vậy.

Thánh nữ có lòng tôn sùng phép Thánh Thể một cách hết sức nồng nàn. Một nửa ngày ngài làm việc để dọn mình chịu lễ, và một nửa ngày để cám ơn. Người ta còn viết lại rằng: Một hôm, khi sắp lên rước lễ, ngài thấy lòng mình lạnh lẽo khô khan, chưa biết dọn lòng làm sao cho xứng đáng thì ngài buồn rầu phàn nàn quá sức. Nhưng thánh nữ đã khiêm nhường trông cậy vào Chúa và lên chịu lễ như thường. Bỗng nhiên thánh nữ ngất trí và say sưa nhìn Chúa Giêsu đang cho xem những vẻ đẹp đẽ lộng lẫy của một linh hồn chịu lễ sốt sắng. Thánh nữ đã có lần thốt lên: “Ai lên bàn thánh rước Mình Thánh Chúa, mà lại hay nói hành bỏ vạ, không có lòng thống hối, thì cũng chẳng khác chi người tiếp đón một thượng khách mà lại giơ chân đấm đá người khách đó trước khi họ bước chân vào nhà”. Vì thế thánh nữ đã được Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần và giúp ngài chịu lễ cách sốt sắng thật.

Thuở ấy, Chúa Giêsu chưa có ý định bày tỏ Thánh Tâm Ngài cho nhân loại, nhưng nhiều lần Ngài đã nhắn nhủ Gertruđê hãy năng chạy đến ẩn mình trong Trái Tim Ngài; nhất là khi phải đau phiền. Một hôm bị ma quỷ cám dỗ, thánh nữ đọc kinh chia trí nhiều quá, ngài buồn rầu thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, con làm việc như vậy nào được ích gì? Xin Chúa nâng đỡ con”. Bỗng nhiên Chúa Giêsu tỏ Thánh Tâm cho thánh nữ và nhắn nhủ: “Đây là Thánh Tâm Cha, các việc con làm, con hãy làm vì Thánh Tâm Cha, như thế, những việc lành thánh sẽ được Máu Cực Thánh Trái Tim Cha rửa cho sạch”. Thế là Gertruđê đã trở nên một chiến sĩ nhiệt thành cổ động cho lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu mà mãi bốn thế kỷ sau thánh nữ Magarita Maria mới truyền bá cho cả loài người. Sách chép hạnh thánh nữ kể lại rằng: Có lần Chúa Giêsu đã đổi Thánh Tâm Ngài cho thánh nữ và nhận lấy trái tim của thánh nữ để ngài được yêu mến và nhận biết lòng Chúa hơn. Lần khác, Chúa lại hiện ra và nói với thánh nữ Mêtinđê: “Không có nơi nào Cha thích ngự xuống bằng lòng thánh nữ Gertruđê”. Được nhìn thấy Thánh Tâm Chúa Giêsu, thánh Gertruđê thường run sợ vì loài người yêu Chúa quá ít. Vì thế, một hôm ngài nức nở than khóc: “Lạy Chúa, con biết làm gì để đáp lại lòng Chúa yêu con? Con bội bạc cùng Chúa quá nhiều, xin Chúa dạy con”. Lập tức thánh nữ được Chúa dạy bảo: “Hãy bỏ ý riêng mình và theo ý bề trên, đó là yên ủi Cha, Đấng đã bị quân dữ bắt sỉ nhục, hãy cáo tội lỗi mình với những người đại diện Cha, như thế con sẽ xoa dịu được những vết thương Cha đã chịu. Hãy thống hối, ăn năn cầu nguyện cho kẻ có tội và yêu mến Thánh Tâm Cha nhiều hơn, như thế con sẽ làm nhẹ bớt được phần nào gian khổ Cha đã chịu trong giờ hấp hối”. Những lời căn dặn ấy, Chúa đã truyền cho thánh nữ ghi chép lại để răn dạy cho loài người.

Người chiến sĩ của Thánh Tâm Chúa Giêsu đã đền đáp được phần nào tình thương hải hà của Chúa đối với nhân loại bằng cách yêu, yêu thật nhiều và làm cho nhiều người yêu mến phạt tạ Thánh Tâm. Ngày 15 tháng 11 năm 1307, thánh nữ đã vĩnh biệt cõi trần, về ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa Giêsu muôn đời…

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Mừng Lễ kính Thánh Martino Porres Tu sĩ OP(1579-1639) Lễ kính ngày 3/11

THÁNH MARTINÔ PORRES(1579 – 1639)


Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri.


            Matinô Porres sinh ngày 09-12-1579 tại thành phố Lima, nước Peru, Nam Mỹ châu.  Trong sổ Rửa tội tại Lima còn ghi “Marinô, con trai người cha ẩn danh”.  Thật ra cha của cậu là Gioan Porres, một người gốc Tây Ban Nha, sau làm thị thưởng tại Panama.  Ông không nhận con khi thấy nó là con lai da mầu.  Do đó, suốt nhiều năm, Martinô phải sống cảnh nghèo với người mẹ, không hôn thú, bà Anna Velasquez, một phụ nữ da đen.  Tuy nhiên, xã hội Nam Mỹ “lai căng” thời đó chẳng những không làm cho cậu đau khổ, mà còn giúp cậu đạt tới đức khiêm hạ hơn, đây là đặc tính nổi bật nhất đời của cậu.

            Mẹ con cậu Martinô tuy nghèo, nhưng lại rộng lòng bác ái  với những người cùng cảnh ngộ.  Một hôm bà mẹ gọi hai anh em Martinô và Gioanna, trao cho mấy đồng xu và sai chúng ra chợ mua rau.  Bà đã cặn kẽ bảo em giữ tiền cẩn thận đi thẳng đến chợ, không nên nhìn hai bên đường.  Vì bà nghĩ nếu con mình thấy kẻ nghèo khó thì sẽ thương mà tặng cho họ những đồng tiền mẹ con đang cần cho bữa tối nay.  Hai  anh em vâng dạ và mau mắn ra đi.  Ðang đi, mắt cô em đã bắt gặp người ăn xin mặc đồ rách rưới bên kia đường.  Ý nghĩ là sẽ không nói, nhưng tự nhiên cô bé bật miệng kêu “Kìa!”  Thế là Martinô nhìn theo em.

            Nghĩ đến lời mẹ căn dặn, hai anh em đã cố gắng đi tiếp.  Những cậu lại nghĩ chắc mẹ cũng không nỡ để người hành khất này chết đói.  Thế là hai anh em quay lại bên người hành khất, cậu lấy tiền ra và nói: “Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, ông hãy cầm lấy số tiền này!”  Ông nhận quà, miệng rối rít cám ơn và xin Chúa chúc lành cho hai em.  Thế là hết tiền, hai anh em đâm lo, không biết phải nói với mẹ làm sao.  Vừa tới ngang nhà thờ chính tòa thành Lima, hai anh em liền vào, lên tận bao lơn cung thánh.  Quỳ ở đó, Martinô đã cất lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu yêu dấu, xin ban của ăn cho chúng con.  Con mới cho người hành khất số tiền duy nhất của mẹ con rồi.  Chúng con không còn gì cho bữa tối nay.  Xin Chúa đừng để mẹ con buồn giận chúng con.  Cám ơn Chúa!”  Em Gioanna thưa: “Amen”.

            Martinô và Gioanna đứng dậy, bái Chúa rồi ra về, lòng đầy tin cậy Chúa biết rõ những gì gia đình các em cần.  Vừa thấy hai con, bà không thấy chúng cầm gì thì biết ngay chúng đã gặp ai và hành động thế nào rồi.  Bà cũng suy nghĩ có đánh,  có la mắng chúng lúc này cũng chẳng ích gì.  Vả lại, bà cũng từng bảo các con phải thương giúp người nghèo.  Bà quay vào và liên tưởng đến người chồng, với lời cầu nguyện:  “Lạy Chúa, xin cho ba tụi nhỏ sớm nghĩ lại, để chúng con có của nuôi thân, và có thể làm phúc cho cả những người nghèo nữa!”

            Khi Martinô được 8 tuổi, tức năm 1587, ông Gioan Porres, một sĩ quan Tây Ban Nha, đã hồi tâm và trở về chăm sóc mẹ con bà Anna Velasquez.  Ông đã đem hai con gửi trọ học ở nhà ông chú tên là Giacôbê tại Equador.  Ở đây các em được chú thương yêu và thuê người giám hộ tốt để dạy về chữ nghĩa và đức tính.  Martinô là cậu học sinh ngoan và thông minh.  Sau hai năm, cha cậu để Gioanna ở lại tiếp tục học, còn Martinô, ông bắt về ở bên mẹ tại Lima.  Ông căn dặn Martinô: “Con phải học nghề hớt tóc.  Cha hy vọng con sẽ cố gắng học, và cố gắng trở nên người Công giáo tốt”.  Martinô đã vâng lời cha và cố gắng học cũng như sống đạo tốt.

            Thời đó và trong hoàn cảnh sống tại Lima, thợ hớt tóc đồng thời cũng là “thầy lang”.  Họ phải học biết các kiến thức y học phổ thông, như biết bắt mạch chẩn bệnh,  biết băng bó vết thương, biết chữa các bệnh cảm cúm, sốt rét, biết nắn khớp xương và pha thuốc.  Martinô rất thích nghề này.  Cậu thưa với mẹ:  “Mẹ ơi, tập nghề hớt tóc là một nghề cao cả, mẹ ạ.  Học nghề này con có thể  giúp đỡ những người nghèo khó được nhiều, mẹ nhỉ!”  Mẹ cậu khích lệ con:  “Martinô, con là một đứa trẻ tốt.  Xin Chúa chúc lành và luôn gìn giữ con tốt mãi như vậy!”  Martinô thưa lại:  “Thưa me, đó là điều con hằng cầu nguyện mỗi sáng trong thánh lễ, và Chúa đã giúp con.  Ngài biến đổi con, giúp con học nghề này cho đạt kết quả tốt”.

            Sau hai năm học nghề, lúc 12 tuổi, Martinô vui vẻ và hăng say hành nghề.  Mỗi sáng, cậu tham dự Thánh lễ, có khi giúp lễ nhiều bao nhiêu có thể, tại nhà thờ Thánh Ladarô.  Sau đó, mang đồ nghề đi rảo quanh khắp xóm dân nghèo, tới đến với những người già yếu, tàn tật để săn sóc bệnh tật cho họ mà không lấy công.  Nhiều đêm cậu cũng phải thức để chăm sóc các con bệnh đang cần đến cậu.  Nhất là những người hấp hối cần cậu ở bên khích lệ họ tin tưởng vào Chúa, và giúp họ dâng lên Ngài những bệnh tật đau khổ.

            Năm lên 15, Martinô xin mẹ dẫn đến tu viện Mân Côi của các cha Dòng Ðaminh tại Lima để xin đi tu.  Tuy mẹ mong muốn con làm linh mục hay ít là làm thầy Dòng nhưng Martinô xin mẹ ưng thuận để cậu chỉ xin làm người giúp việc trong Dòng mà thôi.  Bà hỏi con: “Tại sao con không muốn làm linh mục hoặc thầy Dòng, mà lại chỉ muốn làm người giúp việc thôi?”  Cậu thưa: “Vì con không muốn trở nên người quan trọng.  Con chỉ muốn chu toàn những việc tầm thường vì yêu mến Chúa.  Xin mẹ vui lòng chấp nhận ước nguyện của con!”  Bà quyết định: “Ðược rồi, xin Chúa chúc lành cho con; còn trong tu viện, con muốn ở bậc nào tùy ý con chọn, mẹ chỉ xin con nhớ cầu nguyện cho mẹ”.  Trước đây cha Tu viện trưởng cũng đã nhiều lấn nghe biết về cậu Martinô, nên người đã ưng thuận.  Thế là Martinô được gia nhập tu viện, mang y phục người giúp việc trong Dòng Ðaminh.  Cậu cảm thấy mình đã được thuộc trọn về Chúa và Ðức Mẹ.

            Trong bậc giúp việc, Martinô đảm nhận nhiều công tác, như hớt tóc,  coi nhà giặt, phụ trách phòng y tế, Martinô rất vui trong việc phụng vụ tha nhân.  Bệnh nhân đầu tiên trong Dòng mà Martinô săn sóc, đó là Cha Phêrô.  Một chân cha bị thương và lại bị nhiễm trùng, cần phải giải phẫu và cưa chân để cứu sinh mạng.  Vì quá đau nên Cha Phêrô có phần bất nhẫn.  Tới bữa, Martinô dọn một đĩa rau tươi với những trái ôliu thật ngon mang tới Cha.  Ðến phòng, Maritnô gõ cửa.  Có tiếng từ trong đáp ra: “Ði chỗ khác, để  cho tôi yên”.  Bất kể tiếng la quát cứng cỏi của Cha, cậu cứ điềm tĩnnh đẩy cửa bước vào.  Với giọng săn sóc cậu hỏi: “Cha Phêrô ơi, Cha có thích dùng chút rau tươi tuyệt ngon này không?”  Cha Phêrô mở  to đôi mắt ngạc nhiên: “Sao lại không?  Tôi đang thèm rau tươi đây.  Sao cậu đoán được ý tôi?”  Cha Phêrô ngồi dậy và dùng một cách ngon lành, “Cảm ơn Martinô nhé!”  Cậu mỉm cười thưa: “Bây giờ để con thay băng cho Cha nhé?”  Cha cũng mỉm cười đồng ý.

            Thế là vừa thay băng Martinô vừa nói với Cha, “Thưa Cha, chắc Cha tin rằng Chúa sẽ  chữa lành vết thương của Cha chứ?”  “Martinô, con hãy cầu nguyện, để Chúa chữa lành vết thương của Cha!  Còn Cha, dù có chết Cha cũng không muốn giải phẫu!”

            Vừa ra khỏi phòng Cha Phêrô, Martinô lên ngay nhà nguyện, quỳ cầu nguyện trước Nhà Tạm: “Lạy Chúa chí ái, xin chữa lành chân Cha Phêrô.  Chúa đã từng chữa nhiều người khác, chẳng có gi mà Chúa không làm được.  Con tin Chúa”.  Tối hôm đó, khi Martinô trở lại thăm Cha Phêrô, cậu đã thấy Cha đang đi đi lại lại trong phòng!  Vừa thấy cậu, Cha kêu lên: “Martinô, Martinô! con đã chữa lành vết thương của Cha rồi!  Cha không biết phải cám ơn con thế nào.  Con rời khỏi đây chừng nửa giờ, thì chỗ bị sưng xẹp xuống và cơn đau cũng biến mất.  Con vừa làm một phép lạ đó!”  Martinô thưa lại, “Xin Cha đừng nói như vậy, con chỉ thay băng cho Cha thôi, chính Chúa mới làm cho vết thương Cha lành”.  “Ðúng rồi, nhưng nếu con không cầu nguyện, chắc chắn Cha cũng chưa khỏi!”

            Không những Martinô hết lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, cậu  còn săn sóc và bảo vệ sự sống của các con vật nữa.  Các chú chim đến với cậu để kiếm ăn, các con mèo hoang cũng vậy.  Cậu luôn dự trữ sẵn đồ ăn cho chúng.  Một hôm, đàn chuột cắn đồ lễ tại Cung thánh, thầy phụ trách đã trình Cha Bề trên và xin để cậu Martinô diệt chúng, cậu bèn cầu nguyện, rồi đi lên phòng thánh.  Vừa bắt gặp một chú chuột, Martinô gọi nó, nó đã ngoan ngoãn chạy lại bên cậu, Martinô nói: “Bây giờ chú hãy nghe cho kỹ... chú và các chuột khác phải rời khỏi phòng thánh này ngay, vì các chú đã cắn áo lễ.  Chúa không hài lòng với các chú về việc này.  Vậy các chú bảo nhau thu dọn ra ở chuồng bò.  Tôi sẽ đem đồ ăn đến cho các chú.  Hiểu chưa?”

            Con chuột gật đầu rồi chạy mất.  Một lát sau, nó dẫn một đàn chuột theo, nhắm thẳng hướng tay Martinô chỉ ra chuồng bò.  Thầy phụ trách Cung thánh cũng hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến đàn chuột đang đi theo hướng tay Martinô chỉ.  Thầy đã lên trình Cha Bề trên về hiện tượng lạ lùng ấy.  Và từ đó, không còn thấy lũ chuột cắn đồ lễ nữa.

            Chín năm Martinô ở bậc giúp việc; đến năm 1603, khi anh đã 24 tuổi, các Bề trên nhận thấy ơn Chúa thương Martinô nhiều.  Anh đã khiêm nhượng xin ở bậc giúp việc chứ không dám xin ở bậc các thầy.  Các Bề trên và tất cả nhà Dòng đều nhận thấy anh sống đời cầu nguyện, khiêm nhượng thống hối và  bác ái gương mẫu nên đã quyết định cho anh lên bậc tu sĩ thực thụ.  Bề trên gọi Martinô và bảo: “Martinô, từ nay con không còn là người giúp việc nữa.  Con sẽ là một Thầy Dòng”.  Martinô thưa lại, “Thưa Cha, con bất xứng!”  “Việc đó Cha chịu trách nhiệm.  Con hãy mời mẹ con llên đây dự lễ Mặc áo Dòng!”
            Khi được tin, mẹ cậu đã hết sức vui mừng.                     



            Sau ngày Mặc áo Dòng, Martinô đã nhận thêm những trách vụ mới, như việc săn sóc những người nghèo khó bằng những lời: “Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành, gia tăng lương thực này, và xin Người thánh hóa tất cả những ai dùng của ăn này”.  Lời nguyện này luôn luôn thấy hiệu lực.  Bất kể người được ít kẻ được nhiều, không một ai đến xin ăn mà phải về tay không.  Ai nấy đều được no đủ và hài lòng với thầy Martinô.

            Một hôm, lúc thầy Martinô đem những ổ bánh cuối cùng trong kho nhà Dòng phát cho người nghèo, làm ông giúp việc nấu bếp lo lắng.  Ông chạy đến thưa Cha Bề trên, nhưng ngài điềm tĩnh đáp: “Ông đừng lo,  thầy Martinô không phát hết đâu, bánh sẽ còn đủ cho cả chúng ta nữa”.

            Quả đúng như lời Cha Bề trên, vì hằng ngày, không rõ số bánh thầy Martinô đã cho đi  bao nhiêu, nhưng các thầy vẫn luôn luôn có đủ bánh dùng.

            Thầy Martinô luôn làm các việc bình thường trở nên những việc khác thường bằng tình yêu mến Chúa “hết lòng, hết sức, hết linh hồn” và phục vụ “yêu thương” anh em đồng bào theo giới răn bác ái của Chúa.  Thầy thể hiện hai giới răn này suốt từ khi có trí khôn.  Suốt hơn 45 năm sống đời khiêm hạ và bác ái trong Dòng Thánh Ðaminh tại Lima, Martinô tận tâm phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân, những người nghèo khó và các trẻ em mồ côi.  Thầy sống rất đẹp lòng Chúa nên Ngài đã làm bao nhiêu điều lạ lùng qua lời cầu nguyện của Thầy: như các lần thị kiến, xuất thần, đánh  tội nhiệm nhặt, ở hai nơi một trật, thông hiểu thần học, làm phép lạ  chữa lành bệnh nhân, cảm  thông hiểu biết cũng như sai khiến được các con vật vô tri.

            Thầy sống thật xứng đáng là một tu sĩ gương mẫu trong đức vâng lời trọn hảo, đức khiêm nhượng thẳm sâu, và lòng thương yêu đối với các thụ tạo của Thiên Chúa.  Vị Thánh hai dòng máu Tây Ban Nha và Pêru da mầu này đã thể hiện tình yêu thương với mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da hay quốc tịch.  Thầy phục vụ Chúa Kitô trong mọi người, vô điều kiện và vô  giới hạn.  Trong những đêm dài cầu nguyện và thông hối, Martinô được đói khát tình yêu Thiên Chúa,  và trong những ngày dài Thầy dành để săn sóc các bệnh nhân, nuôi dưỡng người nghèo,  thi hành các công việc lao tác của nhà Dòng với một lòng khao khát cứu rỗi các linh hồn.  Ðời sống thánh thiện của Thầy khiến cho các Bề trên và cả tu viện coi Thầy như một vị linh hướng gương mẫu của họ.  Chính Thầy đã khiêm nhượng tự  xưng mình là “người nô lệ hèn mọn” hoặc là “con chó lai = Mulatto dog”.  Nhưng người dương thời gọi Martinô là “Cha bác ái” và “Cha của người nghèo”.

            Ðầu tháng 11 năm 1639, gần ngày sinh nhật thứ 60, Thầy ngã lâm trọng bệnh, suốt ba ngày chịu đau khổ cách can đảm.  Trong khi  đó, những người từng được Thầy săn sóc giúp đỡ, đã cầu nguyện và khóc thương Thầy bên ngoài tu viện.  Ðến ngày thứ tư, bệnh tình của Thầy có phần thuyên giảm.  Ðức Mẹ và Thánh Ðaminh đã hiện ra để yên ủi Thầy.  Martinô đã mời Bề trên và mọi anh em trong tu viện tới.  Họ đến để cầu nguyện cho Thầy trong cơn hấp hối.  Cha Bề trên hỏi: “Thầy Martinô, Thầy muốn chúng tôi hát bài ca nào để tiễn đưa Thầy?”  Thầy đáp lại, “Xin hát kinh Tin kính”.

            Thế là toàn thể anh em cao giọng cất lên bài ca tuyên xin Ðức Tin.  Tới câu “Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình” thì Thầy nhắm mắt lìa trần, linh hồn bay về với Ðấng mà các tu sĩ đang tung hô ca ngợi.  Hôm đó là ngày 4 tháng 11 năm 1639.

            Ðức Thánh Cha Gioan XXIII đã  phong thánh cho Thầy Martinô đe Porres ngày 6 tháng 5 năm 1962, và gọi người là “Martinô Bác Ái”.  Lễ kính Thánh nhân trong toàn thể Giáo Hội được ấn định vào ngày 3 tháng 11 hằng năm.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC

Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC 
GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG

Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một gia đình vọng tộc. Ngài là người thứ ba trong số 9 người con của cụ Micae Ngô Đình Khả, một đại thần dưới triều Thành Thái và Duy Tân, nguyên quán làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.



Thiếu thời, cậu Ngô Đình Thục theo học tại trường Pellerin, một tư thục do Sư Huynh La San điều khiển, từ năm 1904, năm thành lập trường, đến năm 1908.
Tháng 09-1909, vào Tiểu Chủng Viện An Ninh, Quảng Trị.
Đến tháng 09-1917, vào Đại Chủng Viện Phú Xuân thuộc Giáo phận Huế.

Tháng 11-1919, Giám mục Eugène Allys (Lý, 1852-1936) gửi du học trường Truyến giáo Roma. Thời gian này, vào tháng 12-1922 Thượng thư Phêrô Nguyễn Hữu Bài (1863-1935) nhân tháp tùng vua Khải Định sang Pháp đã đến Roma. Thầy Ngô Đình Thục được tháo tùng cụ Nguyễn Hữu Bài vào yết kiến Đức Giáo Hoàng Piô XI (Báo Nam Kỳ Địa Phận số 719, ngày 21-12-1922).
Trong quá trình du học Roma, lần lượt Thầy Ngô Đình Thục đỗ các bằng cấp : Tiến sĩ Triết học năm 1922, Tiến sĩ Thần học năm 1926.

Ngày 20-12-1925, tại Roma, Đức Hồng Y Van Rossum phong chức linh mục cho Thầy Ngô Đình Thục. Sau đó, linh mục Ngô Đình Thục tiếp tục học thêm một năm ở Đại học Appolinaire lấy bằng Tiến sĩ Giáo luật, năm 1927.
Linh mục Ngô Đình Thục qua Pháp học tại Institut Catholique de Paris từ tháng 10-1927 đến tháng 06-1929 và đỗ Cử nhân Văn chương.

Về Việt Nam năm 1929, linh mục Ngô Đình Thục làm giáo sư dòng Thánh Tâm ở Phường Đúc (Trường An) Huế, từ tháng 11-1929. Đến tháng 9-1931, Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo, 1873-1936) bổ nhiệm giáo sư Đại Chủng Viện Phú Xuân, Huế.
Tháng 10-1933, làm Giám đốc trường Thiên Hựu (Providence), một tư thục Công giáo tại Huế.
Năm 1935, làm Chủ nhiệm báo Sacerdos Indosinensis.
Ngày 08-01-1938 Toà thánh Vatican thành lập giáo phận mới : Vĩnh Long, bao gồm tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và 2 quận thuộc tỉnh Cần Thơ : Cầu Kè và Trà Ôn. Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục làm Giám mục Hiệu toà Sæsina lãnh đạo tân giáo phận.
Ngày 04-05-1938, tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam Huế, Khâm sứ Tông toà Antonin Drapier chủ lễ tấn phong tân Giám mục Ngô Đình Thục. Đây là vị Giám mục người Việt Nam thứ ba.
Ngày 23-06-1938 Đức cha Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận với khẩu hiệu "Chiến sĩ Chúa Kitô". Đây là vị Giám mục tiên khởi của tân giáo phận Vĩnh Long.
Từ 23-06-1938 đến 24-11-1960 suốt nhiệm kỳ 23 năm, Đức Cha Ngô Đình Thục có những hoạt động xây dựng giáo phận Vĩnh Long.

Về mặt Đạo

Mua một toà tư gia để làm trụ sở Toà Giám mục.
Lập Tiểi Chủng Viện Á Thánh Minh năm 1944 gồm 3 lớp, khai giảng ngày 15-08-1944 ban đầu có 15 chủng sinh.
Số linh mục tăng đến 80 vị (1938 : 50 vị).Gửi linh mục du học.
Dòng Thầy giảng Cái Nhum được sửa đổi và mang tên mới : Dòng Sư Huynh Kitô Vua, Thầy Bề trên được Toà Thánh cho phép chịu chức linh mục.
Cải tiến Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Cái Nhum, các nữ tu được gửi đi học các trường trung học và đại học.
Tổ chức khoá huấn luyện thanh niên, hoạt động Công giáo Tiến hành...
Về Văn hoá và Xã hội.
Xây dựng 6 trường tư thục Trung học, thâu nhận học sinh Công giáo và không Công giáo.
Xây cất dưỡng đường Á Thánh Minh ở Vĩnh Long và dưỡng đường thánh Phêrô ở Sài Gòn.
Xây nhà Xã hội tại thị xã Vĩnh Long làm nhà đọc sách, diễn thuyết, sinh hoạt.
Trùng tu nhiều cô nhi viện của giáo phận.
TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Năm 1960 Giáo Hội Công giáo Việt Nam qua một bước ngoặc mới : Toà thánh lập hàng giáo phẩm Chính toà với 3 Tổng giáo phận : Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giám mục Ngô Đình Thục được thăng Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế.

Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện được cử làm Giám mục giáo phận Vĩnh Long thay thế Đức cha Ngô Đình Thục.

Ngày 12-04-1961 Tổng Giám mục Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận Huế, là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên lãnh đạo giáo phận.

Trong một thời gian ngắn ngủi từ năm 1962-1963 Đức cha Ngô Đình Thục đã thực hiện cho giáo phận nhiều công trình :

- Trùng tu Toà Giám mục và cơ sở Nhà Chung.
- Sửa sang thêm Đại Chủng Viện Phú Xuân Huế, mời các linh mục giáo sư Hội Xuân Bích (Saint Sulpice) giảng dạy. Thành lập Liên chủng viện cho toàn Tổng giáo phận.
- Thành lập chủng viện mới : Tiểu Chủng Viện HOAN-THIỆN (tên hai vị thánh Tử Đạo Đoạn Trinh Hoan và Trần Văn Thiện).

- Năm 1962, thống nhất các dòng Mến Thánh gía trong giáo phận, gồm các nhà dòng ở Di Loan (dời vào La Vang), Tam Toà (dời vào Kim Long), Kẻ Bàng (sát nhập vào Phủ Cam), Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu. Sáu nhà nhập lại thống nhất thành DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỪA SAI HUẾ, nay là Dòng Mến Thánh Giá Huế.

- Trùng tu và tân tạo khu La Vang trở thành trung tâm hành hương của giáo dân Việt Nam. Xin Toà thánh nâng thánh đường La Vang lên bậc "Vương cung thánh đường".
La Vang sẽ trở thành trung tâm hành hương cầu nguyện sùng kính Đức Mẹ, trung tâm tĩnh tâm "cấm phòng", hội Minh niên cho giáo dân.

Để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, giáo phận có tờ Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" do LM. Trần Văn Tường làm Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh làm chủ bút và Thư ký toà soạn là LM. Nguyễn Kim Bình, Tổng Quản lý là ông Phạm Quang Lộc.
Số 1 Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" ra đời vào tháng 08-1961. Từ đó đã thu hút đông đảo người đọc và người viết cộng tác.
- Giáo phận Huế còn có Nguyệ san "Nguồn sống" do LM. Trần Hữu Tôn Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh Chủ bút và GS. Võ Long Tê Tổng thư ký Toà soạn.

- Một công trình lớn, là công trình cuối cùng của Đức Cha Ngô Đình Thục ở giáo phận HUế là tân tạo nhà thờ Chánh toà Phủ Cam.
Nhà thờ cổ kính được xây cất từ 1898 đã xuống cấp trầm trọng, Đức cha cho triệt hạ để xây một thánh đường mới tân kỳ, đồ sộ theo đề án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Tiếc thay, vì đến cuối năm 1963 Đức cha phải sống lưu vong ở hải ngoại, ngôi thánh đường đang dở dang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện trạng như ngày nay.
Cơn khủng hoảng tinh thần của TGM Ngô Đình Thục
Tháng 08-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam vĩ tuyến 17 đi sâu vào cơn dông tố khủng hoảng có nguy cơ sụp đổ TGM Ngô Đình Thục cũng là một mục tiêu mà lực lượng chống chế độ họ Ngô nhắm vào. Vì vậy Khâm sứ Tòa thánh tại Sài Gòn bấy giờ là Đức cha Salvator Asta, người mà TGM Ngô Đình Thục đóng vai phụ phong Giám mục tại Roma vào năm 1962, đã thúc đẩy TGM Ngô Đình Thục nhanh chóng rời khỏi Việt Nam sang dự Công Đồng Vatican II. Đây là kế "dĩ đào vi thượng", có lẽ theo suy nghĩ và hiểu biết tình thế của Khâm sứ Tòa thánh Asta lúc bấy giờ.

Thời gian dự Công Đồng rồi lưu vong ở Âu Châu, TGM Ngô Đình Thục nhận được những tin ''sét đánh'' : chính quyền Sài Gòn bị lật đổ, hai người em ruột là ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị giết chết, rồi sau đó một người em nữa là ông Ngô Đình Cẩn bị phe đảo chính xử tử. Bà thân mẫu tạ thế. Cả đại gia đình họ Ngô bị tan nát trong bi thảm.

Lúc mà anh em "sống chết có nhau" thì Đức cha phải lìa xa gia đình, quê hương đơn độc nơi xứ ngườì... đương nhiên tạo nên sự suy sụp tinh thần khủng khiếp cho TGM Ngô Đình Thục. Cộng thêm những biến cố canh tân Giáo hội tày trời của Công Đồng Vatican II mà TGM Ngô Đình Thục không chấp nhận.

Nghe nói rằng khi Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ bị ám sát, sau l tháng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết, thì Công Đồng làm lễ cầu hồn "cho một vị nguyên thủ quốc gia, người có đạo Công giáo". Nhưng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết thì Công Đồng không làm lễ cầu hồn. Cả hai ông, đều là Tổng thống, đều là vị nguyên thủ quốc gia, đều là tín đồ Công giáo.

Tất cả đó đã kết đọng lại nơi con người đã từng xuất sắc đoạt "tam giải khôi nguyên Tiến sĩ" Ngô Đình Thục, con người mới ngày nào đã nhìn thấy tột đỉnh danh vọng cả đạo lẫn đời cho gia đình Ngài, nay bỗng nhiên bị hụt hẫng đen tối, đã đưa TGM tới con đường chống lại Tòa thánh Roma.

Ly khai Giáo hội La Mã :
Những cải tổ Giáo hội theo Công Đồng Vatican II đã đưa đến sự chống đối của những người cùng chung một não trạng, quan điểm. Đó là một số Giám mục mà người ta thường gọi là phái "bảo thủ", ví dụ Giám mục Lefèvre thuộc dòng Phanxicô ở Rochester New York. Vị Giám mục này chống lại Giáo hội Công giáo từ thời Đức Phao lô VI, bị Tòa thánh lên án phạt ''vạ tuyệt thông", Lefèvre đã ly khai Giáo hội La Mã.

Đức cha Ngô Đình Thục đã theo Giám mục Lefèvre từ năm 1976, lập phong trào "Giáo hội La Mã Chính thống" (Orthodox Roman catholic movement, gọi tắt là ORCM) qui tụ Giám mục ly khai Lefèvre và các Giám mục được TGM Ngô Đình Thục phong chức bất hợp pháp như Louis Vezelis cũng ở Rochester, New York. TGM Ngô Đình Thục và nhóm người trong ORCM chống Tòa thánh Roma mãnh liệt đến độ Tòa thánh phải ra ''vạ tuyệt thông" lần này đến lần khác.

Giám mục ly khai Lefèvre, Louis Vezelis đưa TGM Ngô Đình Thục vào cư trú trong dòng Phanxicô ở Rochester, New York (Hoa Kỳ) để cô lập và dễ bề lợi dụng danh nghĩa TGM Ngô Đình Thục để tuyên truyền trên sách báo của nhóm chống lại Tòa thánh Roma.
Được giải thoát và được Toà thánh "giải vạ":
Nhóm ORCM của Giám mục Lefèvre cô lập Đức cha Ngô Đình Thục trong dòng Phanxicô Friars, Rochester, NY. Họ không cho Đức cha Thục liên lạc bên ngoài, chỉ lo ăn ở, áo quần mặc mà không cho tiền đi đâu cả.

Trong cô đơn, chắc chắn Đức cha nhớ bà con, bạn bè, anh em và đau khổ suy nghĩ... Và Đức cha đã được giải thoát.
Công cuộc giải thoát Đức cha Thục diễn tiến rất gay cấn mà tế nhị do sự khôn khéo của những nhân vật giúp đỡ Đức cha cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là linh mục Phêrô Trần Văn Điển, người giáo phận Huế hưu dưỡng tại dòng Đồng Công Việt Nam ở Hoa Kỳ; linh mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp Giám đốc dòng Đồng Công Việt Nam tại Carthage, Missouri (Hoa Kỳ); ông Trần Đình Thường chủ một khách sạn ở New York; ông Hoàng Ngọc Trợ ở Hoa Kỳ đã từng làm việc với Đức cha Thục ở Huế trước kia.

Trước Tết 1984 do tình cờ một linh mục Việt Nam ở New York khám phá biết được sự hiện diện của Đức cha Thục tại nhà dòng Phanxicô Friars, Rochester, NY. Tin này đến tai ông Trần Đình Trường ở New York và rồi đến tai linh mục Trần Văn Điển ở dòng Đồng Công Carthage, Missouri. Linh mục Trần Văn Điển viết thư cho ông Hoàng Ngọc Trợ ở Centralia bảo ông Hoàng Ngọc Trợ điện thoại xin gặp Đức cha Thục. Trong câu chuyện thăm hỏi, Đức cha Thục ngỏ ý muốn đi qua Cali thăm bà con mà không có tiền!

Nhân dịp Tết Giáp Tý, 1984, cha già Điển bay qua New York xin vào thăm Đức cha Thục đang trú ngụ trong dòng Phanxicô của Lefèvre. Cha Điển mời Đức cha Thục đi dự lễ Tổ Tiên đầu năm mới do đồng bào Việt Nam tổ chức tại Washington D.C. Chuyến xe cha già Điển, cha Nguyễn Đức Thiệp và ông Trần Đình Trường chở Đức cha Thục dừng lại ở New York để lấy nhiên liệu rồi tức tốc chạy đến Washington, lái vào Tòa Khâm sứ Tông tòa. Giám mục giả Vezelis cho một người đi theo làm cận vệ để giữ Đức cha Thục. Hai bên giằng co và đưa ra cảnh sát phân xử. Cảnh sát tuyên bố Đức cha Thục có toàn quyển chọn nơi cư trú. Thế là Đức cha Thục lớn tiếng chọn cộng đồng người Việt và Tòa thánh La Mã. Ý chí của cụ già 87 tuổi Ngô Đình Thục đã dứt khoát giải thoát được Ngài.

Cha Điển đưa Đức cha Thục đến gặp Khâm sứ Tòa thánh để làm giấy tờ hòa giải gửi về Roma. Sau đó ông Trần Đình Trường đưa Đức cha Thục đến tạm trú tại khách sạn của ông ở New York. Đến ngày 25-02-1984, TGM Ngô Đình Thục đáp máy bay về dòng Đồng Công Việt Nam ở Missouri Orléans. Cha Điển lo liệu đủ tiện nghi chỗ ăn, ở, làm việc, mua sắm áo mũ gậy Giám mục, có người của dòng giúp đỡ cần kề ngày đêm.

Thoát được vòng vây của nhóm ORCM, TGM Ngô Đình Thục xúc tiến việc xin Tòa thánh "giải vạ". Tháng 06-1984 Cha Giám đốc dòng Đồng Công Nguyễn Đức Thiệp đi Roma theo dõi giấy tờ ''giải vạ" cho TGM Ngô Đình Thục. Cuối cùng giấy tờ chính thức từ Roma cũng đến tay TGM Ngô Đình Thục. Người ta chuẩn bị máy ảnh để chụp cảnh TGM Ngô Đình Thục ký tên vào giấy tờ hòa giải với Tòa thánh. Nhờ vậy, xóa tan được luận điệu của nhóm ORCM bịa đặt rằng trên giấy tờ gửi Tòa thánh không mang chữ ký của TGM Ngô Đình Thục.

Với tư cách là một TGM của Tòa thánh đã được "giải vạ'', Đức cha Thục chủ tọa đại lễ ngày Thánh Mẫu ở Carthage vào tháng 08-1984. Lời TGM nói trước lễ và có lẽ cũng là những lời cuối cùng trong đời của TGM Ngô Đình Thục : ''Từ 20 năm, tôi chưa hề thấy người Việt đông như thế này. Nay Mẹ đưa tôi về đây gặp anh chị em lần sau hết. Xin phú thác anh chị em và cũng là đại diện cho dân Việt Nam trong Thánh Tâm Mẹ. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi được chết lành".

Vĩnh biệt . . .

Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, nguyên Tổng Giám Mục Huế, Việt Nam sau một thời gian tĩnh dưỡng tại Giáo Sĩ Dưỡng Đường thuộc Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, Carthage, Missouri. Đến ngày 05 tháng 12 năm 1984, TGM Ngô Đình Thục trở bệnh. Đưa đến bệnh viện St John, Joplin, Ngài tắt thở vào lúc 11 giờ sáng, ngày 12-12-1984, tại Bệnh Viện St.John, Joplin, Missouri.

Lễ an táng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô được cử hành hồi 11 giờ sáng, ngày 22-12-1984, tại Nhà Thờ Immaculate Conception, Springfield, Missouri, và Lễ Hạ Quan tại Nghĩa Trang Resurrection của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri, Hoa Kỳ.

http://giaophanvinhlong.net/Duc-Cha-Phero-Ngo-Dinh-Thuc.html

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Chúa Nhật 20/5/2018



XIN NGÔI BA THIÊN CHÚA
Sáng Tác: Lm. Kim Long
Ca Trưởng: Phạm Long
Pianist: Tuấn

ĐK. Xin Ngôi Ba Thiên Chúa ngự xuống trên chúng con, ban hồng ân chan chứa thấm nhuần hồn xác chúng con, biến chúng con thành những chiến sĩ theo Chúa Ki - tô, thành nhân chứng Nước Trời cho muôn người trong khắp nơi.
1. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, lòng vạn lòng đợi trông Ngài soi sáng, và luyện lọc hầu mong được xứng đáng với danh hiệu Đền Thánh Chúa cao quang.
2. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm ủi an kẻ than khóc, là mạch nguồn tràn lan mọi ơn phúc suối êm dịu hàn gắn những thương đau.
3. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, này trần hoàn ngợp trong màn u tối, nguyện cầu Ngài dủ thương hằng soi lối, dẫn muôn người tìm đến chốn quang vinh.
4. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm cậy trông hồi xao xuyến, nguồn trợ lực kẻ lâm vòng chinh chiến chính sức mạnh trợ giúp giáo dân liên.





---------------
GIỌT LỆ ĂN NĂN Sáng tác Giang Ân Thể hiện Xuân Phú Thánh Ca Karaoke Slideshow
1. Giọt lệ ăn năn sám hối, là giọt lệ xin ơn tha thứ, những lỗi lầm qua, bao ngày tháng xa, ân tình. Tình Ngài luôn luôn chan chứa, gọi con đoan hứa, mối tình thủy chung, trở về với Cha, ân tình thiết tha. ĐK. Tình Chúa cho màu nắng lên, cho mùa đông lạnh giá thôi buồn, cho xuân về ấm áp tình thương, cho cuộc đời vơi gánh phong sương, cho lòng người có Chúa tựa nương. 2. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ đêm đêm thao thức, mỏi mòn ngóng trông mong được thứ tha tội tình. Cuộc đời bao phen vấp ngã tưởng rằng như đã mất tình Chúa yêu, nhưng nào có hay tay Ngài đỡ nâng. 3. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ xin cho thế giới, biết tìm mến thương giữa đời khổ đau lụy phiền. Tìm về tin yêu nơi Chúa tình không héo úa, Chúa là khát khao của người khổ đau đi tìm ủi an. 4. Giọt lệ ăn năn sám hối là giọt lệ an vui trong Chúa, biết rằng Chúa luôn quên tội lỗi xưa thật rồi. Và Ngài yêu thương nên đã chịu mang thánh giá, nói lời khát khao cho tình vút cao trên Thập giá kia.

--------

Khúc Hát Tạ Ơn

Thánh Ca Slideshow Music Video Tác Giả: Đinh Công Huỳnh Thể Hiện: Thuỳ Dương



Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16. về Đức Chúa Thánh Thần


1. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần
“Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống nói cho chúng ta, Đức Chúa Thánh Thần là ngọn lửa, Chúa Kitô là một Prometheus đích thực đã mang lửa từ trời xuống. Vâng, con người cần phải có lửa, để không trở thành một thực vật nhàm chán. Thiên Chúa đã tạo thành con người như thế, nhưng lửa như sức mạnh cứu chữa không do Titan mang đến, mà do Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Đấng là lửa tình yêu, để nhờ những bức tường thù địch bị phá đổ, và để cho lửa biến đổi thành sức mạnh của tình yêu cho một thế giới mới.
Đạo Kitô giáo là lửa, nên không có sự nhàm chán. Kitô giáo đòi hỏi chúng ta sự đam mê nhiệt thành đứng về phía đức tin, đứng về phía Chúa Giêsu Kitô và từ đó đổi mới trần gian”.
Joseph Ratzinger Benedickt XVI. Über den Heiligen Geist, Sankt Ulrich 2012, Augsburg, Trang 22-23.
2. Hơi thở sáng tạo
“Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các Tông đồ, Người thổi hơi vào các Ông và nói: Anh em hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, người đó được tha. Anh em cầm buộc ai, người đó bị cầm buộc. (Ga 20,22). Chúa Giêsu thổi hơi vào các Tông đồ và truyền sang cho họ Chúa Thánh Thần, hơi thở thần linh của ngài.
Hơi thở của Chúa Giêsu là Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta nhận ra điều này trứơc hết nơi bài tường thuật về sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế: Thiên Chúa nặn thành hình dạng con người từ bùn đất và người thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống. (St 2,7). Con người là một loài thụ tạo chất chứa đầy mầu nhiệm bí ẩn có nền tảng xuất phát từ bùn đất, nhưng lại có hơi thở sức sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu hà hơi thở vào các Tông đồ và trao tặng họ điều mới, điều trọng đại với hơi thở của Thiên Chúa của chúng ta.
Nơi con người bây giờ có điều mới tuyệt đối, dầu họ có những giới hạn – đó là hơi thở của Thiên Chúa. Sự sống của Thiên Chúa có trong chúng ta . Hơi thở tình yêu của Người, hơi thở sự chân thật của Người, và hơi thở lòng khoan dung nhân hậu của Người.
Cũng thế chúng ta có thể căn cứ vào Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức mà nhận ra địa vị mới thuộc về Thiên Chúa.
Cùng với hơi thở của Chúa Giêsu, với ân đưc của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa nối liền quyền năng sự tha thứ làm hòa. Chúng ta đã nghe trước đó, Chúa Thánh Thần có sức mạnh tập họp lại thành một, phá xóa bỏ những biên giới và dẫn con người lại với nhau. Sức mạnh mở tung cánh cửa đóng kín và biến đổi phá đổ những tháp Babel, là sức mạnh của sự tha thứ làm hòa. Chúa Giêsu có thể bảo đảm sự tha thứ làm hòa và có toàn quyền nang tha thứ, vì Ngài đã chịu đựng những hậu qủa của tội lỗi và đã thiêu đốt nó trong ngọn lửa tình yêu”. (Trang 77-78)
3. Thần linh sáng tạo
“Buổi chiều áp lễ Chúa Thánh Thần, chúng ta tự hỏi: Đức Chúa Thánh Thần là ai, Ngài là gì vậy? Làm sao chúng ta có thể nhận ra Ngài? Chúng ta đến với Ngài thế nào được, và Ngài đến với chúng ta thế nào?
Thánh Thi ngày lễ Chúa Thánh Thần đưa ra cho chúng ta câu trả lời: Veni Creator Spiritus…. Xin Chúa Thánh Thần , Đấng sáng tạo tới. Câu thánh thi này dựa trên lời trong Kinh Thánh, là ngôn ngữ hình ảnh nói về sự sáng tạo vũ trụ thiên nhiên. Bài tường thuật sáng tạo viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên không gian lúc còn hỗn độn chưa có gì thành hình. Thế giới bây giờ chúng ta đang sống trong đó, là công trình của Thần Linh sáng tạo.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là khởi đầu của Hội Thánh Chúa ở trần gian. Lễ Đức Chúa Thánh Thần còn là lễ sáng tạo. Thế giới hiện hữu không do tự mình làm ra, nhưng do Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa, từ lời sáng tạo của Chúa. Và như thế phản chiếu lại sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa kêu gọi mọi người chúng ta sống lòng kính trọng. Người tín hữu Chúa Kitô tin nhận vào Thần linh sáng tạo, nhận ra rằng, thế giới trái đất này và những vật thể trong đó chúng ta không được lạm dụng xài phung phí như ý muốn, nhưng phải nhìn nhận công trình sự sáng tạo thiên nhiên là qùa tặng. Món qùa tặng đó không phải trao cho chúng ta để phá hoại, nhưng phải chăm sóc thành khu vườn của Thiên Chúa và thành khu vườn cho con người”. (Trang 84-85)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 27.05.2012


"Này bé, Thầy truyền cho con: Trỗi dậy đi!" Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. ( Mc.5, 41b-42a)




Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Các đức hồng y lên tiếng cảnh báo về sự bội giáo trong giáo hội đang diễn ra, và đó là dấu hiệu của thời kỳ cuối trước ngày Chúa Quang Lâm

Nguồn: https://www.lifesitenews.com/news/cardinal-raises-question-is-pope-francis-part-of-churchs-final-trial

Tác giả: John-Henry Westen

STECHT, Hà Lan, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (LifeSiteNews) – Đức Hồng y đã nói rằng Giáo Hoàng Phanxicô không duy trì đức tin chân chính của Giáo Hội khiến ông suy nghĩ về Giáo Lý và những lời tiên tri của Giáo Hội Công Giáo về “Dấu hiệu thời cuối” của Giáo Hội trước khi cuộc quang lâm trở lại lần thứ hai của Đức Kitô.
Đức Hồng Y Willem Eijk, 64 tuổi, Đức Tổng Giám mục Utrecht, đã đưa ra nhận xét đáng ngạc nhiên trong một bài báo được công bố ngày hôm nay tại tờ National Catholic Register.
Đức Hồng Y Eijk, được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phong chức Hồng Y vào năm 2012, nhận bằng y khoa trước khi thụ phong linh mục và tiếp tục hoàn thành ba tiến sĩ về y học, triết học và thần học.
Trong bài báo, Đức Hồng y than phiền sự thất bại của Giáo Hoàng Phanxicô đã không rõ ràng về câu hỏi về sự hòa giải với Tin Lành trong cuộc họp tuần trước tại Vatican với các giám mục Đức. Giáo Hoàng nói với các giám mục Đức nên có được sự đồng thuận nhất trí về vấn đề này, nhưng, Đức Hồng Y Eijk nói: Một cách đơn giản là Giáo Hoàng nên nhắc nhở họ về giáo lý và thực hành rõ ràng của Giáo Hội.
“Bởi vì không tạo ra sự rõ ràng, sự nhầm lẫn lớn lao được tạo ra giữa các tín hữu và sự hiệp nhất của Giáo Hội đang bị đe dọa,” ông nói.
Đức Hồng Y nói: “Quan sát rằng, các giám mục và trên tất cả người kế vị của Phêrô không duy trì và truyền đạt một cách chân thành và thống nhất nền tảng đức tin chứa đựng trong Truyền thống và Thánh Kinh, tôi không thể không nghĩ đến Điều 675 của Giáo lý Giáo hội Công giáo.”
Bài giảng, mà Đức Hồng Y trích dẫn đầy đủ, cảnh báo về một dấu hiệu sẽ “làm rung chuyển đức tin của nhiều tín hữu.” Nó tiên tri một cuộc bách hại “tiết lộ ‘bí ẩn của sự gian ác’ dưới hình thức một người đàn ông lừa dối Đức Tin. Một sự bội giáo và chối bỏ sự thật.”
Đức Hồng y Eijk cảnh báo công khai năm ngoái rằng, do không giảng rõ sự giảng dạy của Giáo Hội về ly dị và tái hôn, Giáo Hoàng Phanxicô đã làm “rạn nứt” Giáo Hội.
Đức Hồng y Eijk không phải là Hồng Y đầu tiên nhận ra sự nhầm lẫn trong Giáo Hội do Giáo Hoàng Francis gây ra như một dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng. Tại Diễn đàn Cuộc sống Rome năm ngoái, Đức Hồng y Carlo Caffarra cuối cùng đã nói về sự nhầm lẫn trong Giáo hội về hôn nhân và gia đình là việc thực hiện lời tiên tri mà ông nhận được.
Trong một bức thư Hồng y Caffarra nhận được từ Lucia, thị nhân Fatima đã viết rằng “trận chiến cuối cùng giữa Chúa và vương quốc Satan sẽ là về hôn nhân và gia đình.
Tại Diễn đàn Cuộc sống Rome Ngài nói: “Hiện ngay tại bây giờ, Trận chiến cuối cùng đang thực sự diễn ra”
Đức Hồng y Burke cũng đã xác định được sự nhầm lẫn và sai lầm trong Giáo hội Công giáo dưới thời Giáo hoàng Francis. “Người ta có thể có cảm nhận thấy rằng trong Giáo Hội đang lộ ra sự bất tuân đối với các huấn lệnh của Thiên Chúa,” Đức Hồng Y Burke nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Herald vào tháng Mười Một. “Vì vậy có lẽ chúng ta đã đến thời kỳ cuối cùng rồi.”