Ý nghĩa kinh Lạy Cha cũng được Chúa Giêsu giải thích cho các Tông Đồ. Chúa đã dạy cầu nguyện kinh Lạy Cha khi nào, lời nguyện gồm những gì và ý nghĩa từng lời trong kinh Lạy Cha ra sao? mời quý bạn tìm hiểu qua ‘Tin Mừng Như Đã Mặc Khải Cho Tôi’, là mặc khải tư do bà Maria Valtorta được thị kiến rồi ghi chép lại về cuộc đời của Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể. Mặc khải được biết đến rộng rãi ở Ý và rất nhiều nơi trên thế giới.
Sách gồm 10 quyển, mỗi quyển được chia làm nhiều chương. Sau đây là nguyên văn trích lục từ tác phẩm, từ ‘Lạy Cha’ được nhắc đến hơn 150 lần trong tác phẩm. Ở đây chỉ trích nguyên văn những đoạn kinh Lạy Cha được nhắc đến và cầu nguyện.
Trích:
Nội dung bài viết Hiện
QUYỂN 2, CHƯƠNG 2: “MARIA KHÓC, VÌ MẸ LÀ ĐẤNG ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC”
Kinh Lạy Cha được đọc lần đầu tiên trong vườn Nazarét để an ủi nỗi khổ của Maria, để hiến dâng ý muốn của chúng ta cho Thiên Chúa, vào lúc bắt đầu của giai đoạn từ bỏ ý muốn này mỗi lúc một hơn cho tới tột đỉnh của nó: với Cha là sự từ bỏ sự sống, với Maria là cái chết của Con Mẹ.
Chúng ta không có gì để Chúa Cha phải tha thứ, nhưng chúng ta, những kẻ không hề có tội, chúng ta đã xin sự tha thứ của Cha để được tha, được xá giải, dù chỉ một cái thở dài ngược với phẩm giá của sứ mạng của chúng ta, để dạy cho các con rằng người ta càng ân nghĩa với Thiên Chúa thì sứ mạng càng được chúc phúc và sinh hoa trái; để dạy các con sự kính trọng Thiên Chúa và sự khiêm nhường.
Trước dung nhan Thiên Chúa Cha, dù chúng ta là người nam và người nữ toàn vẹn, cũng cảm thấy mình là không, nên đã xin ơn tha thứ cũng như xin bánh hàng ngày.
QUYỂN 2, CHƯƠNG 32: “GIÊSU GIÁO HUẤN JUDAS”
– Cám dỗ thì mọi người có thể bị, còn phạm tội thì chỉ những người muốn.
– Thầy không bao giờ phạm tội à Giêsu?
– Thầy không bao giờ ưng thuận với tội lỗi. Và như vậy không phải vì Thầy là con Chúa Cha, nhưng vì Thầy muốn điều đó để chứng tỏ với loài người rằng Con Người không phạm tội vì Người không muốn phạm tội. Vậy nếu họ không muốn phạm tội thì họ có thể không phạm tội.
– Thầy không bao giờ bị cám dỗ sao?
Judas, hãy trả lời câu hỏi này: khi một người đói thì họ khổ hơn khi nói: “Bây giờ tôi đi ngồi vào bàn ăn”, hay là khi nói: “Không có thức ăn cho tôi”?
– Họ khổ hơn trong trường hợp thứ hai, vì nguyên việc biết rằng mình không có thức ăn đã đem tới cho họ mùi vị của món ăn, và làm cho tạng phủ của họ quắn lại vì thèm.
– Đó, Judas. Cám dỗ cắn vào các con như cái thèm này. Satan làm cho nó thành sắc nhọn hơn, chính xác hơn, hấp dẫn hơn hết mọi thoả mãn. Ngoài ra, hành động đem lại sự thoả mãn đôi khi đưa đến sự chán ngán ghê tởm, trong khi cám dỗ không làm cho người ta yếu nhược, nhưng giống như một cây mà người ta cắt tỉa, nó phát triển tốt hơn.
– Thầy không bao giờ nhượng bộ à?
– Thầy không bao giờ nhượng bộ.
– Làm sao Thầy có thể?
– Thầy nói: lạy Cha, xin đừng để con vào cơn cám dỗ.
– Thế nào? Thầy, Đấng Mêsia, Thầy làm phép lạ mà thầy phải xin Cha giúp?
– Không phải chỉ xin giúp, mà Thầy xin Người đừng đặt Thầy vào trong cơn cám dỗ. Con nghĩ rằng vì Thầy là như Thầy là, Thầy có thể vượt qua Cha sao? Ôi! Không. Thực vậy, Thầy bảo con rằng: Cha ưng thuận cho Con tất cả, nhưng Con cũng nhận tất cả từ Cha. Và Thầy bảo con rằng tất cả những gì người ta xin Cha nhân danh Thầy thì sẽ được nhận lời.
QUYỂN 3, CHƯƠNG 64: “GIÊSU DẠY KINH ‘LẠY CHA’”
Giêsu cùng với các người của Ngài ra khỏi một căn nhà ở gần tường thành. Tôi tin đây vẫn là vùng Bêzêta, vì để ra khỏi tường thành, người ta còn phải đi qua căn nhà của Giuse ở gần cổng mà tôi nghe gọi là cổng Hêrôđê. Thành phố đã bớt nhộn nhịp đi một nửa vào buổi tối, yên tĩnh dưới ánh trăng. Tôi cho rằng họ đã ăn chiên Vượt Qua tại một trong các căn nhà của Lazarô, đó không phải là nhà Tiệc Ly, căn nhà này ở phía đối diện: một căn ở phía bắc, một căn ở phía nam thành Jêrusalem.
Họ lên dốc qua các vườn ôliu, để lại Gétsêmani ở bên phải, và đi lên cao hơn nữa trên núi cho tới khi tới đỉnh, nơi rừng ôliu rì rào trong gió.
Giêsu dừng lại và nói: “Chúng ta nghỉ một lát… Các môn đệ thân yêu, quá thân yêu của Thầy, các kẻ tiếp nối Thầy trong tương lai! Hãy đến gần Thầy. Một hôm, và không phải chỉ có một hôm, các con đã nói với Thầy: ‘Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện như Thầy cầu nguyện. Hãy dạy chúng con như Gioan đã dạy môn đệ ông, để chúng con, các môn đệ, chúng con cầu nguyện cùng một lời cầu của ông thầy’.
Và Thầy đã luôn luôn nhận lời các con: ‘Thầy sẽ dạy khi Thầy thấy trong các con có một sự chuẩn bị tối thiểu, đủ để cho lời cầu nguyện này không chỉ là một công thức vô ích của lời nói con người, nhưng là một đàm thoại thực sự với Chúa Cha’.
Hãy nghe đây: khi các con cầu nguyện, hãy nói như vầy:
“Lạy Cha chúng con ở trên Trời, nguyện cho danh Cha được tôn vinh là Thánh, nguyện cho Nước Cha đến trên trái đất cũng như nó đang ở trên Trời, nguyện cho ý Cha được làm trọn dưới đất cũng như trên Trời. Xin ban cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, xin tha các món nợ của chúng con như chúng con tha cho kẻ mắc nợ chúng con. Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ, nhưng xin giải thoát chúng con khỏi tay ma quỉ”.
Giêsu đứng để đọc lời cầu nguyện này và mọi người làm theo, chăm chú và cảm động.
Không cần điều gì khác, các bạn ạ. Các lời này gói ghém như trong một cái vòng bằng vàng, tất cả những gì cần thiết cho con người: cho tâm hồn, cho xác thịt máu mủ.
Với những lời đó, hãy xin những gì ích lợi cho người đó hay cho những người này. Và nếu các con làm điều các con xin, các con sẽ được sự sống đời đời.
Đó là lời cầu nguyện hoàn hảo tới nỗi các làn sóng tà thuyết, trải qua dòng thời gian của các thế kỷ, không làm tổn hại nó được.
Kitô giáo sẽ bị chia cắt bởi những miếng cắn của Satan, và nhiều phần của cơ thể mầu nhiệm của Thầy sẽ bị rứt ra, chia lìa, làm thành những nhóm nhỏ trong sự ước ao vô ích để tự tạo một cơ thể hoàn hảo như cơ thể mầu nhiệm của Đức Kitô, tức là được tạo thành bởi tất cả các tín hữu hợp nhất trong giáo hội tông truyền, là giáo hội sẽ tồn tại bao lâu trái đất còn hiện hữu, là giáo hội duy nhất và chân thật.
Nhưng những nhóm nhỏ này, vì tách rời nên bị thiếu những ân huệ mà Thầy để lại cho Giáo Hội mẹ để nuôi các con cái của Thầy, họ cũng sẽ luôn luôn giữ danh hiệu Giáo Hội Kitô hữu, vì sự thờ phượng của họ với Đức Kitô.
Và trong lòng sự sai lầm của họ, họ luôn luôn nhớ họ đã tới từ Đức Kitô. Và rồi họ cũng sẽ cầu nguyện bằng lời nguyện phổ quát này.
Các con hãy nhớ lời cầu đó, hãy suy niệm nó liên lỉ, hãy áp dụng nó vào mọi hành động của các con.
Không cần sự gì khác để tự thánh hóa. Nếu có ai ở một mình giữa nơi dân ngoại, không có nhà thờ, không sách vở, họ cũng đã có tất cả những gì người ta có thể biết, bằng cách suy gẫm lời kinh này, và một cái nhà thờ ở trong lòng họ sẽ được mở ra để đọc.
Nó sẽ là luật sống và một sự thánh hóa bảo đảm.
“Cha chúng con”.
Thầy gọi Người là “CHA”. Đó là Cha của Ngôi Lời, Cha của Đấng đã nhập thể. Chính như vậy là điều Thầy muốn các con gọi Người, bởi vì các con là một với Thầy, nếu các con ở lại trong Thầy.
QUYỂN 8 CHƯƠNG 29: “CUỘC HÀNH TRÌNH TẠI SAMARI TRƯỚC LỄ VƯỢT QUA. TỪ EPHRAIM TỚI SILÔ”
Giêsu đến với hai người, vì Maria và Gioan đi một mình, hơi lùi ở đàng sau các bà môn đệ. Giacôbê Alphê đi với Giêsu. Các người khác đi thành nhóm ở phía sau, suy tư và buồn, cũng giống như các bà ở đàng trước hết. Sau chót là một nhóm nhiều người Ephraim nói chuyện ồn ào với nhau.
– Các cuộc từ giã luôn luôn buồn, má nhỉ. Nhất là khi người ta không biết rằng một sự việc qua đi là một sự việc khác toàn vẹn hơn bắt đầu. Đó là hậu quả buồn của tội lỗi, và điều đó sẽ tồn tại cả sau ơn tha thứ. Nhưng người ta sẽ chịu đựng nó cách can đảm hơn, vì họ sẽ có Thiên Chúa làm bạn.
Nhưng Người đã tác tạo nên con như vậy ở trong lòng má… giống như… không có sự so sánh nào có thể nói lên con đã được tạo thành ra sao… Nhưng Người muốn rằng má đau khổ… và nguyện Người được chúc tụng… luôn luôn. Nhưng con, Giêsu ơi! Giúp má! Giúp má tất cả… tất cả… vì đây là cái biển đắng chừng nào! Cái biển mà má giải khát…
– Chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện, bốn người chúng ta. Má ơi, chúng con là những kẻ yêu má hết lòng. Đây là con má, và Gioan, và Giacôbê, hai người cũng yêu má như má là mẹ họ… Lạy Cha chúng con ở trên Trời… – Và Giêsu hướng dẫn nhóm nhỏ của ba giọng đọc theo Người nho nhỏ, đã đọc hết kinh lạy Cha, trong khi nhấn mạnh trên một số câu như:
“Nguyện cho ý Cha được thực hiện”…
“Xin đừng đặt chúng con vào trong cám dỗ”.
Rồi Người nói: “Đó, Chúa Cha sẽ giúp chúng ta làm theo ý Người, dù là theo sự yếu đuối của loài người thì nó có vẻ như không thể.
Và Người sẽ không để chúng ta vào trong cái cám dỗ nghĩ rằng Người ít tốt. Vì trong khi chúng ta uống chén rất đắng, Người sẽ gởi thiên thần của Người cho chúng ta, để bằng một sự yên ủi bởi Trời, Người lau cho đôi môi phải uống chất đắng của chúng ta” Giêsu cầm tay mẹ Người. Mẹ chiến đấu với nước mắt của mẹ cách rất can đảm để vùi nó ở đáy lòng mẹ. Gioan ở bên cạnh Maria, Giacôbê ở bên cạnh Giêsu. Hai tông đồ nhìn hai mẹ con thổn thức.
QUYỂN 9, CHƯƠNG 16: THỨ TƯ TRƯỚC LỄ VƯỢT QUA
(THỨ TƯ TUẦN THÁNH)
Bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện với nhau. Đây là buổi tối sau cùng mà chúng ta có thể cầu nguyện như vầy, tất cả hợp nhất với nhau như những trái trong một chùm nho. Nào, chúng ta hãy cầu nguyện:
“Lạy Cha chúng con ở trên Trời, nguyện cho danh Cha được rạng sáng, cho Nước Cha đến, cho ý Cha được thực hiện dưới đất như nó được thực hiện trên Trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày. Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ mắc nợ chúng con. Xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ, nhưng giải thoát chúng con cho khỏi sự dữ. Chớ gì được như vậy”.
“Nguyện cho danh Cha được rạng sáng”. Lạy Cha, con đã làm rạng danh Cha. Xin Cha thương cái chồi của Cha.
“Nguyện cho Nước Cha đến”. Chính vì để đặt nền móng cho nó mà con chết. Xin Cha thương con.
“Nguyện cho ý Cha được thực hiện”. Xin Cha nâng đỡ sự yếu đuối của con. Cha đã tạo dựng nên thân xác con người và mặc cho Ngôi Lời của Cha thân xác này, để ở dưới đất này, con vâng lời Cha như con đã vâng lời ở trên Trời. Xin Cha thương đứa con loài người.
“Xin Cha cho chúng con lương thực…” Lương thực cho linh hồn, thứ lương thực không phải của trái đất này. Con không xin lương thực cho con. Con chỉ cần sự khích lệ tinh thần của Cha. Nhưng vì họ mà con là hành khất giơ tay ra. Từ lúc này, chỉ còn chút ít thời gian nữa, nó sẽ bị chọc thủng và bị đóng chặt, không còn làm được một cử chỉ tình yêu nào nữa.
Nhưng bây giờ con còn có thể. Lạy Cha, xin Cha chấp nhận để con ban cho họ thứ bánh này, để mỗi ngày nó củng cố sự yếu đuối của những con cái khốn nạn của Ađam. Ôi! Cha ơi, họ yếu đuối. Họ là những hạ cấp, vì họ không có thứ bánh ban sức mạnh, thứ bánh các thiên thần để thần linh hóa con người và dẫn họ tới chỗ trở nên thần linh trong chúng ta.
“Xin tha nợ cho chúng con…”
Giêsu đang đứng để nói và cầu nguyện, hai tay mở rộng. Bây giờ Người quì gối, ngửa mặt và giơ tay lên trời. Khuôn mặt mà sức mạnh của lời nài xin cũng như ánh trăng bao phủ đã làm cho nên trắng vàng, một khuôn mặt với hai dòng nước mắt lặng lẽ.
“Ôi Cha, xin Cha tha cho con Cha, nếu con có điều gì thiếu sót với Cha. Trước sự toàn thiện của Cha, con có thể còn chưa hoàn thiện, con, Đấng Kitô của Cha mà xác thịt đã làm cho ra nặng nề.
Trước mặt loài người… không. Lương tâm thông minh của con bảo đảm với con rằng con đã làm tất cả cho họ. Nhưng Cha, xin Cha tha cho Giêsu của Cha… Con cũng vậy, con tha. Con tha để Cha tha cho con. Con phải tha biết bao! Biết bao! Nhưng con tha. Tha cho những kẻ hiện diện, cho các môn đệ vắng mặt, cho những kẻ có con tim câm điếc, cho kẻ thù, cho những kẻ chế nhạo, những kẻ phản bội, những kẻ sát nhân, những kẻ giết Chúa… Đó, con tha cho tất cả nhân loại.
Lạy Cha, với tất cả những gì có liên quan tới con, coi như con bãi bỏ tất cả những nợ nần của loài người với Người. Chính vì để ban cho mọi người vương quốc của Cha mà con chết, và con không muốn kể đến để phạt cái tội phạm tới Tình Yêu nhập thể.
Không? Cha nói không? Đó là cái đau của con. Tiếng không này đã đổ vào trái tim con ngụm đầu tiên của cái chén tàn khốc. Nhưng Cha, người cha mà con hằng vâng lời, con thưa Cha: “Nguyện được như Cha muốn”.
“Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ”. Ôi! nếu Cha muốn, Cha có thể xua đuổi ma quỉ ra xa chúng con. Chính nó cám dỗ, khích động xác thịt, thần trí và con tim. Chính nó lôi kéo rủ rê. Cha ơi, xin Cha đuổi nó đi. Xin cho Tổng Lãnh thiên thần của Cha đến giúp chúng con, và xua đuổi đi cái đứa mà từ lúc chúng con sinh ra cho tới lúc chết, luôn luôn dọa nạt chúng con. Ôi! Lạy Cha rất thánh, xin Cha thương xót con cái Cha.
“Xin giải thoát chúng con, giải thoát chúng con khỏi sự dữ!” Cha có thể. Chúng con khóc ở đây… Trời quá đẹp, chúng con sợ bị mất nó. Cha nói: “Vị Thánh của Cha không thể mất nó”. Nhưng con muốn Cha thấy nơi con một con người, con đầu lòng của loài người. Con là anh của họ. Con cầu nguyện cho họ và với họ. Lạy Cha! xin thương! Ôi! Xin thương!…
Giêsu cúi xuống sát đất. Rồi Người đứng dậy: “Nào, chúng ta chào nhau tối nay. Tối mai chúng ta không thể làm được nữa. Chúng ta sẽ quá bấn loạn, và không thể có tình yêu ở nơi bấn loạn. Chúng ta hãy cho nhau cái hôn bình an. Ngày mai, mỗi người sẽ thuộc về riêng họ. Tối nay còn có thể mỗi người vì tất cả, và tất cả vì mỗi người”.
Người hôn từng người một, bắt đầu là Phêrô, rồi Mathêu, Simon, Tôma, Philipphê, Batôlômêo, Iscariot, hai anh họ, Giacôbê Zêbêđê, Andrê, sau cùng là Gioan mà Người tiếp tục bám vào ông khi họ ra khỏi Gétsêmani.
QUYỂN SỐ 10, CHƯƠNG CUỐI CÙNG TỪ BIỆT TÁC PHẨM
Rồi Chúa Giêsu nói riêng cho con (ghi chú: ở đây là nói với thị nhân Maria Valtorta):
“Ở đầu tác phẩm này, con hãy để chương thứ nhất của Tin Mừng theo thánh Gioan, từ câu đầu đến câu mười tám, hoàn toàn như nó được viết. Gioan đã viết những lời này, cũng như con đã viết những lời của tác phẩm này, do Thánh Linh của Thiên Chúa đọc cho.
Không có gì để thêm vào hay lấy ra, cũng như không có gì để thêm vào hay lấy ra ở kinh Lạy Cha, cũng như ở lời cầu nguyện của Cha sau bữa Tiệc Ly. Tất cả những lời của các nơi này là những viên ngọc của Thiên Chúa và không được đụng tới.
Hết trích.
KINH LẠY CHA BẢN GỐC VÀ BẢN DỊCH SỬA ĐỔI
Quý bạn thân mến, bản dịch của Anh ngữ và Hípri được cho là bản dịch chuẩn xác của kinh Lạy Cha. Từ bản dịch của tiếng Anh xưa nay:
[1] Lead us not into temptation, dịch ra tiếng Việt là: “Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ”.
Ý nghĩa có phần khác biệt so với cách dịch [2]
[2] Do not let us fall into temptation: ‘xin đừng/chớ để chúng con rơi/ngã vào cơn cám dỗ’.
Lead dịch thay thế bằng do not let us fall.
PHÂN BIỆT GIỮA VIỆC THIÊN CHÚA CÁM DỖ VÀ THIÊN CHÚA CHO PHÉP BỊ CÁM DỖ
Chúa Giêsu dạy kinh Lạy Cha cho các môn đệ. (Ảnh chụp Tin Mừng Như Đã Mặc Khải Cho Tôi, Quyển 9, chương 16: Thứ Tư Trước Lễ Vượt Qua, bản Anh ngữ)
[1] Lead us not into temptation – “Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ”
Sự khác biệt ở hai cách dịch Anh ngữ/ Việt Ngữ nằm ở chỗ: Cách dịch [1] thừa nhận rằng Thiên Chúa là căn nguyên đệ nhất của mọi sự mọi việc, và ngay cả cơn cám dỗ của ma quỷ nếu có thì cũng nằm trong sự cho phép của Chúa Cha. Ma quỷ không gì khác hơn là công cụ trong bàn tay của Thiên Chúa. Người toàn quyền trên nó. Và việc Người đặt một ai đó vào tình trạng bị cám dỗ/thử thách bởi ma quỷ là điều nằm trong quyền hạn hoặc sự cho phép của Người.
Như Chúa Giêsu đã nói: Cám dỗ thì mọi người có thể bị, còn phạm tội thì chỉ những người muốn. Và chính Chúa Giêsu cũng vào trong hoang địa 40 ngày đêm để chịu cám dỗ, hay nói bằng từ khác, là chịu thử thách.
“Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ”, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1, 13-14).
“Con đừng nói: “Tại Đức Chúa mà tôi phạm tội”,
vì điều Người gớm ghét, thì Người không làm.
vì điều Người gớm ghét, thì Người không làm.
Đừng nói: “Chính Người làm tôi lầm đường lạc lối”,
vì Người không cần kẻ tội lỗi” (Hc 15, 11-12).
vì Người không cần kẻ tội lỗi” (Hc 15, 11-12).
Và như thế, chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa không cám dỗ ai phạm tội, nhưng tính xác thịt yếu đuối cộng với ma quỷ đẩy chúng ta rơi vào những cơn cám dỗ. Và Người sẽ không để chúng ta vào trong cái cám dỗ nghĩ rằng Người ít tốt. Từ đâu chúng ta có những suy nghĩ rằng Chúa ít tốt lành? Vậy như Chúa Giêsu dạy, chúng ta xin để Chúa Cha quan phòng mọi sự, đừng rơi vào khốn khó hoặc gian nan đến quẫn trí mà nghĩ rằng Người ít tốt lành. Như dân Israel ở Meriba (Sách Xuất Hành, chương 17)
Kinh Lạy Cha quy chiếu theo giai đoạn này của sách Xuất Hành, ở đây, Chúa không thử thách chúng ta nhưng chúng ta lại thử thách Chúa khi nghi ngờ Ngài. Đứng trước thử thách, con người có thể hành động theo hai hướng: tin tưởng ở Chúa hoặc cám dỗ, nghi ngờ Chúa. Đó là những gì có thể xảy ra trong đời sống thiêng liêng và chính vì thế mà chúng ta mới cầu nguyện với Kinh Lạy Cha. Chúng ta có thể làm lại theo công thức sau: Lạy Chúa, xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ. Lạy Chúa, xin đừng để con nghi ngờ sự hiện diện của Chúa.
Chỉ cần một quyết định sai lầm, một lựa chọn sai lầm, con người luôn có nguy cơ tự đẩy mình rơi vào nguy nan, và trong nguy nan khốn khó ấy, ma quỷ thừa cơ chạy đến xúi bẩy ta làm những điều phản nghịch.
Đấng Cứu Thế phải thốt lên trong vườn Cây Dầu: Lạy Cha, xin cất chén này khỏi con, nhưng một theo Ý Cha, đừng theo Ý Con.
Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu trong đêm Vượt Qua. (Ảnh: G. Sioen / Getty Images)
Đi đi, Satan. Ta đã nói một lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, bây giờ Ta nói lại nó lần thứ ba: ‘Lạy Cha, nếu có thể, xin cất chén này đi xa con, nhưng không phải ý con, mà là ý Cha được làm trọn’. Hãy đi đi, Satan. Ta thuộc về Thiên Chúa”. Rồi Người chỉ còn nói trong hơi thở hổn hển: “Thiên Chúa! Thiên Chúa! Thiên Chúa!”Hấp Hối Và Bị Bắt…
‘Cám dỗ không làm cho người ta yếu nhược, nhưng giống như một cây mà người ta cắt tỉa, nó phát triển tốt hơn.’ Cám dỗ không hoàn toàn là điều dữ, rõ ràng như lời Giêsu giáo huấn Judas, cám dỗ mang ý nghĩa thử thách. Thiên Chúa cho phép con người chịu đựng thử thách khi Người thấy nó cần cắt tỉa, để tốt đẹp hơn; lúc này như đã nói, ma quỷ là công cụ được Thiên Chúa lợi dụng nhằm mang lại điều tốt đẹp cho con người. Thiên Chúa biến đổi sự dữ ra sự lành. Người thử thách cả chính Con Một của Người và đặt Giêsu vào trong cơn cám dỗ/thử thách.
Việc chối bỏ rằng Thiên Chúa Cha Nhân Từ Hằng Hữu không để ai rơi vào tình trạng cám dỗ là chưa hiểu biết đúng đắn về sự quan phòng của Thiên Chúa.
Bạn chiến đấu với ai để trở thành người chiến thắng, bạn vượt qua điều gì để xứng đáng nhận được phần thưởng. Nếu bạn đã chẳng vượt qua thử thách thì vinh quang có từ đâu? Những gì Đức Giêsu Kitô đã trải qua trong cuộc chiến của Người thì những ai theo Người cũng phải trải qua chặng đường đó.
Thật không đúng khi cho rằng Thiên Chúa không nhân hậu vì để ai đó chịu thử thách và cám dỗ. Cũng chính lý do này mà bản dịch kinh Lạy Cha bị sửa đổi theo quan điểm của nhiều dịch giả. Và Sách Lễ mới áp dụng năm 2021 cũng thay đổi cách dịch cũ vì lý do này mà ra.
Cho rằng việc đọc “Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ” sẽ gây hiểu lầm rằng Thiên Chúa là nguyên nhân cám dỗ con người phạm tội khi đọc theo cách dịch này. Nhưng không ai đọc kinh Lạy Cha mà nghĩ rằng Thiên Chúa cám dỗ người ta phạm tội. Đây là sự thổi phồng. Mặt khác, đọc theo cách dịch này là chối bỏ sự quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa, khước từ quyền thử thách con người của Thiên Chúa.
Thiên Chúa không đặt bẫy ai để mong họ rơi vào rồi chết. Những kẻ muốn sửa Lời Chúa mới nghĩ như thế và thay đổi cách dịch kinh Lạy Cha để thuận tiện cho việc hiệp nhất tôn giáo với Tin Lành Thệ Phản mà thôi.
Dịch “Xin đừng đặt chúng con vào trong cơn cám dỗ” tức là thừa nhận Thiên Chúa Toàn năng, Người là căn nguyên của mọi sự, mọi sự xảy ra đều nằm trong sự cho phép của Thiên Chúa. Con người nếu không cầu xin Thiên Chúa ngăn chặn thì lập tức sẽ rơi vào cám dỗ và thử thách đến từ ma quỷ rồi sa ngã.
Thiên Chúa vẫn luôn mong chờ con người cầu nguyện cùng Người, đó là mối tương quan mật thiết, là điều Thiên Chúa mong muốn. Kể từ khi trao ban quyền tự do cho con người. Người không thể xâm phạm ý chí tự do đã ban tặng, con người không mong Thiên Chúa che chở, vậy Người để mặc nó tự do và nhận kết quả.
“Quả thật, con đường tôi đi, Người đã biết, Người có đem tôi thử trong lò, tôi sẽ nên như vàng tinh luyện” (G 23, 10).
Thiên Chúa rất hài lòng với ông Gióp. Thấy vậy, Satan xin Chúa để nó được phép thử thách ông, xem trong thử thách ông còn trung thành với Chúa không. Chúa cho phép. Satan được làm hại mọi sự ông có, nhưng không được đụng tới ông. Chúa đã thử thách ông Gióp. Ông đã trung thành. Sau cùng Chúa đã thưởng ông. Chúa khôi phục lại tài sản cho ông. Chúa tăng gấp đôi những gì ông đã có trước kia.
“Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người; nhưng khi để anh em bịthử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp.” (1Cor 10, 13)
“Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr 4,17).
[2] Do not let us fall into temptation – ‘Xin đừng để chúng con sa vào trong cơn cám dỗ’.
DUCMEMARIA.COM tạm dịch sang Việt ngữ như thế. Thay đổi cách dịch sẽ thay đổi ý nghĩa của lời nguyện. ĐGH Phanxicô không hài lòng cho lắm về bản dịch cũ khi ông hiểu theo cách Thiên Chúa là tác nhân gây ra sự dữ và cám dỗ con người.
Trong tiếng Việt, nghe có vẻ không khác gì nhiều. Nhưng quan trọng nằm ở cách hiểu câu thứ 6 này trong kinh Lạy Cha. Với cách dịch mới thì Thiên Chúa không còn cho phép con người bị đưa vào những thử thách/cám dỗ nữa; mà lối dịch mới này giúp hiểu rằng Thiên Chúa chỉ có giúp đỡ để con người không gặp bất cứ cám dỗ hay thử thách nào.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Pháp đã sử dụng bản dịch mới từ ngày 3 tháng 12 năm 2017. Giáo hội (Thệ Phản) Tin lành thống nhất của nước Pháp (EPUdF) tán đồng bản dịch mới và cũng sử dụng với Công Giáo Pháp. Như vậy cả hai đã giải quyết được thêm một khác biệt trong kinh Lạy Cha. Thuận lợi hơn cho đối thoại đại kết & hiệp nhất các tôn giáo.
Dù thế nào đi chăng nữa, việc cầu nguyện khác với lời dạy của Chúa Giêsu là điều không tốt vì nghĩ rằng lời nguyện như thế không tốt cho nên cần sửa dạy cả Thiên Chúa trong cách mà Người hướng dẫn cầu nguyện.
Quan điểm của ĐGH Phanxicô cho rằng Thiên Chúa là hoàn toàn nhân hậu và không khi nào thử thách con người:
Một sự hiểu về bản chất này trước hết đi ngược với chính bản văn và xa lìa khỏi hình ảnh về Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta. Chúng ta đừng quên: “Kinh Lạy Cha” bắt đầu với từ “Cha”. Và một người cha thì không đặt bẫy con cái mình. Người Kitô Hữu chẳng có liên quan gì đến một Thiên Chúa ghen tức, trong sự cạnh tranh với con người, hay một vị vui thích đặt con người vào cơn thử thách.
Thực ra đây là cách hiểu không đúng chứ không phải do lời dạy của Chúa Giêsu là sai. Ngày nay, mượn hình ảnh một Thiên Chúa chỉ có Lòng Thương Xót mà không có trừng phạt, nhân loại đang tự tô vẽ cho mình một hình ảnh Thiên Chúa theo ý họ muốn chứ không phải là Chúa như Thiên Chúa thực sự như Ngài vẫn là.
Quan điểm của ĐGH Phanxicô cũng tương tự, Ngài muốn vẽ cho người Công Giáo một hình ảnh Chúa Cha theo ý của Ngài chứ không như Đức Giêsu Kitô dạy.
Thiên Chúa mà Đức Giêsu gọi là Cha, Người là Thiên Chúa của Tình Thương nhưng còn có Công Bình, có thưởng có phạt. Bởi Công Bình đòi buộc mà Ngôi Lời Nhập Thể phải chịu chết đề đền tội thay cho cả nhân loại. Mong rằng chúng ta hãy tỉnh táo, đừng tự vẽ Thiên Chúa theo ý của mình.
Bản Hy Lạp, bản Hipri, và cả trong mặc khải mà chính Chúa dạy đều trùng khớp. Vậy các bản dịch nên dịch chính xác như những gì Chúa dạy. Kinh Thánh ngày nay không còn nhiều bản dịch chính xác nữa.
Link : https://ducmemaria.com/kinh-lay-cha-ban-goc-do-chua-giesu-day-khi-nao-va-y-nghia-cua-tung-loi-cau-la-gi/