Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

SỰ PHỤC QUỐC CỦA DÂN DO THÁI; DẤU CHỈ CẢNH BÁO NGÀY TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CỨU THẾ

SỰ PHỤC QUỐC CỦA DÂN DO THÁI; DẤU CHỈ CẢNH BÁO NGÀY TRỞ LẠI CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Lời tiên báo của tiên tri Isaia :
" Ðến ngày đó, Chúa Thượng sẽ lại giơ tay ra một lần nữa,để chuộc lấy phần sống sót của dân Người, phần sống sót ở Át-sua và Ai-cập, ở Pát-rốt và Cút,ở Ê-lam và Sin-a, ở Kha-mát và các hải đảo.Người sẽ phất cờ hiệu cho các dân tộc,và từ bốn phương thiên hạ,sẽ quy tụ những người Ít-ra-en biệt xứ,sẽ tập họp những người Giu-đa bị phân tán.(Is 11,11-12).
Trong lịch sử, người Do Thái đã một lần lưu lạc và hồi hương vào năm 538 trước CN. Đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem do vua Hê-rốt xây trong 46 năm, vô cùng tráng lệ, nhưng Chúa đã tiên báo rằng: "Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ".(Mt 24,2). Sự thật đã xảy ra đúng như thế. Vào năm 67 sau CN, người Do Thái nổi dậy tại Palestine, hoàng đế La Mã lúc đó là Neron cử đại tướng Vespasian đem quân bao vây thành Giê-ru-sa-lem, vua Neron băng hà, sau đó tướng Vespasian được quân đội và Nghị viên suy tôn, trở về làm vua, để con là tướng Titus ở lại, thành bị vây trong 143 ngày thì thất thủ, hơn 600 ngàn người Do Thái bị giết, hàng ngàn người khác bị lưu đày, quân La Mã đốt thành, thiêu hủy đền thờ, vàng bọc trong tường đền thờ chảy ra, từng tảng đá bị cạy lên để tìm vàng, đền thờ bị san bằng đến nỗi không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn đá nào đúng như lời Chúa đã báo trước. Kể từ đó nước Do Thái bị xóa tên, người Do Thái lại lưu lạc khắp thế giới, "bốn góc đất". Nhưng dù lưu vong ở nước nào, họ cũng quần tụ lại với nhau thành những cộng đồng Do Thái chặt chẽ để bảo tồn văn hóa và tín ngưỡng. Từ thế kỷ 11, Palestine bị Thổ Nhỉ Kỳ cai trị, đến TK 14, triều đại Ottoman của Thổ chiếm hầu hết vùng bán đảo Balkan. Đến đầu TK 19, sau gần 19 thế kỷ, xuất hiện phong trào Si-ôn chủ trương tìm cách lập một mảnh đất dung thân tại Palestine cho người Do Thái. Khi đại tướng Anh là Allenby chiếm được Palestine trong thế chiến thứ nhất, dẫn đến một văn kiện do huân tước Balfour soạn thảo đã ghi như sau: “ Chính phủ Hoàng Gia ủng hộ việc tạo lập một lãnh thổ tại Palestine cho người Do Thái và sẽ dùng mọi nỗ lực để thực hiện mục tiêu này.” Sau gần 2 thập niên, dân Do Thái sống tại Palestine đã tăng nhanh. Năm 1882 trong 624.000 dân Palestine có 24.000 dân Do Thái, năm 1914 có 85.000, năm 1936 có 404.000 (năm 1948 lập quốc có 650.000 người Do Thái). Năm 1947, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu (có 33 phiếu thuận, 10 phiếu chống, 10 phiếu vắng mặt) quyết định kế hoạch chia đất: Những vùng có dân Do Thái đông nhất ở Palestine sẽ được chỉ định thuộc người Do Thái, trong khi những vùng còn lại là của Jordan. Lập tức người Á Rập hình thành một kế hoạch tấn công Do Thái quy mô suốt 6 tháng, đến ngày 14/5/1948
Do Thái toàn thắng tuyên bố độc lập theo kết quả bỏ phiếu nửa năm trước của Liên Hiệp Quốc. Người Á Rập vẫn tuyên bố “tống khứ bọn Do Thái xuống Địa Trung Hải”, quân Á Rập từ Ai Cập, Jordan, Syria, Li- băng và Iraq tiến vào Palestine, nhưng bị đẩy lui và bị mất nhiều phần đất. Sau khi ngưng chiến, biên giới Do Thái mở rộng hơn, đến cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, thì Do Thái đã chiếm được hơn 12.000km2 đất đai, quan trọng nhất là cổ thành Giê-ru-sa-lem, bức tường than khóc và cả khu vực đền thờ. Thật khó tưởng tượng nổi một quốc gia đã bị xóa tên gần 19 thế kỷ, dân chúng tan lạc khắp “bốn góc đất” chịu nhiều đau thương thống khổ (bị Đức quốc Xã sát hại gần 6 triệu người trong các lò sát sinh), vậy mà họ vẫn tái lập được quốc gia, đúng như lời tiên tri đã ghi trong Kinh Thánh. Và đây cũng chính là một trong nhiều dấu hiệu, điềm báo trước về tận thế và ngày tái lâm của Chúa Giê-su đã gần kề.

Thật vậy, đây chỉ là một lời tiên tri trong số rất nhiều lời tiên tri báo trước ngày trở lại lần hai của Chúa Giesu. Nhìn vào thế giới chúng ta đang sống với biết bao thảm họa thiên tai động đất, những thảm họa chiến tranh có thể hủy diệt cả nhân loại. Đức Mẹ và Chúa Giêsu liên tục mặc khải cho chúng ta về những biến cố và mời gọi chúng ta ăn năn xám hối trước ngày trọng đại. Quả thật ngày Chúa quang lâm không ai biết trước, nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót Ngài báo trước cho chúng ta các dấu chỉ mà khi nhìn vào đó chúng ta biết được Ngày của Chúa rất gần rồi.
"Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó mềm ra và trổ lá, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. Cũng vậy, khi thấy tất cả những điều đó, anh em hãy biết là Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi."(Mt 24,32-33)