Phần Mở Đầu
Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời đã ở nơi Thiên chúa, và Ngôi lời là Thiên Chúa. Từ nguyên thủy, Người đã ở với Thiên Chúa. Tất cả đều được tạo dựng bởi Người, và không có Người thì không gì được tạo dựng. Điều đã được tạo dựng trong Người là Sự Sống. Và Sự Sống là Ánh Sáng của loài người, và Ánh Sáng đã soi trong bóng tối, nhưng bóng tối không thấu hiểu Ánh Sáng.
Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan.Ông đến để tỏ bày, để làm chứng cho Ánh Sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng ông đã làm chứng cho Ánh Sáng.
Ngôi Lời là Ánh Sáng thực soi cho mọi người. Người đã đến trong thế giới, và thế giới được tạo dựng bởi Người, nhưng thế giới không nhận biết Người. Người đã đến nhà Người, nhưng thân nhân của Người không tiếp đón Người. Nhưng với những ai đón nhận Người, những ai tin vào danh Người, thì Người ban cho quyền trở nên Con Thiên Chúa. Người đã được sinh ra không phải bởi máu huyết, cũng không phải bởi ý muốn của xác thịt hay ý muốn của loài người, nhưng bởi Thiên Chúa.
Và Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn ngắm vinh quang của Người, vinh quang mà Người đã nhận được từ Cha Người như người Con Duy Nhất đầy Ân Sủng và Chân Lý.
Gioan đã làm chứng cho Người và tuyên bố: “Chínhvề Người mà tôi đã nói: Đấng đến sau tôi, đây, Người vượt qua trước tôi, vì Người có trước tôi”. Phải, từ sự sung mãn của Người, chúng ta đã nhận được hết ơn nọ tới ơn kia. Vì Lề Luật thì được ban bố bởi Môise, còn Ân Sủng và Chân Lý thì từ Đức Giêsu Kitô mà tới. Không hề có ai đã thấy Thiên Chúa. Người Con Duy Nhất trở về cung lòng Cha đã cho ta biết Người.
(Khai mào Tin Mừng theo thánh Gioan)
Maria Valtorta
TIN MỪNG NHƯ ĐÃ ĐƯỢC VÉN MỞ CHO TÔI
Chuẩn bị
Quyển thứ nhất
Năm thứ nhất đời sống công khai
Quyển thứ hai
Năm thứ hai đời sống công khai
Quyển thứ ba và bốn
Năm thứ ba đời sống công khai
Quyển thứ năm, sáu và bảy
Chuẩn bị cuộc tử nạn
Quyển thứ tám
Cuộc tử nạn
Quyển thứ chín
Vinh quang
Quyển thứ mười
Maria Valtorta
Tin Mừng
như đã được vén mở cho tôi
Dịch từ bản tiếng Pháp
“L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”
Quyển thứ nhất
Chuẩn bị
La presente pubblicazione dell’opera di Maria Valtorta: “L’Evangelo come mi è stato rivelato”, tradotta in lingua vietnamita, è stata autorizzata dal Centro Editoriale Valtortiano (Viale Piscicelli 91 – 03036 Isola del Liri (FR) Italia – www.mariavaltorta.com) che è titolare di tutti i diritti sulle opere di Maria Valtorta.
Tác phẩm này của Maria Valtorta: “L’Evangile tel qu’il m’a été révélé”, được phiên dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự cho phép của Trung Tâm Xuất Bản Valtorta (Viale Piscicelli 91, 03036 Isola del Liri (FR) Italia, www.mariavaltorta.com), cơ quan giữ bản quyền về mọi tác phẩm của Maria Valtorta.
TỰA
Maria Valtorta sinh tại Caserte (nước Ý) ngày 14-3-1897. Maria là con gái duy nhất của một hạ sĩ quan kỵ binh: Giuse Valtorta, sinh tại Mantoue năm 1862, và một cô giáo Pháp văn: Isis Fioravanzi, sinh tại Crémone năm 1861.
Khi Maria vừa được mười tám tháng thì cha mẹ phải tới cư ngụ ở miền bắc nước Ý cùng với các con, trước tiên là ở Faenza, rồi sau vài năm thì tới Milan, nơi Maria học trường mẫu giáo Ursuline. Chính tại đây, Maria có dấu hiệu đầu tiên về ơn gọi: muốn nên giống Chúa Kitô trong sự đau khổ tự nguyện chấp nhận vì tình yêu.
Lúc bảy tuổi, vẫn ở Milan, Maria tới trường sơ cấp thuộc học viện của các bà dòng Thánh Marcelle. Ở đó, vào năm 1905, Maria nhận bí tích Thêm Sức bởi tay Đức Thánh Hồng-Y André Ferrari. Maria tiếp tục học tại trường công lập Voghera, nơi gia đình cư ngụ vào năm 1907. Maria rước lễ lần đầu tại Casteggio vào năm 1908.
Do sự ép buộc của mẹ, một người đàn bà rất độc đoán, năm 1909, Maria phải vào trường trung học Bianconi, ở Monza, nơi cô nổi bật về sự thông minh sắc bén và tính tình cương quyết. Maria rất có khiếu về văn chương nhưng rất dở về toán. Chính nhờ sự cố gắng liên tục mà cô đạt được văn bằng về kỹ thuật, một môn học bị mẹ áp đặt. Tuy vậy Maria bằng lòng với việc học. Nhưng rồi sau bốn năm, người mẹ lại muốn cô ra khỏi trường. Lúc đó Maria cầu nguyện tha thiết, và Thiên Chúa lại một lần nữa, soi sáng cho Maria về tương lai.
Trong khi chờ đợi thì cha Maria về hưu vì lý do sức khỏe, và gia đình nhỏ di chuyển về sống ở Florence, nơi Maria đính hôn với một người thanh niên dũng cảm, nhưng rồi Maria phải bỏ vì tính tình độc đoán của mẹ. Sau giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, vào năm 1916, Maria lại nhận được nơi Chúa một dấu hiệu mặc khải khác.
Năm 1917, Maria gia nhập hàng ngũ các y tá “người Samari tốt lành”, và phục vụ trong mười tám tháng, săn sóc các thương binh tại bệnh viện ở Florence.
Ngày 17-3-1920, trong khi Maria đang đi bộ ngoài phố với mẹ, cô bị một người theo phái cực đoan dùng một thanh sắt đánh vào lưng,việc này đã để lại trên Maria những dấu hiệu đầu tiên của tật nguyền tương lai.
Sau ba tháng nằm trên giường, vào tháng mười năm đó, Maria trở về nhà cha mẹ ở Reggio de Calabre, sống khoảng hai năm tại nhà ông bà ngoại Belfanti, sở hữu chủ của một khách sạn. Thời gian lâu dài sống trong thành phố đẹp bên bờ biển ở miền nam nước Ý này đã làm dồi dào và mạnh mẽ các kinh nghiệm của trí khôn, nhưng Maria lại bị đóng dấu bởi ác cảm của mẹ, người đã phản đối những lời xin cưới hỏi mới. Vào năm 1920, Maria lại trở về Florence và ở đó hai năm giữa những kỷ niệm đau thương.
Năm 1924 là việc di chuyển vĩnh viễn về Viareggio, nơi ghi dấu khởi đầu một cuộc sống mới, hoàn toàn hướng về sự liên tục lên với Thiên Chúa. Maria kín đáo quan sát (vì lẽ mẹ cô không dung thứ ) những việc thực hành của các nữ tu, và như vậy, Maria thành công trong việc tham gia các hoạt động Công Giáo. Luôn luôn bị thúc đẩy bởi sự ước ao hiến mình, năm 1925, Maria dâng mình cho Tình Yêu Thương Xót, và năm 1931, sau khi tuyên thệ lời khấn, với một lương tâm cương quyết hơn, Maria dâng mình cho sự Công Bằng của Thiên Chúa.
Đau khổ vì sự đau đớn gia tăng, Maria không bỏ giường nữa kể từ 01-4-1934. Đây, từ lúc này trở đi, Maria là dụng cụ ngoan ngoãn trong bàn tay Thiên Chúa. Năm sau đó, có bà Matta Diciotti đến ở nhà Maria và sẽ là người bạn trung thành và không lìa bỏ Maria nữa trong suốt đời cô. Chính vào lúc đó, Maria có sự đau đớn rất lớn lao là cái chết của cha, người cô yêu qúi và coi như người đàn ông tốt nhất trong các người đàn ông.
Năm 1942, một linh mục đạo đức tới thăm Maria: cha Romuald M. Migliorini, trước là giáo sĩ truyền giáo thuộc hội Tôi Tớ Đức Mẹ. Người làm cha linh hướng cho cô trong bốn năm. Năm 1943, mẹ chết, Maria Valtorta bắt đầu hoạt động viết văn.
Từ cuốn tiểu sử do cha Migliorini muốn có, và được viết theo khả năng của cô, Maria chuyển qua các bài được nghe đọc và các thị kiến mà Maria tuyên bố rằng được mặc khải. Vẫn không rời giường và mặc dầu rất đau đớn, Maria vẫn viết bằng chính tay mình và viết một mạch, vào bất cứ giờ nào, kể cả ban đêm, và không hề thấy phiền phức vì những dịp phải gián đoạn, luôn luôn giữ bộ dạng tự nhiên. Cuốn sách duy nhất Maria có thể tham khảo là Thánh Kinh và sách bổn giáo lý của Đức Pio X.
Từ năm 1943 tới 1947, và với mực độ ít hơn cho tới 1953, Maria đã viết khoảng mười lăm ngàn trang giấy vở. Đó là những chú giải về Kinh Thánh, những bài học về giáo lý, những tường thuật về các Kitô hữu và vác vị tử đạo đầu tiên; các tính chất của lòng đạo đức, không kể các trang nhật ký thiêng liêng. Nhưng khoảng hai phần ba sản lượng văn hoá của Maria Valtorta là tác phẩm vĩ đại về đời sống của Chúa Giêsu.
Sau khi đã tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, cả cho tới sự thông minh riêng, Maria bắt đầu từ từ khép kín trong nhiều năm, trong sự cô lập nội tâm cho tới ngày chết như vâng lời sự khích lệ của vị linh mục ở bên cạnh, gọi Maria trong lúc hấp hối, đã cầu nguyện với những lời sau này: “Hỡi linh hồn Kitô hữu, hãy ra khỏi thế gian này”. Đó là ngày 12-10-1961. Maria Valtorta đã để lại như một kỷ niệm câu nói này: “Tôi đã hết chịu đau khổ, nhưng tôi sẽ tiếp tục yêu”.
Đám táng của Maria được tiến hành tại giáo xứ thánh Paulin ngày 14-10, ngay sáng sớm và rất đơn giản theo ý muốn của bà. Và ngay sau lễ, thi hài được an táng tại nghĩa trang Viareggio. Nhưng ngày 2-7-1973, hài cốt Maria Valtorta được đưa về một ngôi mộ ưu tiên tại Florence, trong hành lang lớn của nhà nguyện Đức Mẹ được truyền tin.
Tác phẩm quan trọng nhất của Maria Valtorta là tác phẩm về cuộc đời Chúa Giêsu, được viết từ năm 1944 đến 1947, ngoại trừ vài chương trong những năm sau. Nó được quảng bá tại Ý ngay từ 1956 dưới nhan đề: Il poema dell’ Uomo-Dio. Kỳ xuất bản thứ nhất được trình bày trong bốn tập lớn, sau đó tái bản thành mười tập, với những chú thích về thần học và giáo lý của cha Conrad M. Berti hội Tôi Tớ Mẹ Maria. Tác phẩm tiếp tục được tái bản và truyền bá không nhờ một quảng cáo nào. Ngày nay nó đã được biết rộng rãi ở Ý và trên toàn thế giới.
Về những điều có liên can tới thực chất của tác phẩm, chúng tôi nhìn nhận đây là một trong những mặc khải tư lớn lao nhất. Lại nữa, nó được các nhà thần học công giáo nhìn nhận là một mặc khải có thể có, tùy thuộc vào sự mặc khải chung và đáng tin mà Thiên Chúa chấp nhận cho một số người để ích lợi cho mọi người.
Chúng tôi xin độc giả miễn thứ cho chúng tôi vì một vài bất toàn trong lần xuất bản này.
Nhà xuất bản Emilio Pisani (Ý)
Ngày 12-10-1979.
CHÚ THÍCH CỦA DỊCH GỈA
Những chú thích này có mục đích giúp cho độc giả dễ hiểu hơn về toàn bộ không gian, thời gian và phong tục của nước Chúa và dân Chúa vào thời của Người, để không phải bỡ ngỡ băn khoăn về những điều khó hiểu trong câu chuyện.
1- Về tên của các nhân vật :
a) Vì có rất nhiều người trùng tên và thường hiện diện cùng một lúc, nên để phân biệt, tác giả đã viết kèm theo tên gọi của một người:
* Hoặc tên người cha hay mẹ,
* Hoặc tên người chồng,
* Hoặc tên họ,
* Hoặc tên quê quán,
* Và đôi khi cả tên anh hay chị.
Vì vậy Judas, kẻ bán Chúa, được gọi bằng những tên sau:
* Judas Simon (vì bố ông là Simon)
* Judas Iscariot (tên họ của ông là Iscariot)
* Judas Kêriot (ông sinh quán tại Kêriot)
Cũng như đối với Mađalêna, bà được gọi là:
* Maria Mađalêna (tên gọi đầy đủ kiểu Latin)
* Maria Théophile (bố bà là Théophile),
* Maria Magđala (bà có cơ nghiệp ở Magđala, bà hành nghề và nổi tiếng ở đó),
* Maria Lazarô (vì là em Lazarô)
* Miri (tên cúng cơm)
b) Như vậy tên của 12 tông đồ của Chúa là :
* Giacôbê và Gioan: hai con ông Zêbêđê, quê ở Betsaiđa.
* Giacôbê và Juđa, còn gọi là Thađê, hai con ông Alphê, anh họ của Chúa, quê ở Nazarét.
* Phêrô và Andrê: hai con ông Jonas, quê Betsaiđa.
* Natanael, còn gọi là Batôlômêo hay Bartolmai, người Betsaiđa.
* Philíp, bạn của Natanael, người Betsaiđa.
* Mathêu, còn gọi là Lêvi, người Caphanaum.
* Tôma, biệt hiệu Didyme, người Rama thuộc Juđê.
* Simon Zêlote, bạn của Lazarô, người Juđê.
* Judas Iscariot, người Kêriot thuộc Juđê.
c) Về các nhân vật khác:
* Alphê: Có Alphê anh ruột của thánh Giuse; Alphê con bà Sara bà con với Thánh Giuse, và Alphê con người anh họ Simon. Vì các Alphê này đều ở Nazarét nên dễ lộn.
Ngoài ra còn các Alphê khác không quan trọng.
* Salômê: Có Salômê vợ ông Zêbêđê, mẹ của Giacôbê và Gioan; Salômê vợ của anh họ Simon và Salômê con bà vợ lẽ của Hêrôđê (Hêrôđiađê).
* Chouza: Có Chouza là chồng của bà Jeanne, ông làm quan trong triều Hêrôđê; và Chouza chồng của bà Suzane có họ với Mẹ, người Cana, nơi Chúa hóa nước thành rượu trong tiệc cưới của ông.
* Étienne: cựu môn đệ của Gamaliel, sau là môn đệ của Chúa, là vị tử đạo tiên khởi. (trong bản dịch xưa gọi ông là Stéphane, không hiểu vì lý do nào)
* Tôma: Có Tôma tông đồ và Tôma chủ căn nhà lớn ở Caphanaum, nơi Chúa luôn luôn ở trọ.
* Nique: người đàn bà đã lau mặt cho Chúa trên đường lên Calvê, quen gọi là Véronique. Trong chuyện này bà luôn luôn được gọi là Nique, có lẽ là tên gọi tắt.
2- Về phong tục : Chỉ có người miền Juđê thuộc nước Juđa mới được gọi là người Do Thái, các người miền Samari và Galilê thì được gọi bằng tên chung là Israel hay Hy Bá (Hebrew). Người Samari chỉ tin vào Ngũ Kinh, tức là năm cuốn đầu của bộ Cựu Ước.
3- Về y phục : Người Do Thái ăn mặc như ta thấy trong các tượng ảnh: bên trong là áo lót, rồi đến một áo giống áo đầm, dài tới gót, áo làm việc thì cộc hơn, có giây thắt lại ở lưng. Khi ra ngoài thì họ mặc thêm một áo khoác, hoặc thứ có hai vạt giống áo cha làm lễ, hoặc thứ có một vạt giống như áo chầu, tức là một tấm vải rộng được đeo vào cổ nhờ một sợi giây hay một cái khóa. Dù áo một vạt hay hai vạt, luôn luôn có nón che đầu. Phụ nữ ra ngoài luôn luôn có khăn voan che đầu, hoặc trùm nón của áo khoác. Đôi khi khăn phủ kín hết, chỉ có chỗ mắt là bằng vải thưa hay thật mỏng để thấy đường.
4- Nước là điều tối cần cho sự sống, Kinh Thánh nói luôn luôn tới nước. Ở Đất Thánh cũng như các nước phương Tây, người ta có các phông-ten khắp nơi. Mỗi phông-ten gồm một cái bể, có nước liên tục chảy vào, và có đường dẫn nước tràn đến các nơi khác thấp hơn. Nguồn nước ngày xưa hoàn toàn là thiên nhiên, từ trên núi đồi chảy xuống. Phông-ten không phải bể nước, không phải vòi nước máy, cũng không phải giếng nước, vì vậy dịch giả giữ nguyên tên phông-ten (fontaine).
5- Về các giáo phái: Trong đạo Do Thái có rất nhiều giáo phái, và hầu hết là kình địch nhau. Trong thời Chúa giảng Tin Mừng, họ tạm đoàn kết với nhau, hy vọng có đủ sức mạnh để chống lại Chúa.
Các giáo phái chính là:
a. Phái Pharisiêu, còn gọi là biệt phái: Họ rất mạnh nhờ số đông và giữ các chức vụ quan trọng. Họ chủ trương giữ luật Môise cách tỉ mỉ. Qua các thế kỷ, họ đã thêm vào luật này 613 giáo điều và mọi người phải học thuộc lòng để giữ.
b. Phái luật sĩ: Những ủy viên tài phán quan trọng, chuyên ghi chép và lưu truyền luật.
c. Thầy cả hay rabbi:những người lo việc tế tự trong Đền Thờ và giảng dạy dân chúng.
d. Phái Saddu:giáo phái nhỏ, hầu hết là thầy cả, nhưng họ chủ trương không có sự sống lại.
e. Phái khổ hạnh: chủ trương sống khổ hạnh để linh hồn được sống lại, nhưng họ không tin có sự sống lại của thân xác vào ngày tận thế. Một số còn chủ trương vận mệnh con người đã được tiền định hết.
6- Về các địa danh :Vào thời chúa Giêsu, nước của Người chia làm ba miền mà người dân ở mỗi miền đều khinh bỉ dân ở hai miền kia:
a. Juđê:miền đất thuộc nước Juđa, ở phía Nam, với thủ đô là Jêrusalem và Đền Thờ xây trên núi Moriah.
b. Samari:đất ở trung tâm, có thủ đô là Sychar, còn gọi là Sichem, với Đền Thờ xây trên núi Garizim. Cũng có một tỉnh Samari ở vùng này.
c. Galilê:miền đất phía bắc, mọi hoạt động chính đều ở quanh vùng biển Galilê (còn gọi là hồ Gênêsarét hay hồ Tibêriat).
d. Ngọn núi cao nhất của Israel là ngọn đại Hermon. Cũng có một núi Hermon nhỏ nữa (tiểu Hermon).
– Có hai tỉnh Betlem:Betlem thuộc Galilê và Betlem thuộc Juđê (nơi Chúa sinh ra)
- Có hai vùng Cêsarê:một Cêsarê thuộc quyền Philíp Hêrôđê, (em của Antipa Hêrôđê), gọi là Cêrasê Philíp. Thủ đô của Cêsarê Philíp là Cêsarê Panéade, nơi xây dựng dinh Thủ Hiến; và Cêsarê ở ven biển, gọi là Cêsarê Maritime.
– Có hai Emmau:một tỉnh Emmau lớn thuộc về Juđê, nơi Chúa Phục Sinh tỏ mình ra với hai môn đệ, và Emmau nhỏ thuộc về Tibêriat.
– Diaspora:là tên gọi chung tất cả những miền có dân Hy Bá cư ngụ ở bên ngoài lãnh thổ Palestin.
7- Trong toàn tác phẩm, những chữ in nhỏ trong ngoặc bên cạnh một chữ khó hiểu, là ghi chú của dịch gỉa
MỤC LỤC
Tựa……………………………………………………………………………………. 5
Chú thích của dịch giả ………………………………………………………… 9
1* “Người ta có thể gọi Maria là con thứ của Chúa Cha” …….. 15
2* Joakim và Anna khấn với Chúa …………………………………….. 16
3* Anna cầu nguyện ở Đền Thờ và Thiên Chúa nhận lời bà … 21
4*“Joakim đã kết hôn với sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được giữ kín trong con tim của người đàn bà công chính” … 25
5* Anna, với một thánh vịnh, loan báo chức làm mẹ của bà …. 27
6* “Đấng Vô Tì Vết không bao giờ ngừng tưởng nhớ tới Thiên Chúa” 30
7* Việc sinh hạ Đức Trinh Nữ Maria …………………………………. 33
8* “Linh hồn Người đã xuất hiện đẹp đẽ nguyên vẹn như khi Thiên Chúa nghĩ tới” 41
9* “Bông huệ của má! Trong ba năm nữa, con sẽ ở đây” …….. 52
10* “Đây, con trẻ vẹn toàn với qủa tim bồ câu” …………………. 56
11* “Niềm vui của má! Làm sao con biết những điều thánh này? Ai đã nói cho con?” 58
12* “Người con đã chẳng đặt sự khôn ngoan của chính Người trên môi mẹ mình sao?” 64
13* Maria được dâng vào Đền Thờ ……………………………………. 66
14* “Người Trinh Nữ Đời Đời chỉ có một tư tưởng: hướng lòng Người lên cùng Thiên Chúa” 72
15* Cái chết của Joakim và Anna ……………………………………… 74
16* “Chắc con sẽ là mẹ Đấng Kitô” …………………………………. 78
17* “Mẹ thấy lại tất cả những gì thần trí mẹ đã thấy nơi Thiên Chúa” 85
18* “Thiên Chúa sẽ ban cho con người chồng. Ông sẽ là thánh, vì con đã phó mình cho Thiên Chúa. Con sẽ nói với ông lời khấn của con” …………………………. 88
19* Giuse được chỉ định làm chồng của người Trinh Nữ …….. 93
20* Hôn lễ của người Trinh Nữ với Giuse …………………………. 100
21* “Giuse được đặt như ấn tín trên ấn tín, như một Tổng Thần trước cửa Thiên Đàng” 107
22* Đôi tân hôn về tới Nazarét ……………………………………….. 110
23* Truyền tin ……………………………………………………………….. 118
24* Sự bất tuân của Evà thứ nhất ……………………………………. 122
25* Evà mới thực thi sự vâng lời trong mọi dịp …………………. 126
26* Một lời giải thích nữa về tội nguyên tổ ……………………… 132
27* Báo cho Giuse về việc Êlisabét có thai ……………………… 135
28* “Hãy để Ta lo việc biện minh cho con với chồng của con” 139
29* Maria và Giuse đi Jêrusalem ……………………………………. 142
30* Từ Jêrusalem tới nhà Zacari …………………………………….. 144
31* “Đừng bao giờ lột bỏ sự bảo vệ của lời cầu nguyện” ….. 146
32* Tới nhà Zacari …………………………………………………………. 148
33* Maria tiết lộ Thánh Danh cho Êlisabét ……………………… 153
34* Maria nói về Con Mẹ ………………………………………………. 158
35* “Ơn của Thiên Chúa phải luôn luôn làm cho chúng ta nên tốt hơn”161
36* Việc sinh hạ ông Tẩy Giả …………………………………………. 163
37* “Sự trông cậy tươi nở như một bông hoa cho kẻ tựa đầu vào lòng từ mẫu của mẹ” 170
38* Lễ cắt bì cho ông Tẩy Gỉa ………………………………………… 171
39* Hãy sửa soạn tâm hồn các con để đón nhận ánh sáng … 174
40* Lễ dâng Gioan Tẩy Giả vào Đền Thờ ……………………….. 176
41* “Nếu Giuse ít thánh thì Thiên Chúa đã không ban ánh sáng của Người cho ông” 182
42* Maria Nazarét giải thích với Giuse ……………………………. 185
43* “Hãy để Thiên Chúa lo việc công bố cho các con là đầy tớ của Người” 188
44* Chiếu chỉ kiểm kê dân số …………………………………………. 190
45* “Yêu là làm thỏa lòng người yêu vượt ra ngoài tình cảm và lợi lộc”194
46* Cuộc hành trình về Bétlem ………………………………………. 196
47* Chúa Giêsu giáng sinh ……………………………………………… 201
48* “Mẹ là Maria, mẹ đã cứu chuộc người đàn bà bằng việc làm mẹ bởi Thiên Chúa của mẹ” 207
49* Các mục đồng thờ lạy ………………………………………………. 211
50* “Nơi các mục đồng có tất cả những đức tính cần thiết để làm kẻ thờ lạy Ngôi Lời” 222
51* Cuộc viếng thăm của Zacari …………………………………….. 223
52* “Thánh Giuse cũng bảo vệ các linh hồn được thánh hiến” 228
53* Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ ………………………………… 231
54* Những giáo huấn giãi tỏa ra từ cảnh trước …………………. 236
55* Bài hát ru của Đức Trinh Nữ …………………………………….. 239
56* Ba nhà Đạo Sĩ thờ lạy ……………………………………………… 242
57* Suy niệm về Đức Tin của các nhà Đạo Sĩ ………………… 250
58* Trốn sang Ai Cập ……………………………………………………..258
59* “Sự đau khổ đã là bạn trung thành của chúng ta. Nó có mọi vẻ mặt khác nhau và mọi thứ tên” 264
60* Thánh gia tại Ai Cập ………………………………………………… 269
61* “Trong căn nhà này, trật tự được kính trọng” ……………… 274
62* Bài học đầu tiên về việc làm của Chúa Giêsu …………… .279
63* “Cha đã không muốn băng qua các định luật về sự phát triển một cách ồn ào” 281
64* Maria là cô giáo của Giêsu, Giacôbê và Juđa ……………. 284
65* Chuẩn bị y phục cho lễ Vị Thành Niên của Chúa Giêsu 292
66* Khởi hành từ Nazarét cho lễ thành niên của Chúa Giêsu 295
67* Sát hạch về tuổi trưởng thành của Chúa Giêsu tại Đền Thờ 297
68* Giêsu thảo luận với các tiến sĩ ở Đền Thờ ………………… 303
69* Sự đau đớn của Maria khi lạc mất Giêsu ………………….. 313
70* Thánh Giuse qua đời ………………………………………………. 315
71* “Maria đã cảm thấy một đau đớn sắc nhọn do cái chết của Giuse” 322
72* Kết luận về đời sống ẩn dật ………………………………………323
Hết quyển một.♦
--- Nguồn : http://tongdomucvusuckhoe.net/noidung/1745