MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI TÔN GIÁO NÀY.
Chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã thiết lập hai giao ước chính thức, hai tôn giáo chính thức trên thế giới. Giao ước thứ nhất với Môsê, tức là giao ước cũ phát sinh từ trên núi Sinai. Giao ước thứ hai với Ðức Kitô, Môsê Mới, trên núi các mối phúc thật và được bảo chứng trên Núi Sọ. Sự khảo luận về việc cứu độ đến đây đã gần chấm dứt, thiết tưởng cũng nên nói ít lời về mối tương quan giữa hai giao ước ấy. Bởi vì có một mối tương quan rất rõ rệt. Ðức Kitô, mặc dù sinh ra do một nữ trinh, và như thế là có sự phá vỡ giữa cũ và mới, vẫn là thuộc dòng dõi Abraham và Ðavít. Sự việc này liên kết hai tôn giáo lại, và như thế chúng đều nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng mối tương quan thực ra ở chỗ nào ?
Ở đây, một lần nữa, chúng ta phải quay sang nhà thần học của Tân Ước, thánh Phaolô. Ðối với ông vốn là con người Biệt Phái đã được rèn luyện lâu năm để hiểu biết và yêu mến lề luật Môsê, vấn đề này có tầm quan trọng sâu xa. Ông giải thích mối tương quan giữa Dothái giáo và Kitô giáo bằng nhiều cách khác nhau, mà tất cả họp chung lại sẽ cho ta một hình ảnh đầy đủ.
Trước hết, Dothái giáo có nhiệm vụ làm quản giáo cho Kitô giáo, từ ngữ quản giáo ở đây có thể bị hiểu lầm. Nó được phiên dịch từ tiếng Hylạp và có nghĩa như người sư phạm. Ðể tránh lầm lẫn, nên nhớ luôn rằng đối với người Hylạp, người sư phạm là một người nô lệ dẫn đứa trẻ đi học, một khi đứa trẻ đã được đưa tới cửa trường, là nhiệm vụ của sư phạm đã xong. Từ ngữ quản giáo hay sư phạm mà Phaolô dùng để chỉ Dothái giáo phải được hiểu theo ý nghĩa này. Nhiệm vụ của Dothái giáo là dẫn thế giới tới cửa Ðức Kitô. Một khi đã tới đó, là nó đã xong nhiệm vụ, nói thế dĩ nhiên là không có ý làm suy giảm sự quan trọng công việc của nó, nhưng, và điều này được Phaolô nhấn mạnh, công việc của nó đến đây là chấm dứt. Thế giới đã được dẫn đưa tới cửa Ðức Kitô : Những ngày của Dothái giáo giáo đã hết rồi.
Một cách giải thích thứ hai, so sánh Dothái giáo như là một đứa trẻ, vị thành niên, còn Kitô giáo như là người lớn, đã thành niên. Trong thời gian đứa trẻ còn bé, nó được đối xử gần như một nô lệ, nó bị canh chừng và theo dõi. Gia tài đã được hứa cho nó rồi, nhưng nó không được hưởng và xử dụng. Một khi nó đã trưởng thành, tình thế đổi khác hẳn. Nó là một người con đã lớn, đã thành niên và là một người kế thừa có trọn quyền trên gia tài của mình. Dothái giáo so sánh với Kitô giáo, theo nhận xét của Phaolô, cũng gần tương tự như thế. Dothái giáo bao giờ cũng vẫn là non trẻ, được coi gần như nô lệ, và bị ràng buộc bằng đủ thứ luật lệ. Kitô giáo là người trưởng thành, được tự do trong sự tự do của Thánh Thần, và đã hưởng gia tài, là Thánh Thần mà Ðức Kitô Phục Sinh ban cho. Xin nhắc lại lần nữa Phaolô không bao giờ có ý mạt sát Dothái giáo. Tóm lại người trưởng thành là người đã đạt tới giai đoạn một đứa trẻ phải tới. Câu "Ðứa trẻ là cha của người lớn" (Child is father of the man) là theo nghĩa đó. Không có, và không bao giờ có thể có sự chia cách giữa hai giai đoạn này trong đời sống của con n. giai đoạn thứ hai được dựa trên giai đoạn thứ nhất, tùy thuộc vào nó, khác hẳn với nó, nhưng nhất thiết liên quan với nó.
"Thiết nghĩ : bao lâu kẻ thừa tự còn là niên thiếu, thì không khác gì nô lệ, tuy nó là chủ cả mọi sự, nhưng nó phải ở dưới quyền bảo phụ và quản gia, mãi cho mãn hạn người cha đã định. Chúng ta cũng vậy, khi ta còn là niên thiếu, ta phải làm nô lệ dưới quyền những nhân tố trần gian. Nhưng khi thời viên mãn đến, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, sinh bởi người nữ, sinh dưới lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử. Mà bởi vì anh em là con cái, thì Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Ngài vào lòng anh em, Thần Khí kêu lên : Abba, lạy Cha. Cho nên ngươi không còn là nô lệ, nhưng là con, mà nếu là con, thì cũng là kẻ thừa tự thể theo ý của Thiên Chúa" (Gal 4, 1 - 7).
Thiết tưởng cũng là điều hữu ích khi chúng ta thử nêu lên một số đặc điểm chứng tỏ mối tương quan giữa hai tôn giáo này mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Sau đây là bảng liệt kê một số yếu tố tương quan trong mỗi tôn giáo :
GIAO ƯỚC CŨ : NIÊN THIẾU
1. Một Thiên Chúa duy nhất (độc thần) - Ðạo lý tối cao của Dothái giáo là sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất. Ðây là sở hữu độc đáo của nó, mà các nước chung quanh không hề có.
2. Lề luật của người Dothái đặt nền tảng trên thập giới. Tất cả giới luật này đều dựa trên đức công bình, "của anh, của tôi". Con người phải trả lại cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Ngài, và không được lạm dụng cái gì thuộc về Thiên Chúa ; con người phải trả cho đồng loại cái gì thuộc về họ, và không được trộm cắp, hủy diệt hay ước muốn nó (lòng yêu mến cũng là một điều răn trong Cựu Ước, nhưng nó rất là hạn hẹp về lý thuyết cũng như thực tế. Ít khi nó được hiểu là phải bao gồm cả những người không phải Dothái, huống chi là kẻ thù địch).
3. Những hiến lễ của Dothái giáo là thú vật và sản phẩm. Có những hy lễ, hiến lễ hiệp thông, đền tội, dâng hương, dâng bánh và hoa màu của ruộng đất.
GIAO ƯỚC MỚI : TRƯỞNG THÀNH
1. Ba Ngôi - Ðây là chân lý tối cao của Kitô giáo. Dĩ nhiên nó không phủ nhận việc chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, mà nó thêm vào cái chân lý căn bản này một sự hiểu biết sâu xa hơn nhiều về bản tính của Thiên Chúa Ba Ngôi bằng nhau : Cha Con và Thánh Thần.
2. Lề Luật của Ðức Kitô thì cao thượng hơn nhiều, nói được là đơn giản hơn, nhưng chắc chắn là khó hơn nhiều. Nó có thể được diễn tả bằng hai tiếng YÊU MẾN. Có nghĩa là phải mến Thiên Chúa trên hết tất cả, và hết sức mình, và thương yêu đồng loại như chính mình. Ai yêu mến đồng loại (và đối với người Kitô hữu, đồng loại là tất cả mọi người) thì không cần bảo đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng cướp đoạt vợ người. Theo chiều hướng này thì Luật Bác Ái đã làm cho Thập Giới trở thành không cần thiết nữa.
3. Hiến lễ của Kitô giáo thì cao hơn hiến lễ của Dothái giáo nhiều. Ðồng thời nó bao gồm tất cả mọi khía cạnh trong hiến lễ Cựu Ước. Mình và Máu Ðức Kitô, của lễ yêu mến và vâng phục, là hiến lễ trên Núi Sọ và được tái diễn
4. Ðiều người Dothái lấy làm hãnh diện nhất là tước hiệu Con của Thiên Chúa. Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa đối xử với họ theo tình cha con. Ngài hành động như một Người Cha đối với con và họ phải tuân phục Ngài như con đối với cha.
5. Cuộc xuất hành là công việc cứu độ của Thiên Chúa trong tôn giáo cũ. Hiệu quả của nó là cứu thoát khỏi ách nô lệ Aicập. Những yếu tố chính của nó là sự rảy máu trên cửa và sự vượt biển
6. Của ăn trong cuộc xuất hành là manna, thứ bánh hữu hình Thiên Chúa cung cấp trong những năm ở sa mạc. Nó duy trì sự sống tự nhiên của con người.
7. Ðền thờ của lề luật cũ được xây cất bằng đá và gỗ, để Thiên Chúa cư ngụ trong những năm Khám Giao Ước được cất trong đó. Nó cũng là trung tâm thờ phụng của dân Dothái.
8. Tiên tri Hôsê mô tả Israel như là bạn trăm năm của Yavê, một người bạn trăm năm thất tín, nhưng Thiên Chúa đã yêu thương nó với tình yêu khôn tả.
trong lễ Missa. Những lễ vật này cao trọng hơn lễ vật Môsê, cũng như Thiên Chúa làm người cao trọng hơn thú vật. Ðồng thời sự chết của Ðức Kitô là một hy lễ và cũng là một sự lấy máu để tạ tội. Sự tái diễn hiến lễ đó trong lễ Missa là một hiến lễ hiệp thông, dùng bánh rượu là hoa màu của ruộng đất và dùng hương.
4. Sự được làm Con Thiên Chúa của người Kitô hữu cao hơn thế nữa. Họ là Con Thiên Chúa là vì họ hợp nhất cách thiêng liêng và mật thiết với Ðức Kitô là chính Con của Thiên Chúa. Trong Ðức Kitô, Con Thiên Chúa, họ trở thành Con Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn họ và thấy Ðức Kitô mà họ đã hợp nhất.
5. Kitô hữu cũng có một cuộc xuất hành, ra khỏi ách nô lệ tội lỗi. Chính Ðức Kitô, Môsê Mới, đã thực hiện nó bằng cách đổ chính máu của Ngài. Chúng ta thông phần vào công ơn cứu độ qua nước của phép Rửa Tội.
6. Của ăn trong cuộc xuất hành của người Kitô hữu là thứ bánh được Ðức Kitô ban cho, chính Mình và Máu Ngài dưới hình thức phép Thánh Thể. Bánh này duy trì và tăng cường sự sống thiêng liêng trong những năm con người vượt qua sa mạc để vào Ðất Hứa trên trời.
7. Chính Ðức Kitô đã trở nên Ðền Thờ của chúng ta. Ngài đã mạc khải chân lý này khi nói rằng trong ba ngày, Ngài sẽ tái lập Ðền Thờ, Ngài có ý nói về thân xác Ngài (Yn 2, 21). Ngài là Ðền Thờ có nghĩa là Thiên Chúa phải ở trong Ngài, bởi vì Ngài là chính Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta trở nên Ðền Thờ của Thiên Chúa. Ðồng thời, chính trong phép Thánh Thể là trung tâm thờ phụng của các Kitô hữu. Tấ cả nghi lễ phụng vụ của chúng ta đều tập trung vào lễ Missa và phép Thánh Thể.
8. Thánh Phaolô cũng nói về Giáo Hội như là bạn trăm năm của Ðức Kitô. Nói như thế, ông thêm một chân lý thiêng liêng sâu xa nữa vào ý nhiệm đó. Không những Ðức Kitô yêu mến và coi Giáo Hội như là bạn trăm năm của mình. Ngài lại còn hợp nhất Giáo Hội với thân thể Phục Sinh của Ngài bằng đức tin, các Bí Tích và đức mến.
Sự đối chiếu như thế giữa đứa trẻ niên thiếu và người tráng niên trưởng thành cho thấy rõ Kitô giáo hơn hẳn Dothái giáo. Kitô giáo là một cái gì giống như Dothái giáo, nhưng vượt hẳn Dothái giáo rất nhiều chẳng khác gì đứa trẻ niên thiếu đã lớn lên để trở nên người tráng niên trưởng thành, làm chủ gia nghiệp của mình.
Phaolô cũng cung cấp một hình ảnh thứ ba và cuối cùng, để mô tả mối tương quan giữa hai tôn giáo, bằng cách dùng những từ ngữ tương phản giữa lời hứa và sự thi hành lời hứa. Từ đầu chí cuối, Dothái giáo là một tôn giáo của lời hứa. Nó luôn luôn nhìn về tương lai, về những ngày sẽ đến, ngày mà những lời hứa cho Abraham, Môsê, Ðavít và các tiên tri được trọn vẹn. Tất cả những lời hứa đó đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô, và kết quả là một Giao Ước mới, một tôn giáo mới. Phaolô đã khẳng định một cách linh động và vắn tắt sự Ðức Kitô làm trọn vẹn các lời hứa.
"Nhiều điều Thiên Chúa đã hứa thành có trong Ngài" (2Cr 1, 20).
Những lời hứa đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô như thế nào ?
Lời hứa trong sách Khởi Nguyên, chương 3 câu 15, về sự Satan bị đạp dập đầu trong một cuộc giao tranh mà dòng giống người đàn bà chỉ bị thương nhẹ đã được trọn vẹn qua sự chết và Phục Sinh của Ðức Kitô. Thật vậy, dòng giống người đàn bà đã bị thương, và bị thương đến chết, nhưng đó là sự chiến thằng của Ðức Kitô trên tội lỗi, được nối tiếp bằng sự Phục Sinh của Ngài là cuộc chiến thắng trên chính sự chết. Và chính lúc Ðức Kitô dường như có vẻ bị thua Satan, thì tình thế đã đảo ngược. Sự chết không làm gì được Ðức Kitô, và khi cất mạng sống của Ðức Kitô, thì vương quốc Satan bị thua cuộc. Phaolô đã nêu rõ điều này cho chúng ta.
"Chúng tôi nói lên sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong mầu nhiệm, sự khôn ngoan giữ kín, từ trước đời đời Thiên Chúa đã tiền định làm mối vinh quang cho ta" (1Cr 2, 7 - 8).
2. Lời hứa với Abraham rằng các nước các dân sẽ được chúc phúc nhờ gia đình của ông, đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô. Là con cái Abraham, Ngài đã ban phúc lành ấy cho các dân các nước, những người không phải Dothái, đã hợp nhất với Ngài. Những người này đã trở thành, trong Ngài, con cháu của Abraham. Phaolô thường nói về điều này trong các thư gửi tín hữu Rôma và Galát. Ông gói trọn chân lý này trong một câu đơn giản nhất.
". Ngõ hầu chúc lành của Abraham, dân ngoại cũng được chịu lấy trong Ðức Giêsu Kitô ; ngõ hầu nhận bởi lòng tin, ta được lãnh lấy ơn đã hứa, tức là Thần Khí" (Gl 3, 14).
3. Lời Nathan hứa với dòng dõi Ðavít nói về một vương quốc sẽ được vĩnh cửu và phổ bác. Tất cả quyền Phúc Âm Matthêu đều nói về vương quốc này. Vương quốc ấy là Giáo Hội, Thân Thể mầu nhiệm của Ðức Kitô. Bởi vì chính Ðức Kitô đã khai sinh vương quốc đã hứa ấy, cho nên Matthêu thường nhấn mạnh trong suốt cả hai chương đầu Phúc Âm của ông rằng Ðức Kitô là con vua Ðavít. Cũng nên nhớ rằng khi tường thuật việc turyền tin, Luca nói cách trực tiếp rằng con của Ðức Maria là một dòng dõi thuộc vương tộc Ðavít, là Ðấng sẽ làm chủ vương quốc vĩnh cửu.
"Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Ðavít cha Ngài, và Ngài sẽ làm vua trên nhà Yacob cho đến đời đời, và vương quyền của Ngài sẽ vô cùng vô tận" (Lc 1, 32 - 33).
Lời hứa này nói về dòng dõi Ðavít, và lời hứa trước nói về sự dân ngoại được chúc phúc, đã được phối hợp thành một trong Isaia chương 11 câu 10. Phaolô trích dẫn Isaia, trong khi ông chú thích rằng Ðức Kitô là sự trọn vẹn của lời hứa.
"Ðức Kitô đã phục vụ giới cắt bì, để chứng thực lòng chân thành của Thiên Chúa, làm cho các lời hứa trên cha ông được nên kiến hiệu. Còn dân ngoại đã được chứng nhận vì lòng nhân nghĩa, để họ tôn vinh Thiên Chúa như đã viết . : Chồi lộc Ysai sẽ xuất hiện, Ðấng sẽ trỗi dậy thống trị muôn dân, muôn dân sẽ trông cậy vào Ngài" (Rm 15, 8 - 12).
4. Yêrêmia cũng đã tuyên bố một lời hứa trọng đại :
"Này sẽ đến những ngày - sấm của Yavê - Ta kết với nhà Israel và nhà Yuđa một giao ước mới" (Yr 31, 31).
Ðức Kitô đã thiết lập một Giao Ước Mới, một tôn giáo mới. Nó đã được ấn chứng cũng như giao ước cũ đã được Môsê ấn chứng. Trên núi Sinai, Môsê đã rảy máu trên bàn thờ đại diện cho Thiên Chúa, rồi rảy trên dân chúng. Ðây là một biểu hiệu, một dấu bề ngoài cho thấy rằng Thiên Chúa và dân của Ngài giờ đây đã trở nên một gia đình, một máu huyết. Ðức Kitô đã ấn chứng tôn giáo mới bằng chính Máu của Ngài. Khi Phaolô nói về những điều tương truyền liên quan đến bữa tối Tiệc Ly mà ông đã được phổ biến lại, ông dùng những từ ngữ nói về sự rượu nho đã trở nên máu gần giống y những từ ngữ Môsê đã dùng ("Ðây là máu của giao ước" -Xh 24, 8), nhưng ông còn thêm chữ "mới" vào để chỉ về lời tiên tri của Yêrêmia.
"Cũng vậy về chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Ngài nói : Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta" (1Cr 11, 25 ; Hr 6, 6 - 13 cũng nhấn mạnh điều đó).
Lễ Missa là hiến lễ của Giao Ước Mới, theo lời hứa của Yêrêmia, đồng thời nó cũng là hy lễ phổ bác như Malaki đã hứa. Tiên tri này thường nói : "Từ phương mặt trời mọc, cho đến phương mặt trời lặn, Danh Thiên Chúa thật là lớn giữa các dân các nước". Khắp nơi đều có hiến lễ và lễ vật tinh tuyền cho Danh Ngài. Và thật ra, chính dân ngoại đã vào tôn giáo của Ðức Kitô và đã chấp nhận hiến lễ của Ngài như là hiến lễ của chính mình. Ðức Kitô đã truyền dạy trong bữa tối Tiệc Ly rằng hãy thường xuyên tái diễn hiến lễ này, tái diễn dưới hình bánh và rượu vốn thật là Mình và Máu Ngài. Ðể loan báo việc Ngài chịu chết cho tới khi Ngài lại đến lần cuối cùng.
"Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta. Các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta. Vì mỗi lần anh em ăn Bánh ấy và uống Chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến" (1Cr 11, 25 - 26).
5. Môsê cũng đã tuyên bố một lời hứa nói về một tiên tri vĩ đại sẽ đến. Một hàng dài những vị tiên tri kế tiếp ông đều góp phần vào sự làm cho trọn vẹn lời hứa này. Mỗi vị tiên tri đều là sứ giả của Thiên Chúa như Môsê vậy. Nhưng dân Dothái vẫn mong chờ một vị tiên tri tối cao, cỡ Môsê. Khi Yoan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng bên kia sông Yođan, thiên hạ nghĩ rằng có lẽ ông là vị tiên tri đang được mong chờ chăng.
"Và đây là chứng của Yoan khi người Dothái từ Yêrusalem sai tư tế và Lêvi đến thỉnh vấn ông : Ông là ai ? Ông tuyên xưng chứ không chối, ông tuyên xưng rằng : Tôi không phải là Ðức Kitô. Họ lại hỏi : Vậy thì là gì ? Ông là Êlia ư ? Ông nói : Không phải. Ông là đấng tiên tri ư ? Ông đáp : Không" (Yn 1, 19 - 21)
Yoan không phải là vị tiên tri ấy, nhưng chính là Chúa Giêsu. Bài giảng của Phêrô nhân dịp chữa lành người tàn tật tại Cửa Ðẹp của Ðền Thờ đã nói rõ ràng sự làm cho trọn vẹn này.
"Ðức Giêsu là Ðấng hiện trời cao phải đón lấy cho đến thời buổi phục hồi vạn vật, điều mà Thiên Chúa đã phán do bởi miệng các thánh tiên tri của Ngài từ muôn thuở. Môsê đã nói : Chúa, Thiên Chúa sẽ cho trỗi dậy giữa anh em các ngươi một Tiên Tri như Ta. Các ngươi phải nghe Ngài trong mọi sự, Ngài sẽ nói cùng các ngươi. Sẽ xảy ra là phàm sinh linh nào không nghe Tiên Tri ấy, sẽ bị tiêu trừ khỏi dân Israel" (Cv 3, 21 - 23).
6. Sau hết, các tiên tri đã nói về một số sót được tuyển chọn, một nhóm ít người Dothái trung thành, sẽ sống sót sau mỗi hoạn nạn, sau mỗi cuộc tàn phá, để tiếp tục vận mệnh của Dân Thiên Chúa đã chọn, và để lãnh nhận lời hứa với họ. Nhóm sống sót này cũng được gặp thấy nơi Ðức Kitô, đặc biệt là nhóm ít người Dothái đã công nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô và đã hợp nhất với Ngài. Một số đông dân Israel đã từ chối Chúa Yêsu nên đã phải thiệt mất. Nhưng số ít người được tuyển chọn, những người thuộc số sót, đã đón nhận Ngài như là Ðấng Messia. Nơi họ, những lời hứa với Israel đã nên trọn vẹn.
"Thời bây giờ cũng vậy : số sót có đó, bởi ơn mà được chọn ! Mà nếu là bởi ơn, thì không còn là do tự việc làm . Ðiều Israel cố tìm thì đã không được, song đã được những ai được chọn" (Rm 11, 5 - 7).
Vậy hai tôn giáo ấy giống như một đứa trẻ thiếu niên so với một người con trưởng thành được quyền thừa tự, như lời hứa so với sự làm cho trọn vẹn. Dothái giáo phụng sự một mục đích quan trọng là dẫn đưa những vận mệnh thiêng liêng của thế giới cho đến Cửa là Ðức Kitô. Sự khác biệt căn bản giữa cả hai có thể diễn tả bằng hai tiếng : Ðức Kitô. Ngài là Ðấng dân Israel hy vọng và yêu cầu, Ngài là Vị cứu tinh và nguồn sống của Israel.
Quãng cách giữa hai tôn giáo ấy lớn như thế nào ? Thưa lớn như chính Ðức Kitô vậy ! Ngài thật là quãng cách ! Không phải vì thế mà những người Kitô hữu có quyền tự hào như thế đó là do kết quả công nghiệp hay giá trị của mình. Ðức Kitô là một ân huệ ban cho thế gian, mặc dù thế gian không xứng đáng. Ngài là một ân huệ ban cho linh hồn mỗi một người, đó là cử chỉ yêu thương và nhân từ tuyệt vời của Thiên Chúa. Sau hết, một nhận xét cuối cùng : Kitô giáo là cái cùng đích của Dothái giáo. Vì lý do đó, chứ không phải vì lý do nào khác, Kitô giáo phải bắt tay thân thiện với dân Dothái.
SỰ BÍ ẨN CỦA DO THÁI GIÁO.
Thật ra có hai điều bí ẩn lớn liên quan đến Dothái giáo. Ðiều bí ẩn thứ nhất là sự kiện đáng buồn này : Sau bao nhiêu thế kỷ mong đời Ðấng Cứu Thế và vị Ðế Vương của mình, nó không nhìn nhận ra được Ngài lúc Ngài đến. Ðó là điều các Kitô hữu đầu tiên cho là chướng nghịch nhất. Tại sao những anh em Dothái của họ lại có thể từ chối không tin ở Chúa Giêsu ? Phaolô đã cố gắng trả lời câu hỏi này từ chương 9 đến chương 11 trong bức thư ông gởi tín hữu Rôma. Ðiều bí ẩn thứ hai thì có tính cách hiện đại hơn : Dân Dothái đã làm thế nào để tiếp tục sống được một nhóm trong khoảng thời gian gần 2000 năm nay mà không có đền thờ, bàn thờ và hiến lễ ? Dĩ nhiên điều bí ẩn này không bao giờ đã tự trình diện với Phaolô, nhưng với thiên tài lạ lùng của ông, ông đã để lại cho chúng ta một nguyên tắc để căn cứ vào đó mà tìm ra giải đáp.
Không nhìn nhận Chúa Giêsu. Trước nhất, chúng ta cần phải xét xem việc dân Dothái không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế, là Vua thuộc dòng dõi Ðavít thiên hạ ngóng chờ. Nổi buồn rầu của Phaolô đối với sự kiện này thật là sâu xa và chân thành, đến nổi ông đã phơi bày một cách thảm thiết lòng yêu thương của ông đối với dân tộc ông trong những câu ông viết. Ông thương hại vì họ muốn tách rời khỏi Ðức Kitô thay vì cần phải hợp nhất với Ngài. Niềm hy vọng và nổi ước mơ tột đỉnh của ông là họ được ơn cứu độ.
"Trong Ðức Kitô, tôi nói thật, tôi không nói dối ; trong Thánh Thần lương tâm tôi làm chứng cho tôi, là tôi phải ưu phiền rất mực, và đau đớn không ngơi trong lòng. Tôi đã ước nguyện xin làm hiến vật tách khỏi Ðức Kitô vì anh em đồng chủng của tôi về phần xác. Họ là người Israel ; thuộc về họ, địa vị nghĩa tử, sự vinh quang, các Giao Ước, Lề Luật, việc phụng thờ, các Lời Hứa ; thuộc về họ, các Tổ Phụ ; và do tự họ, Ðức Kitô, về phần xác. Ðấng vượt trên mọi sự" (Rm 9, 1 - 5).
"Hỡi anh em, điều lòng tôi những mong mỏi nguyện cầu với Thiên Chúa là cho họ được đạt ơn cứu rỗi" (Rm 10, 1).
Thật vậy, sự kiện một số đông người thuộc Dothái giáo chưa trở thành người Kitô giáo là điều rất khó giải thích. Thiên Chúa đã phán hứa với Abraham, Môsê, Ðavít và các Tiên Tri ; hứa một dòng giống vô số, một vương quốc vĩnh cửu và phổ bác. Có lẽ nào một Thiên Chúa lại thất hứa ? Không nên nghĩ như thế.
"Hẳn không phải vì Lời Thiên Chúa đã trái hẹn" (Rm (9, 6).
Những lời Thiên Chúa phán hứa với miêu duệ của Abraham phải được nên trọn vẹn. Nhưng Phaolô hỏi, ai là dòng giống của Abraham để những lời hứa ấy được thực hiện ? Phải chăng chỉ là những người họ hàng với Abraham về phương diện tự nhiên, hay là những người mà chúng ta có thể gọi là con cái thiêng liêng của Abraham, tức là những người họ hàng với Abraham do sự hợp nhất thiêng liêng với Ðức Kitô, con của Abraham ? Câu trả lời của Phaolô được gặp thấy trong thư gửi tín hữu Rôma 9, 8 - và càng rõ rệt hơn, trong một đoạn của bức thư gửi tín hữu Galát.
"Nghĩa là : Không phải con cái theo xác thịt, tất là con cái Thiên Chúa, nhưng con cái theo lời hứa mới được kể là dòng giống" (Rm 9, 8).
"Vì hết thảy anh em là con cái Thiên Chúa nhờ bởi lòng tin trong Ðức Giêsu Kitô. Vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Ðức Kitô, thì đã được mặc lấy Ðức Kitô : Không còn Dothái hay Hylạp ; không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì hết thảy anh em là một trong Ðức Kitô Giêsu. Mà nếu anh em thuộc về Ðức Kitô, vậy thì anh em là miêu duệ của Abraham, những kẻ thừa tự thể theo lời hứa" (Gal 3, 26 - 29).
Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân từ yêu thương đối với mọi Kitô hữu, Dothái cũng như dân ngoại, vì cả hai đều là con cháu của tổ phụ Abraham. Trong chương trình cứu độ, họ đã thế chỗ cho Israel xưa và hưởng mọi đặc quyền của nó. Họ đã trở thành con cái Thiên Chúa và dân tộc Ngài yêu quý.
"Những bình mang thương xót đó tức là chúng ta, Ngài đã kêu gọi không chỉ từ giữa Dothái, mà cả giữa dân ngoại. Như Ngài phán trong sách Hôsê : Ta sẽ gọi phi dân Ta làm dân của Ta, và kẻ thất sủng làm người đắc sủng. Và sẽ xảy ra là nơi đã nói với chúng : Các ngươi không phải là dân Ta, ở đó chúng sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa hằng sống" (Rm 9, 24 - 26).
Những con cái thiêng liêng của Abraham mới được tuyển chọn, chứ không phải những con cháu về phần xác thịt, sự kiện đó ăn khớp hoàn toàn với cách tuyển chọn của Thiên Chúa thường được thấy rõ ràng qua suốt lịch sử Israel. Thiên Chúa hay chọn lựa người này hơn người khác. Ngài đã chọn Isaac, con trai của Sara, chứ không chọn Isamel, con trai của Agar, mặc dù Abraham là cha của cả hai. Trong hai anh em song sinh Esau và Yacob, Thiên Chúa đã chọn Yacob mặc dù nhỏ hơn. Và giờ đây, Phaolô kết luận rằng Ngài lại tuyển chọn một lần nữa : tuyển chọn miêu duệ thiêng liêng của Abraham chứ không tuyển chọn dân Dothái là con cháu tự nhiên của Abraham. Lý do tại sao Thiên Chúa hành động như thế vẫn chưa ai hiểu thấu được. Thiên Chúa là Thiên Chúa, nghĩa là Ngài vẫn luôn luôn là bí nhiệm đối với con người, con người không thể hiểu hết các việc Thiên Chúa làm, hoặc tại sao Ngài làm như thế. Con người vật thụ tạo của Thiên Chúa, không dám tra vấn Ngài lý do và mục đích các việc Ngài làm. Phaolô nói :
"Hỡi người phàm kia, ngươi là ai mà dám cãi trả Thiên Chúa ? Há đồ vật đất lại nói với người nắn ra nó : tại sao ông đã làm tôi thế này sao ? Hay người thợ gốm lại không có quyền trên nắm đất thó, để từ cũng một nắm mà nặn ra : cái thì bình quý, cái thì bình xoàng ư ?" (Rm 9, 20 - 21).
Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại không được thừa nhận ? Xét về phương diện loài người, làm sao mà lại có một khúc cong như thế trong vận mệnh một dân tộc ? Làm sao mà nhiều người Dothái không chấp nhận sứ điệp các nhà truyền giáo Kitô hữu đầu tiên đã rao giảng cho họ, sứ điệp của Tin Mừng Chúa Giêsu là Ðức Kitô ? Ðó là những câu hỏi thực hiểm hóc, nhưng Phaolô đã làm hết sức để tìm cách giải đáp. Ông, một người trước kia vốn là Biệt Phái, biết rõ rằng dân Dothái thật sốt sắng, nhưng lòng sốt sắng của họ đã bị lạc hướng và thiếu sáng suốt. Họ đã đặt niềm hy vọng cứu độ của họ vào lề luật, vào khả năng của họ tuân giữ giới luật. Ðây là sự lầm lẫn căn bản, bởi vì ơn cứu độ chỉ được gặp thấy nơi Ðức Kitô mà thôi. Sự hợp nhất căn bản với Ðức Kitô - chỉ sự hợp nhất này mới đem lại ơn cứu độ - Phát sinh từ lòng tin tưởng nơi Chúa Giêsu, tin một cách vững vàng Ngài là Chúa đã Phục Sinh. Ðây chính là tâm điểm thảm kịch của người Dothái. Những công việc của họ là công việc do người thế phàm, không thể đem lại ơn cứu độ cho họ, nhưng họ lại sốt sắng với những công việc đó. Niềm tin nơi Chúa Giêsu là Chúa đã Phục Sinh, có thể cứu độ họ, nhưng họ lại không có niềm tin đó.
"Tôi chứng thực cho họ là họ có lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa, nhưng không được sáng suốt. Vì không nhận biết sự công chính của Thiên Chúa, và ra công thiết lập sự công chính riêng của mình, họ đã không suy phục sự công chính của Thiên Chúa. Vì đích cùng của Lề Luật, là Ðức Kitô, nguồn công chính cho mọi kẻ tin .
. Nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi Giêsu là Chúa, và nếu ngươi tin trong lòng ngươi : Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết, ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và nếu tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi" (Rm 10, 2 - 4 ; 9 -10).
Như thế có phải là Thiên Chúa chối bỏ Israel chăng ? Phải chăng dân Dothái không còn liên hệ gì đặc biệt với Ngài nữa ? Phaolô, một người Dothái rất yêu mến dân tộc mình, không thể nghĩ như thế. Một mặt, không phải hết thảy mọi người Dothái đều chối bỏ Ðức Giêsu. Tất cả những Kitô hữu đầu tiên đều là người Dothái, và nơi họ Phaolô thấy có những người thuộc số sót mà các tiên tri thường hay nói đến. Theo tư tưởng các tiên tri thì không có một thảm kịch nào lớn lao cho bằng sự loại trừ người Dothái hoàn toàn ra khỏi sự phù trợ yêu thương của Thiên Chúa. Ðiều này đã được xác thực, theo lời chú thích của Phaolô, ngay cả trong việc Ðức Kitô làm cho Dothái giáo được trở nên trọn vẹn. Trong trường hợp này, một số sót tín hữu người Dothái cũng đã còn tồn tại trong việc hoàn thành ơn cứu độ của Kitô giáo. Theo ý nghĩa này thì chắc chắn là Thiên Chúa đã không chối bỏ Dân Ngài.
"Vậy tôi xin hỏi : Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ Dân Ngài ? Ðừng nói gỡ ! Chứng là tôi đây : Một người Israel thuộc dòng giống Abraham, chi tộc Benjamin, Thiên Chúa đã không ruồng bỏ Dân Ngài đã biết đến từ trước. Hay anh em lại không biết Kinh Thánh nói gì trong truyện Êlia, khi ông thưa kiện Israel với Thiên Chúa : Lạy Chúa, chúng đã giết các tiên tri của Ngài ; sót lại chỉ có một mình tôi, và chúng đang tìm hại mạng tôi. Nhưng sấm ngôn nói gì với ông ? Ta còn chừa lại cho Ta bảy ngàn người không hề bái gối trước Baal. Thời bây giờ cũng vậy : số sót có đó, bởi ơn mà được chọn ! Mà nếu là bởi ơn, thì không còn là do tự việc làm, chẳng vậy ơn không còn là ơn ! Vậy thì sao ? Ðiều Israel cố tìm thì đã không được ; song đã được những ai được chọn" (Rm 11, 1 - 7).
Phaolô còn nhận xét một khía cạnh cứu độ khác nữa trong toàn thể câu chuyện đen tối này của thảm kịch quốc dân Dothái. Chính cái chỗ dân Dothái bị trầm luân, lại là nơi đưa đến ơn cứu độ cho dân ngoại, ơn cứu độ do niềm tin nơi Ðức Giêsu là Chúa đã Phục Sinh, dường như là sự mù quáng của dân Dothái đã đưa tới ánh sáng cho dân ngoại. Mỗi cụm mây đều có một đường viền bạc, cho nên sự nghĩ đến ơn cứu độ của dân ngoại nhờ đức tin nơi Chúa Giêsu đã đem lại cho Phaolô một một khía cạnh đầy an ủi trước cái thảm kịch của dân Dothái. Phaolô chợt nghĩ đến một hình ảnh để so sánh. Dân được Thiên Chúa tuyển chọn giống như một cây ôliu. Những cành tự nhiên và nguyên thủy của nó là dân Dothái, đã được tỉa bớt đi để được thay thế bằng những cành khác, là những dân ngoại đã được tiếp ghép vào cây ôliu, bởi vì giờ đây sự ngay thẳng là do niềm tin nơi Ðức Giêsu, mặc dù chính nó làm cho dân Dothái bị tỉa khỏi cây, cũng có hậu quả đến sự dân ngoại được tiếp ghép vào. Ðây là phần tươi sáng của bức tranh mà Phaolô muốn vẽ ra cho chính mình và cho độc giả. Nhưng ông cũng vội vàng cảnh cáo dân ngoại đừng tự phụ kiêu căng đối với dân Dothái. Sự được tiếp ghép vào cây ôliu là một ân huệ ban cho dân ngoại, chứ không phải là do công trạng của họ. Chắc chắn là họ sẽ đáp ứng lại bằng sụ biết ơn và đề phòng kẻo vì làm mất đức tin mà họ cũng bị tỉa đi.
"Nhưng nếu có ít nhiều nhánh bị chặt, và ngươi, ôliu hoang dại, được tháp thay vào, và thông phần màu mỡ tự gốc ôliu, ngươi đừng vinh vang lên mặt với các nhánh kia. Nếu có vinh vang thì này : Không phải ngươi mang rễ, nhưng rễ mang ngươi ! Ngươi sẽ đáp "nhiều nhánh đã được chặt cho tôi được tháp thay vào !" Hẳn rồi, vì không tin, nên chúng đã bị chặt, còn ngươi tin mà đứng đó ! Ðừng có tự cao tự đại, hãy sợ thì hơn. Vì nếu Thiên Chúa đã không tha những nhánh bẩm sinh thuộc gốc, thì Ngài cũng sẽ chẳng tha cho ngươi" (Rm 11, 17 - 21).
Sự sống còn của dân Dothái. Ðến đây Phaolô đưa ra cho chính ông, cho những đồng bào Dothái Kitô hữu của ông, và cho tất cả chúng ta ngày nay lời tiên đoán mau mắn, khả dĩ giúp chúng ta: Giải quyết một bí nhiệm sâu xa nữa liên quan đến Dothái giáo. Bằng cách nào và vì mục đích gì mà nó vẫn còn tồn tại xuyên qua bao nhiêu thế kỷ ? Từ ngày Yêrusalem bị quân Rôma hủy diệt năm 70 (sau TCGS). Người Dothái không còn đền thờ, bàn thờ và hiến lễ. Họ không có một quốc gia riêng biệt mãi cho tới khi nước Israel được tái lập cách đây ít năm. Họ đã bị lưu đày, đưa từ xứ này sang xứ khác, bị giam hãm trong những vùng biệt lập trên khắp thế giới (xin Thiên Chúa tha thứ cho), do chính những Kitô hữu là con cháu thiêng liêng của họ. Nhưng họ vẫn còn tồn tại. Ngay cả sự tàn sát khủng khiếp của Hítle cũng không tiêu diệt được họ. Trong lịch sử toàn thế giới, chưa từng có một nhóm dân tộc nào đã từng sống sót sau bao nhiêu tang thương như thế. Trong bất cứ quốc gia nào, người Dothái cũng có thể tổ chức thành một nhóm tràn đầy sinh lực, tuy nhiên họ vẫn là một nhóm riêng biệt, luôn luôn ý thức về lịch sử cổ thời của họ, luôn luôn được bàn tay Yavê phù trợ cho khỏi bị tiêu diệt. Phaolô dĩ nhiên là đã không thể thấy trước cái lịch sử lâu dài này của dân Dothái hãy còn kéo dài mãi cho đến thời chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, ông đã cho chúng ta câu giải đáp để soi tỏ bí nhiệm này. Bởi vì ông tin tưởng chờ mong có ngày họ sẽ nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðức Kitô của họ, là Chúa đã Phục Sinh của họ. Sự mù quáng của họ chỉ là tạm thời, sự tuyển chọn đầu tiên của Thiên Chúa, bằng cách nào đó, vẫn hãy còn bền vững. Khi đến ngày Thiên Chúa định, những cành nguyên thủy lại sẽ được tiếp ghép với cây ôliu. Ðó là ngày mà Phaolô chắc chắn và đã nóng lòng chờ đợi.
"Vậy hãy ngắm xem lòng nhân lành và sự nghiêm khắc của Thiên Chúa : nghiêm khắc với những kẻ sa ngã, nhân lành đối với ngươi, nếu ngươi kiên trì trong lòng nhân lành ấy ; bằng không, ngươi cũng sẽ bị chặt. Còn họ, nếu họ không kiên trì trong sự cứng tin, họ sẽ được tháp vào, vì Thiên Chúa có quyền ghép họ vào lại. Vì nếu ngươi bẩm sinh là nhánh lảy tự ôliu hoang dại, mà được tháp vào ôliu giống tốt, trái với bẩm tính, thì huống chi là họ, những cành chính gốc, họ sẽ được tháp vào thân cây ôliu gốc cũ của họ.
Hỡi anh em, tôi không muốn để anh em không hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự phụ mình khôn : Israel đã ra chai đá phần nào, cho đến khi toàn thể dân ngoại đã gia nhập, và như thế tất cả Israel cũng sẽ được cứu . Xét theo Tin Mừng, họ là người thù nghịch, vì cớ anh em ; nhưng theo sự lựa chọn, họ là chí ái vì cớ cha ông. Vì ơn đã ban, lời đã gọi, Thiên Chúa không hề hối tiếc" (Rm 11, 22 - 29).
Chỉ khi nào Israel xưa trở lại với Ðức Kitô, thì công trình cứu độ mới thật là được thông phần đầy đủ, bởi vì chỉ lúc đó mới thực có sự hợp nhất phải có giữa Dothái và dân ngoại trong Ðức Kitô, đó là sự bí nhiệm Phaolô thường nói đến. Mãi cho đến hôm nay, chỉ những người Dothái thuộc số sót lại, số ít được tuyển chọn, mới nhìn nhận Chúa Cứu Thế và hợp nhất với Ngài, trong Ngài, hợp nhất với anh em dân ngoại. Hiệu quả đầy đủ công trình cứu độ của Ðức Kitô mà mục đích là sự hợp nhất trọn vẹn, vẫn chưa được hoàn tất cho tới khi nào dân Thiên Chúa đã chọn xưa kia nhìn nhận Ðấng Cứu Thế của mình. Chỉ bấy giờ công trình cứu độ mà Phaolô đã mô tả một cách hùng vĩ mới được hoàn toàn thừa nhận.
"Dân ngoại và Dothái, Ngài đã làm cho đôi bên nên một, triệt hạ tường ngăn thành chắn, tiêu biểu cho mối hằn thù - nhờ thân xác Ngài - thủ tiêu lề luật nguyên những điều răn lệnh chỉ, ngõ hầu trong Ngài, Ngài tạo dựng hai loại người ấy nên một người mới, đem lại bình an và giảng hòa hai dân - trong một thân mình - với Thiên Chúa, nhờ Thập Giá, giết chết hằn thù - nơi mình Ngài" (Ep 2, 14 - 16).
Chương trình cứu độ, xét theo một phương diện đúng đắn đặc biệt, sẽ được hoàn tất với mọi hiệu quả của nó khi mà cả dân Dothái và dân ngoại đều được hợp nhất với nhau trong Ðức Kitô, và nhờ Ðức Kitô được hợp nhất với Thiên Chúa và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Như thế sẽ làm cho đường tròn quá trình cứu độ trở về điểm cuối nơi mà nó đã bắt đầu trước kia, trở về với Thiên Chúa và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, tất cả chúng ta đều được mời gọi hoạt động với Ðức Kitô và với Thánh Thần của Ðức Kitô đang ở trong chúng ta, để thúc đẩy bằng mọi cách tiến triển của vương quốc Thiên Chúa nơi trần thế tức là Giáo Hội, về phương diện thiêng liêng cũng như về số lượng. Chương trình cứu độ chỉ được hoàn tất khi nào Giáo Hội, Thân Thể Mầu Nhiệm của Ðức Kitô, được lan rộng khắp cùng vũ trụ.
Hết
2. Lề luật của người Dothái đặt nền tảng trên thập giới. Tất cả giới luật này đều dựa trên đức công bình, "của anh, của tôi". Con người phải trả lại cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Ngài, và không được lạm dụng cái gì thuộc về Thiên Chúa ; con người phải trả cho đồng loại cái gì thuộc về họ, và không được trộm cắp, hủy diệt hay ước muốn nó (lòng yêu mến cũng là một điều răn trong Cựu Ước, nhưng nó rất là hạn hẹp về lý thuyết cũng như thực tế. Ít khi nó được hiểu là phải bao gồm cả những người không phải Dothái, huống chi là kẻ thù địch).
3. Những hiến lễ của Dothái giáo là thú vật và sản phẩm. Có những hy lễ, hiến lễ hiệp thông, đền tội, dâng hương, dâng bánh và hoa màu của ruộng đất.
GIAO ƯỚC MỚI : TRƯỞNG THÀNH
1. Ba Ngôi - Ðây là chân lý tối cao của Kitô giáo. Dĩ nhiên nó không phủ nhận việc chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, mà nó thêm vào cái chân lý căn bản này một sự hiểu biết sâu xa hơn nhiều về bản tính của Thiên Chúa Ba Ngôi bằng nhau : Cha Con và Thánh Thần.
2. Lề Luật của Ðức Kitô thì cao thượng hơn nhiều, nói được là đơn giản hơn, nhưng chắc chắn là khó hơn nhiều. Nó có thể được diễn tả bằng hai tiếng YÊU MẾN. Có nghĩa là phải mến Thiên Chúa trên hết tất cả, và hết sức mình, và thương yêu đồng loại như chính mình. Ai yêu mến đồng loại (và đối với người Kitô hữu, đồng loại là tất cả mọi người) thì không cần bảo đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng cướp đoạt vợ người. Theo chiều hướng này thì Luật Bác Ái đã làm cho Thập Giới trở thành không cần thiết nữa.
3. Hiến lễ của Kitô giáo thì cao hơn hiến lễ của Dothái giáo nhiều. Ðồng thời nó bao gồm tất cả mọi khía cạnh trong hiến lễ Cựu Ước. Mình và Máu Ðức Kitô, của lễ yêu mến và vâng phục, là hiến lễ trên Núi Sọ và được tái diễn
4. Ðiều người Dothái lấy làm hãnh diện nhất là tước hiệu Con của Thiên Chúa. Ðiều này có nghĩa là Thiên Chúa đối xử với họ theo tình cha con. Ngài hành động như một Người Cha đối với con và họ phải tuân phục Ngài như con đối với cha.
5. Cuộc xuất hành là công việc cứu độ của Thiên Chúa trong tôn giáo cũ. Hiệu quả của nó là cứu thoát khỏi ách nô lệ Aicập. Những yếu tố chính của nó là sự rảy máu trên cửa và sự vượt biển
6. Của ăn trong cuộc xuất hành là manna, thứ bánh hữu hình Thiên Chúa cung cấp trong những năm ở sa mạc. Nó duy trì sự sống tự nhiên của con người.
7. Ðền thờ của lề luật cũ được xây cất bằng đá và gỗ, để Thiên Chúa cư ngụ trong những năm Khám Giao Ước được cất trong đó. Nó cũng là trung tâm thờ phụng của dân Dothái.
8. Tiên tri Hôsê mô tả Israel như là bạn trăm năm của Yavê, một người bạn trăm năm thất tín, nhưng Thiên Chúa đã yêu thương nó với tình yêu khôn tả.
trong lễ Missa. Những lễ vật này cao trọng hơn lễ vật Môsê, cũng như Thiên Chúa làm người cao trọng hơn thú vật. Ðồng thời sự chết của Ðức Kitô là một hy lễ và cũng là một sự lấy máu để tạ tội. Sự tái diễn hiến lễ đó trong lễ Missa là một hiến lễ hiệp thông, dùng bánh rượu là hoa màu của ruộng đất và dùng hương.
4. Sự được làm Con Thiên Chúa của người Kitô hữu cao hơn thế nữa. Họ là Con Thiên Chúa là vì họ hợp nhất cách thiêng liêng và mật thiết với Ðức Kitô là chính Con của Thiên Chúa. Trong Ðức Kitô, Con Thiên Chúa, họ trở thành Con Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn họ và thấy Ðức Kitô mà họ đã hợp nhất.
5. Kitô hữu cũng có một cuộc xuất hành, ra khỏi ách nô lệ tội lỗi. Chính Ðức Kitô, Môsê Mới, đã thực hiện nó bằng cách đổ chính máu của Ngài. Chúng ta thông phần vào công ơn cứu độ qua nước của phép Rửa Tội.
6. Của ăn trong cuộc xuất hành của người Kitô hữu là thứ bánh được Ðức Kitô ban cho, chính Mình và Máu Ngài dưới hình thức phép Thánh Thể. Bánh này duy trì và tăng cường sự sống thiêng liêng trong những năm con người vượt qua sa mạc để vào Ðất Hứa trên trời.
7. Chính Ðức Kitô đã trở nên Ðền Thờ của chúng ta. Ngài đã mạc khải chân lý này khi nói rằng trong ba ngày, Ngài sẽ tái lập Ðền Thờ, Ngài có ý nói về thân xác Ngài (Yn 2, 21). Ngài là Ðền Thờ có nghĩa là Thiên Chúa phải ở trong Ngài, bởi vì Ngài là chính Thiên Chúa. Trong Ngài, chúng ta trở nên Ðền Thờ của Thiên Chúa. Ðồng thời, chính trong phép Thánh Thể là trung tâm thờ phụng của các Kitô hữu. Tấ cả nghi lễ phụng vụ của chúng ta đều tập trung vào lễ Missa và phép Thánh Thể.
8. Thánh Phaolô cũng nói về Giáo Hội như là bạn trăm năm của Ðức Kitô. Nói như thế, ông thêm một chân lý thiêng liêng sâu xa nữa vào ý nhiệm đó. Không những Ðức Kitô yêu mến và coi Giáo Hội như là bạn trăm năm của mình. Ngài lại còn hợp nhất Giáo Hội với thân thể Phục Sinh của Ngài bằng đức tin, các Bí Tích và đức mến.
Sự đối chiếu như thế giữa đứa trẻ niên thiếu và người tráng niên trưởng thành cho thấy rõ Kitô giáo hơn hẳn Dothái giáo. Kitô giáo là một cái gì giống như Dothái giáo, nhưng vượt hẳn Dothái giáo rất nhiều chẳng khác gì đứa trẻ niên thiếu đã lớn lên để trở nên người tráng niên trưởng thành, làm chủ gia nghiệp của mình.
Phaolô cũng cung cấp một hình ảnh thứ ba và cuối cùng, để mô tả mối tương quan giữa hai tôn giáo, bằng cách dùng những từ ngữ tương phản giữa lời hứa và sự thi hành lời hứa. Từ đầu chí cuối, Dothái giáo là một tôn giáo của lời hứa. Nó luôn luôn nhìn về tương lai, về những ngày sẽ đến, ngày mà những lời hứa cho Abraham, Môsê, Ðavít và các tiên tri được trọn vẹn. Tất cả những lời hứa đó đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô, và kết quả là một Giao Ước mới, một tôn giáo mới. Phaolô đã khẳng định một cách linh động và vắn tắt sự Ðức Kitô làm trọn vẹn các lời hứa.
"Nhiều điều Thiên Chúa đã hứa thành có trong Ngài" (2Cr 1, 20).
Những lời hứa đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô như thế nào ?
Lời hứa trong sách Khởi Nguyên, chương 3 câu 15, về sự Satan bị đạp dập đầu trong một cuộc giao tranh mà dòng giống người đàn bà chỉ bị thương nhẹ đã được trọn vẹn qua sự chết và Phục Sinh của Ðức Kitô. Thật vậy, dòng giống người đàn bà đã bị thương, và bị thương đến chết, nhưng đó là sự chiến thằng của Ðức Kitô trên tội lỗi, được nối tiếp bằng sự Phục Sinh của Ngài là cuộc chiến thắng trên chính sự chết. Và chính lúc Ðức Kitô dường như có vẻ bị thua Satan, thì tình thế đã đảo ngược. Sự chết không làm gì được Ðức Kitô, và khi cất mạng sống của Ðức Kitô, thì vương quốc Satan bị thua cuộc. Phaolô đã nêu rõ điều này cho chúng ta.
"Chúng tôi nói lên sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong mầu nhiệm, sự khôn ngoan giữ kín, từ trước đời đời Thiên Chúa đã tiền định làm mối vinh quang cho ta" (1Cr 2, 7 - 8).
2. Lời hứa với Abraham rằng các nước các dân sẽ được chúc phúc nhờ gia đình của ông, đã được trọn vẹn nơi Ðức Kitô. Là con cái Abraham, Ngài đã ban phúc lành ấy cho các dân các nước, những người không phải Dothái, đã hợp nhất với Ngài. Những người này đã trở thành, trong Ngài, con cháu của Abraham. Phaolô thường nói về điều này trong các thư gửi tín hữu Rôma và Galát. Ông gói trọn chân lý này trong một câu đơn giản nhất.
". Ngõ hầu chúc lành của Abraham, dân ngoại cũng được chịu lấy trong Ðức Giêsu Kitô ; ngõ hầu nhận bởi lòng tin, ta được lãnh lấy ơn đã hứa, tức là Thần Khí" (Gl 3, 14).
3. Lời Nathan hứa với dòng dõi Ðavít nói về một vương quốc sẽ được vĩnh cửu và phổ bác. Tất cả quyền Phúc Âm Matthêu đều nói về vương quốc này. Vương quốc ấy là Giáo Hội, Thân Thể mầu nhiệm của Ðức Kitô. Bởi vì chính Ðức Kitô đã khai sinh vương quốc đã hứa ấy, cho nên Matthêu thường nhấn mạnh trong suốt cả hai chương đầu Phúc Âm của ông rằng Ðức Kitô là con vua Ðavít. Cũng nên nhớ rằng khi tường thuật việc turyền tin, Luca nói cách trực tiếp rằng con của Ðức Maria là một dòng dõi thuộc vương tộc Ðavít, là Ðấng sẽ làm chủ vương quốc vĩnh cửu.
"Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Ðavít cha Ngài, và Ngài sẽ làm vua trên nhà Yacob cho đến đời đời, và vương quyền của Ngài sẽ vô cùng vô tận" (Lc 1, 32 - 33).
Lời hứa này nói về dòng dõi Ðavít, và lời hứa trước nói về sự dân ngoại được chúc phúc, đã được phối hợp thành một trong Isaia chương 11 câu 10. Phaolô trích dẫn Isaia, trong khi ông chú thích rằng Ðức Kitô là sự trọn vẹn của lời hứa.
"Ðức Kitô đã phục vụ giới cắt bì, để chứng thực lòng chân thành của Thiên Chúa, làm cho các lời hứa trên cha ông được nên kiến hiệu. Còn dân ngoại đã được chứng nhận vì lòng nhân nghĩa, để họ tôn vinh Thiên Chúa như đã viết . : Chồi lộc Ysai sẽ xuất hiện, Ðấng sẽ trỗi dậy thống trị muôn dân, muôn dân sẽ trông cậy vào Ngài" (Rm 15, 8 - 12).
4. Yêrêmia cũng đã tuyên bố một lời hứa trọng đại :
"Này sẽ đến những ngày - sấm của Yavê - Ta kết với nhà Israel và nhà Yuđa một giao ước mới" (Yr 31, 31).
Ðức Kitô đã thiết lập một Giao Ước Mới, một tôn giáo mới. Nó đã được ấn chứng cũng như giao ước cũ đã được Môsê ấn chứng. Trên núi Sinai, Môsê đã rảy máu trên bàn thờ đại diện cho Thiên Chúa, rồi rảy trên dân chúng. Ðây là một biểu hiệu, một dấu bề ngoài cho thấy rằng Thiên Chúa và dân của Ngài giờ đây đã trở nên một gia đình, một máu huyết. Ðức Kitô đã ấn chứng tôn giáo mới bằng chính Máu của Ngài. Khi Phaolô nói về những điều tương truyền liên quan đến bữa tối Tiệc Ly mà ông đã được phổ biến lại, ông dùng những từ ngữ nói về sự rượu nho đã trở nên máu gần giống y những từ ngữ Môsê đã dùng ("Ðây là máu của giao ước" -Xh 24, 8), nhưng ông còn thêm chữ "mới" vào để chỉ về lời tiên tri của Yêrêmia.
"Cũng vậy về chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Ngài nói : Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta" (1Cr 11, 25 ; Hr 6, 6 - 13 cũng nhấn mạnh điều đó).
Lễ Missa là hiến lễ của Giao Ước Mới, theo lời hứa của Yêrêmia, đồng thời nó cũng là hy lễ phổ bác như Malaki đã hứa. Tiên tri này thường nói : "Từ phương mặt trời mọc, cho đến phương mặt trời lặn, Danh Thiên Chúa thật là lớn giữa các dân các nước". Khắp nơi đều có hiến lễ và lễ vật tinh tuyền cho Danh Ngài. Và thật ra, chính dân ngoại đã vào tôn giáo của Ðức Kitô và đã chấp nhận hiến lễ của Ngài như là hiến lễ của chính mình. Ðức Kitô đã truyền dạy trong bữa tối Tiệc Ly rằng hãy thường xuyên tái diễn hiến lễ này, tái diễn dưới hình bánh và rượu vốn thật là Mình và Máu Ngài. Ðể loan báo việc Ngài chịu chết cho tới khi Ngài lại đến lần cuối cùng.
"Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta. Các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta. Vì mỗi lần anh em ăn Bánh ấy và uống Chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến" (1Cr 11, 25 - 26).
5. Môsê cũng đã tuyên bố một lời hứa nói về một tiên tri vĩ đại sẽ đến. Một hàng dài những vị tiên tri kế tiếp ông đều góp phần vào sự làm cho trọn vẹn lời hứa này. Mỗi vị tiên tri đều là sứ giả của Thiên Chúa như Môsê vậy. Nhưng dân Dothái vẫn mong chờ một vị tiên tri tối cao, cỡ Môsê. Khi Yoan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng bên kia sông Yođan, thiên hạ nghĩ rằng có lẽ ông là vị tiên tri đang được mong chờ chăng.
"Và đây là chứng của Yoan khi người Dothái từ Yêrusalem sai tư tế và Lêvi đến thỉnh vấn ông : Ông là ai ? Ông tuyên xưng chứ không chối, ông tuyên xưng rằng : Tôi không phải là Ðức Kitô. Họ lại hỏi : Vậy thì là gì ? Ông là Êlia ư ? Ông nói : Không phải. Ông là đấng tiên tri ư ? Ông đáp : Không" (Yn 1, 19 - 21)
Yoan không phải là vị tiên tri ấy, nhưng chính là Chúa Giêsu. Bài giảng của Phêrô nhân dịp chữa lành người tàn tật tại Cửa Ðẹp của Ðền Thờ đã nói rõ ràng sự làm cho trọn vẹn này.
"Ðức Giêsu là Ðấng hiện trời cao phải đón lấy cho đến thời buổi phục hồi vạn vật, điều mà Thiên Chúa đã phán do bởi miệng các thánh tiên tri của Ngài từ muôn thuở. Môsê đã nói : Chúa, Thiên Chúa sẽ cho trỗi dậy giữa anh em các ngươi một Tiên Tri như Ta. Các ngươi phải nghe Ngài trong mọi sự, Ngài sẽ nói cùng các ngươi. Sẽ xảy ra là phàm sinh linh nào không nghe Tiên Tri ấy, sẽ bị tiêu trừ khỏi dân Israel" (Cv 3, 21 - 23).
6. Sau hết, các tiên tri đã nói về một số sót được tuyển chọn, một nhóm ít người Dothái trung thành, sẽ sống sót sau mỗi hoạn nạn, sau mỗi cuộc tàn phá, để tiếp tục vận mệnh của Dân Thiên Chúa đã chọn, và để lãnh nhận lời hứa với họ. Nhóm sống sót này cũng được gặp thấy nơi Ðức Kitô, đặc biệt là nhóm ít người Dothái đã công nhận Chúa Giêsu là Ðức Kitô và đã hợp nhất với Ngài. Một số đông dân Israel đã từ chối Chúa Yêsu nên đã phải thiệt mất. Nhưng số ít người được tuyển chọn, những người thuộc số sót, đã đón nhận Ngài như là Ðấng Messia. Nơi họ, những lời hứa với Israel đã nên trọn vẹn.
"Thời bây giờ cũng vậy : số sót có đó, bởi ơn mà được chọn ! Mà nếu là bởi ơn, thì không còn là do tự việc làm . Ðiều Israel cố tìm thì đã không được, song đã được những ai được chọn" (Rm 11, 5 - 7).
Vậy hai tôn giáo ấy giống như một đứa trẻ thiếu niên so với một người con trưởng thành được quyền thừa tự, như lời hứa so với sự làm cho trọn vẹn. Dothái giáo phụng sự một mục đích quan trọng là dẫn đưa những vận mệnh thiêng liêng của thế giới cho đến Cửa là Ðức Kitô. Sự khác biệt căn bản giữa cả hai có thể diễn tả bằng hai tiếng : Ðức Kitô. Ngài là Ðấng dân Israel hy vọng và yêu cầu, Ngài là Vị cứu tinh và nguồn sống của Israel.
Quãng cách giữa hai tôn giáo ấy lớn như thế nào ? Thưa lớn như chính Ðức Kitô vậy ! Ngài thật là quãng cách ! Không phải vì thế mà những người Kitô hữu có quyền tự hào như thế đó là do kết quả công nghiệp hay giá trị của mình. Ðức Kitô là một ân huệ ban cho thế gian, mặc dù thế gian không xứng đáng. Ngài là một ân huệ ban cho linh hồn mỗi một người, đó là cử chỉ yêu thương và nhân từ tuyệt vời của Thiên Chúa. Sau hết, một nhận xét cuối cùng : Kitô giáo là cái cùng đích của Dothái giáo. Vì lý do đó, chứ không phải vì lý do nào khác, Kitô giáo phải bắt tay thân thiện với dân Dothái.
SỰ BÍ ẨN CỦA DO THÁI GIÁO.
Thật ra có hai điều bí ẩn lớn liên quan đến Dothái giáo. Ðiều bí ẩn thứ nhất là sự kiện đáng buồn này : Sau bao nhiêu thế kỷ mong đời Ðấng Cứu Thế và vị Ðế Vương của mình, nó không nhìn nhận ra được Ngài lúc Ngài đến. Ðó là điều các Kitô hữu đầu tiên cho là chướng nghịch nhất. Tại sao những anh em Dothái của họ lại có thể từ chối không tin ở Chúa Giêsu ? Phaolô đã cố gắng trả lời câu hỏi này từ chương 9 đến chương 11 trong bức thư ông gởi tín hữu Rôma. Ðiều bí ẩn thứ hai thì có tính cách hiện đại hơn : Dân Dothái đã làm thế nào để tiếp tục sống được một nhóm trong khoảng thời gian gần 2000 năm nay mà không có đền thờ, bàn thờ và hiến lễ ? Dĩ nhiên điều bí ẩn này không bao giờ đã tự trình diện với Phaolô, nhưng với thiên tài lạ lùng của ông, ông đã để lại cho chúng ta một nguyên tắc để căn cứ vào đó mà tìm ra giải đáp.
Không nhìn nhận Chúa Giêsu. Trước nhất, chúng ta cần phải xét xem việc dân Dothái không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế, là Vua thuộc dòng dõi Ðavít thiên hạ ngóng chờ. Nổi buồn rầu của Phaolô đối với sự kiện này thật là sâu xa và chân thành, đến nổi ông đã phơi bày một cách thảm thiết lòng yêu thương của ông đối với dân tộc ông trong những câu ông viết. Ông thương hại vì họ muốn tách rời khỏi Ðức Kitô thay vì cần phải hợp nhất với Ngài. Niềm hy vọng và nổi ước mơ tột đỉnh của ông là họ được ơn cứu độ.
"Trong Ðức Kitô, tôi nói thật, tôi không nói dối ; trong Thánh Thần lương tâm tôi làm chứng cho tôi, là tôi phải ưu phiền rất mực, và đau đớn không ngơi trong lòng. Tôi đã ước nguyện xin làm hiến vật tách khỏi Ðức Kitô vì anh em đồng chủng của tôi về phần xác. Họ là người Israel ; thuộc về họ, địa vị nghĩa tử, sự vinh quang, các Giao Ước, Lề Luật, việc phụng thờ, các Lời Hứa ; thuộc về họ, các Tổ Phụ ; và do tự họ, Ðức Kitô, về phần xác. Ðấng vượt trên mọi sự" (Rm 9, 1 - 5).
"Hỡi anh em, điều lòng tôi những mong mỏi nguyện cầu với Thiên Chúa là cho họ được đạt ơn cứu rỗi" (Rm 10, 1).
Thật vậy, sự kiện một số đông người thuộc Dothái giáo chưa trở thành người Kitô giáo là điều rất khó giải thích. Thiên Chúa đã phán hứa với Abraham, Môsê, Ðavít và các Tiên Tri ; hứa một dòng giống vô số, một vương quốc vĩnh cửu và phổ bác. Có lẽ nào một Thiên Chúa lại thất hứa ? Không nên nghĩ như thế.
"Hẳn không phải vì Lời Thiên Chúa đã trái hẹn" (Rm (9, 6).
Những lời Thiên Chúa phán hứa với miêu duệ của Abraham phải được nên trọn vẹn. Nhưng Phaolô hỏi, ai là dòng giống của Abraham để những lời hứa ấy được thực hiện ? Phải chăng chỉ là những người họ hàng với Abraham về phương diện tự nhiên, hay là những người mà chúng ta có thể gọi là con cái thiêng liêng của Abraham, tức là những người họ hàng với Abraham do sự hợp nhất thiêng liêng với Ðức Kitô, con của Abraham ? Câu trả lời của Phaolô được gặp thấy trong thư gửi tín hữu Rôma 9, 8 - và càng rõ rệt hơn, trong một đoạn của bức thư gửi tín hữu Galát.
"Nghĩa là : Không phải con cái theo xác thịt, tất là con cái Thiên Chúa, nhưng con cái theo lời hứa mới được kể là dòng giống" (Rm 9, 8).
"Vì hết thảy anh em là con cái Thiên Chúa nhờ bởi lòng tin trong Ðức Giêsu Kitô. Vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Ðức Kitô, thì đã được mặc lấy Ðức Kitô : Không còn Dothái hay Hylạp ; không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì hết thảy anh em là một trong Ðức Kitô Giêsu. Mà nếu anh em thuộc về Ðức Kitô, vậy thì anh em là miêu duệ của Abraham, những kẻ thừa tự thể theo lời hứa" (Gal 3, 26 - 29).
Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân từ yêu thương đối với mọi Kitô hữu, Dothái cũng như dân ngoại, vì cả hai đều là con cháu của tổ phụ Abraham. Trong chương trình cứu độ, họ đã thế chỗ cho Israel xưa và hưởng mọi đặc quyền của nó. Họ đã trở thành con cái Thiên Chúa và dân tộc Ngài yêu quý.
"Những bình mang thương xót đó tức là chúng ta, Ngài đã kêu gọi không chỉ từ giữa Dothái, mà cả giữa dân ngoại. Như Ngài phán trong sách Hôsê : Ta sẽ gọi phi dân Ta làm dân của Ta, và kẻ thất sủng làm người đắc sủng. Và sẽ xảy ra là nơi đã nói với chúng : Các ngươi không phải là dân Ta, ở đó chúng sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa hằng sống" (Rm 9, 24 - 26).
Những con cái thiêng liêng của Abraham mới được tuyển chọn, chứ không phải những con cháu về phần xác thịt, sự kiện đó ăn khớp hoàn toàn với cách tuyển chọn của Thiên Chúa thường được thấy rõ ràng qua suốt lịch sử Israel. Thiên Chúa hay chọn lựa người này hơn người khác. Ngài đã chọn Isaac, con trai của Sara, chứ không chọn Isamel, con trai của Agar, mặc dù Abraham là cha của cả hai. Trong hai anh em song sinh Esau và Yacob, Thiên Chúa đã chọn Yacob mặc dù nhỏ hơn. Và giờ đây, Phaolô kết luận rằng Ngài lại tuyển chọn một lần nữa : tuyển chọn miêu duệ thiêng liêng của Abraham chứ không tuyển chọn dân Dothái là con cháu tự nhiên của Abraham. Lý do tại sao Thiên Chúa hành động như thế vẫn chưa ai hiểu thấu được. Thiên Chúa là Thiên Chúa, nghĩa là Ngài vẫn luôn luôn là bí nhiệm đối với con người, con người không thể hiểu hết các việc Thiên Chúa làm, hoặc tại sao Ngài làm như thế. Con người vật thụ tạo của Thiên Chúa, không dám tra vấn Ngài lý do và mục đích các việc Ngài làm. Phaolô nói :
"Hỡi người phàm kia, ngươi là ai mà dám cãi trả Thiên Chúa ? Há đồ vật đất lại nói với người nắn ra nó : tại sao ông đã làm tôi thế này sao ? Hay người thợ gốm lại không có quyền trên nắm đất thó, để từ cũng một nắm mà nặn ra : cái thì bình quý, cái thì bình xoàng ư ?" (Rm 9, 20 - 21).
Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại không được thừa nhận ? Xét về phương diện loài người, làm sao mà lại có một khúc cong như thế trong vận mệnh một dân tộc ? Làm sao mà nhiều người Dothái không chấp nhận sứ điệp các nhà truyền giáo Kitô hữu đầu tiên đã rao giảng cho họ, sứ điệp của Tin Mừng Chúa Giêsu là Ðức Kitô ? Ðó là những câu hỏi thực hiểm hóc, nhưng Phaolô đã làm hết sức để tìm cách giải đáp. Ông, một người trước kia vốn là Biệt Phái, biết rõ rằng dân Dothái thật sốt sắng, nhưng lòng sốt sắng của họ đã bị lạc hướng và thiếu sáng suốt. Họ đã đặt niềm hy vọng cứu độ của họ vào lề luật, vào khả năng của họ tuân giữ giới luật. Ðây là sự lầm lẫn căn bản, bởi vì ơn cứu độ chỉ được gặp thấy nơi Ðức Kitô mà thôi. Sự hợp nhất căn bản với Ðức Kitô - chỉ sự hợp nhất này mới đem lại ơn cứu độ - Phát sinh từ lòng tin tưởng nơi Chúa Giêsu, tin một cách vững vàng Ngài là Chúa đã Phục Sinh. Ðây chính là tâm điểm thảm kịch của người Dothái. Những công việc của họ là công việc do người thế phàm, không thể đem lại ơn cứu độ cho họ, nhưng họ lại sốt sắng với những công việc đó. Niềm tin nơi Chúa Giêsu là Chúa đã Phục Sinh, có thể cứu độ họ, nhưng họ lại không có niềm tin đó.
"Tôi chứng thực cho họ là họ có lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa, nhưng không được sáng suốt. Vì không nhận biết sự công chính của Thiên Chúa, và ra công thiết lập sự công chính riêng của mình, họ đã không suy phục sự công chính của Thiên Chúa. Vì đích cùng của Lề Luật, là Ðức Kitô, nguồn công chính cho mọi kẻ tin .
. Nếu ngươi tuyên xưng nơi miệng ngươi Giêsu là Chúa, và nếu ngươi tin trong lòng ngươi : Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết, ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và nếu tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi" (Rm 10, 2 - 4 ; 9 -10).
Như thế có phải là Thiên Chúa chối bỏ Israel chăng ? Phải chăng dân Dothái không còn liên hệ gì đặc biệt với Ngài nữa ? Phaolô, một người Dothái rất yêu mến dân tộc mình, không thể nghĩ như thế. Một mặt, không phải hết thảy mọi người Dothái đều chối bỏ Ðức Giêsu. Tất cả những Kitô hữu đầu tiên đều là người Dothái, và nơi họ Phaolô thấy có những người thuộc số sót mà các tiên tri thường hay nói đến. Theo tư tưởng các tiên tri thì không có một thảm kịch nào lớn lao cho bằng sự loại trừ người Dothái hoàn toàn ra khỏi sự phù trợ yêu thương của Thiên Chúa. Ðiều này đã được xác thực, theo lời chú thích của Phaolô, ngay cả trong việc Ðức Kitô làm cho Dothái giáo được trở nên trọn vẹn. Trong trường hợp này, một số sót tín hữu người Dothái cũng đã còn tồn tại trong việc hoàn thành ơn cứu độ của Kitô giáo. Theo ý nghĩa này thì chắc chắn là Thiên Chúa đã không chối bỏ Dân Ngài.
"Vậy tôi xin hỏi : Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ Dân Ngài ? Ðừng nói gỡ ! Chứng là tôi đây : Một người Israel thuộc dòng giống Abraham, chi tộc Benjamin, Thiên Chúa đã không ruồng bỏ Dân Ngài đã biết đến từ trước. Hay anh em lại không biết Kinh Thánh nói gì trong truyện Êlia, khi ông thưa kiện Israel với Thiên Chúa : Lạy Chúa, chúng đã giết các tiên tri của Ngài ; sót lại chỉ có một mình tôi, và chúng đang tìm hại mạng tôi. Nhưng sấm ngôn nói gì với ông ? Ta còn chừa lại cho Ta bảy ngàn người không hề bái gối trước Baal. Thời bây giờ cũng vậy : số sót có đó, bởi ơn mà được chọn ! Mà nếu là bởi ơn, thì không còn là do tự việc làm, chẳng vậy ơn không còn là ơn ! Vậy thì sao ? Ðiều Israel cố tìm thì đã không được ; song đã được những ai được chọn" (Rm 11, 1 - 7).
Phaolô còn nhận xét một khía cạnh cứu độ khác nữa trong toàn thể câu chuyện đen tối này của thảm kịch quốc dân Dothái. Chính cái chỗ dân Dothái bị trầm luân, lại là nơi đưa đến ơn cứu độ cho dân ngoại, ơn cứu độ do niềm tin nơi Ðức Giêsu là Chúa đã Phục Sinh, dường như là sự mù quáng của dân Dothái đã đưa tới ánh sáng cho dân ngoại. Mỗi cụm mây đều có một đường viền bạc, cho nên sự nghĩ đến ơn cứu độ của dân ngoại nhờ đức tin nơi Chúa Giêsu đã đem lại cho Phaolô một một khía cạnh đầy an ủi trước cái thảm kịch của dân Dothái. Phaolô chợt nghĩ đến một hình ảnh để so sánh. Dân được Thiên Chúa tuyển chọn giống như một cây ôliu. Những cành tự nhiên và nguyên thủy của nó là dân Dothái, đã được tỉa bớt đi để được thay thế bằng những cành khác, là những dân ngoại đã được tiếp ghép vào cây ôliu, bởi vì giờ đây sự ngay thẳng là do niềm tin nơi Ðức Giêsu, mặc dù chính nó làm cho dân Dothái bị tỉa khỏi cây, cũng có hậu quả đến sự dân ngoại được tiếp ghép vào. Ðây là phần tươi sáng của bức tranh mà Phaolô muốn vẽ ra cho chính mình và cho độc giả. Nhưng ông cũng vội vàng cảnh cáo dân ngoại đừng tự phụ kiêu căng đối với dân Dothái. Sự được tiếp ghép vào cây ôliu là một ân huệ ban cho dân ngoại, chứ không phải là do công trạng của họ. Chắc chắn là họ sẽ đáp ứng lại bằng sụ biết ơn và đề phòng kẻo vì làm mất đức tin mà họ cũng bị tỉa đi.
"Nhưng nếu có ít nhiều nhánh bị chặt, và ngươi, ôliu hoang dại, được tháp thay vào, và thông phần màu mỡ tự gốc ôliu, ngươi đừng vinh vang lên mặt với các nhánh kia. Nếu có vinh vang thì này : Không phải ngươi mang rễ, nhưng rễ mang ngươi ! Ngươi sẽ đáp "nhiều nhánh đã được chặt cho tôi được tháp thay vào !" Hẳn rồi, vì không tin, nên chúng đã bị chặt, còn ngươi tin mà đứng đó ! Ðừng có tự cao tự đại, hãy sợ thì hơn. Vì nếu Thiên Chúa đã không tha những nhánh bẩm sinh thuộc gốc, thì Ngài cũng sẽ chẳng tha cho ngươi" (Rm 11, 17 - 21).
Sự sống còn của dân Dothái. Ðến đây Phaolô đưa ra cho chính ông, cho những đồng bào Dothái Kitô hữu của ông, và cho tất cả chúng ta ngày nay lời tiên đoán mau mắn, khả dĩ giúp chúng ta: Giải quyết một bí nhiệm sâu xa nữa liên quan đến Dothái giáo. Bằng cách nào và vì mục đích gì mà nó vẫn còn tồn tại xuyên qua bao nhiêu thế kỷ ? Từ ngày Yêrusalem bị quân Rôma hủy diệt năm 70 (sau TCGS). Người Dothái không còn đền thờ, bàn thờ và hiến lễ. Họ không có một quốc gia riêng biệt mãi cho tới khi nước Israel được tái lập cách đây ít năm. Họ đã bị lưu đày, đưa từ xứ này sang xứ khác, bị giam hãm trong những vùng biệt lập trên khắp thế giới (xin Thiên Chúa tha thứ cho), do chính những Kitô hữu là con cháu thiêng liêng của họ. Nhưng họ vẫn còn tồn tại. Ngay cả sự tàn sát khủng khiếp của Hítle cũng không tiêu diệt được họ. Trong lịch sử toàn thế giới, chưa từng có một nhóm dân tộc nào đã từng sống sót sau bao nhiêu tang thương như thế. Trong bất cứ quốc gia nào, người Dothái cũng có thể tổ chức thành một nhóm tràn đầy sinh lực, tuy nhiên họ vẫn là một nhóm riêng biệt, luôn luôn ý thức về lịch sử cổ thời của họ, luôn luôn được bàn tay Yavê phù trợ cho khỏi bị tiêu diệt. Phaolô dĩ nhiên là đã không thể thấy trước cái lịch sử lâu dài này của dân Dothái hãy còn kéo dài mãi cho đến thời chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, ông đã cho chúng ta câu giải đáp để soi tỏ bí nhiệm này. Bởi vì ông tin tưởng chờ mong có ngày họ sẽ nhìn nhận Ðức Giêsu là Ðức Kitô của họ, là Chúa đã Phục Sinh của họ. Sự mù quáng của họ chỉ là tạm thời, sự tuyển chọn đầu tiên của Thiên Chúa, bằng cách nào đó, vẫn hãy còn bền vững. Khi đến ngày Thiên Chúa định, những cành nguyên thủy lại sẽ được tiếp ghép với cây ôliu. Ðó là ngày mà Phaolô chắc chắn và đã nóng lòng chờ đợi.
"Vậy hãy ngắm xem lòng nhân lành và sự nghiêm khắc của Thiên Chúa : nghiêm khắc với những kẻ sa ngã, nhân lành đối với ngươi, nếu ngươi kiên trì trong lòng nhân lành ấy ; bằng không, ngươi cũng sẽ bị chặt. Còn họ, nếu họ không kiên trì trong sự cứng tin, họ sẽ được tháp vào, vì Thiên Chúa có quyền ghép họ vào lại. Vì nếu ngươi bẩm sinh là nhánh lảy tự ôliu hoang dại, mà được tháp vào ôliu giống tốt, trái với bẩm tính, thì huống chi là họ, những cành chính gốc, họ sẽ được tháp vào thân cây ôliu gốc cũ của họ.
Hỡi anh em, tôi không muốn để anh em không hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự phụ mình khôn : Israel đã ra chai đá phần nào, cho đến khi toàn thể dân ngoại đã gia nhập, và như thế tất cả Israel cũng sẽ được cứu . Xét theo Tin Mừng, họ là người thù nghịch, vì cớ anh em ; nhưng theo sự lựa chọn, họ là chí ái vì cớ cha ông. Vì ơn đã ban, lời đã gọi, Thiên Chúa không hề hối tiếc" (Rm 11, 22 - 29).
Chỉ khi nào Israel xưa trở lại với Ðức Kitô, thì công trình cứu độ mới thật là được thông phần đầy đủ, bởi vì chỉ lúc đó mới thực có sự hợp nhất phải có giữa Dothái và dân ngoại trong Ðức Kitô, đó là sự bí nhiệm Phaolô thường nói đến. Mãi cho đến hôm nay, chỉ những người Dothái thuộc số sót lại, số ít được tuyển chọn, mới nhìn nhận Chúa Cứu Thế và hợp nhất với Ngài, trong Ngài, hợp nhất với anh em dân ngoại. Hiệu quả đầy đủ công trình cứu độ của Ðức Kitô mà mục đích là sự hợp nhất trọn vẹn, vẫn chưa được hoàn tất cho tới khi nào dân Thiên Chúa đã chọn xưa kia nhìn nhận Ðấng Cứu Thế của mình. Chỉ bấy giờ công trình cứu độ mà Phaolô đã mô tả một cách hùng vĩ mới được hoàn toàn thừa nhận.
"Dân ngoại và Dothái, Ngài đã làm cho đôi bên nên một, triệt hạ tường ngăn thành chắn, tiêu biểu cho mối hằn thù - nhờ thân xác Ngài - thủ tiêu lề luật nguyên những điều răn lệnh chỉ, ngõ hầu trong Ngài, Ngài tạo dựng hai loại người ấy nên một người mới, đem lại bình an và giảng hòa hai dân - trong một thân mình - với Thiên Chúa, nhờ Thập Giá, giết chết hằn thù - nơi mình Ngài" (Ep 2, 14 - 16).
Chương trình cứu độ, xét theo một phương diện đúng đắn đặc biệt, sẽ được hoàn tất với mọi hiệu quả của nó khi mà cả dân Dothái và dân ngoại đều được hợp nhất với nhau trong Ðức Kitô, và nhờ Ðức Kitô được hợp nhất với Thiên Chúa và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Như thế sẽ làm cho đường tròn quá trình cứu độ trở về điểm cuối nơi mà nó đã bắt đầu trước kia, trở về với Thiên Chúa và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, tất cả chúng ta đều được mời gọi hoạt động với Ðức Kitô và với Thánh Thần của Ðức Kitô đang ở trong chúng ta, để thúc đẩy bằng mọi cách tiến triển của vương quốc Thiên Chúa nơi trần thế tức là Giáo Hội, về phương diện thiêng liêng cũng như về số lượng. Chương trình cứu độ chỉ được hoàn tất khi nào Giáo Hội, Thân Thể Mầu Nhiệm của Ðức Kitô, được lan rộng khắp cùng vũ trụ.
Hết
Tác giả: Giuse Võ Đức Minh, Gm
Nguồn: http://www.simonhoadalat.com