Hiện nay các con đang sống trong thời đại đầy gian nguy và thử thách. Các con hãy cố gắng kiên tâm vững tin vào Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đã hiện ra nói với cha, nhờ cha thông báo lại cho các con những sứ điệp này: “Các con hãy cầu khẩn Thiên Chúa các con, giải trừ nguy nan trong thế giới sắp sụp đổ này”.
Các con thân mến, khi cha ra đi cũng chính là lúc những biến cố thảm họa sẽ đổ xuống thế giới này: chiến tranh ngày càng lan rộng, động đất khắp nơi, các cuộc đại nạn lớn lao sẽ xảy ra, tại các nước lớn như Nhật bản, Trung quốc, Philippin.
Các con là những người cha tin yêu nhất, là những người con thuộc dòng dõi Đavít[1], các con hãy kêu xin cùng Thiên Chúa, bằng cách các con đọc kinh cầu nguyện:
Với những lời kinh tha thiết sau đây:
Xướng : Xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót chúng con!
Đáp : Vì Chúa đã sinh ra chúng con, và đặt chúng con trên trái đất này.
Xướng : Xin an ủi nâng đỡ chúng con trong lúc gian nguy.
Đáp : Vì Chúa là nguồn an ủi của chúng con.
Xướng : Xin xua đuổi những giặc thù xa chân chúng con.
Đáp : Vì Chúa là Đấng đã bảo vệ chúng con.
Kết : Xin phù hộ chúng con trên đường dương thế, tránh xa kẻ thù tội lỗi, để chúng con một ngày kia, sẽ được hưởng phúc vinh quang muôn đời, cùng với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Sau những lời nguyện trên, các con hãy đọc:
- Một kinh Tin kính
- Một Kinh Chúa Thánh Thần
- Một Kinh ăn năn tội
- Và lời nguyện tắt: “Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi linh hồn con và muôn dân muôn nước”.
Khi các con phổ biến một bản kinh này cho một người thì các con được hưởng một ơn tiểu xá, cứ 100 người thì được một ơn đại xá. Và khi các con rời thế gian này, sẽ được các Thiên Thần đưa về Trời, hưởng hạnh phúc muôn đời.
Cha ban phép lành và chúc phúc cho những ai phổ biến bản kinh này".
(Trích dịch “Di chúc của ĐTC GP II”, theo bản tiếng Anh của cha Lorento thuộc Bộ Giáo Lý Đức tin, Rôma.)
Nguồn:http://thanhcavietnam.org/forum/showthread.php?p=113430
_________________
Di chúc của Đức Gioan-Phaolô II (bài dịch nguyên bản)
PHẦN I
Vaticanô, thứ Năm ngày 07 tháng 04 năm 2005 (Zenit.org) - Dưới đây là bài dịch nguyên bản từ tiếng Ý, của Tờ Di Chúc tinh thần của ĐGH Gioan-Phaolô II, ấn hành bởi Tòa Thánh Vaticanô ngày 07 tháng 04 năm 2005.
DI CHÚC
Di chúc ngày 06.03.1979 (và những lần thêm kế tiếp)
Con tùy thuộc tất cả về Mẹ. (Totus Tuus ego sum)
Nhân danh Chúa Ba Ngôi cực Thánh. Amen.
« Hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào Chủ các con đến » (Coi Mt 24, 42) - Những lời này gợi trong tôi lời gọi cuối cùng sẽ đến vào lúc mà Chúa sẽ muốn. Tôi ao ước theo Ngài và tôi ao ước rằng tất cả những gì thuộc về đời sống trần gian của tôi chuẩn bị tôi cho lúc này. Tôi không biết khi nào Ngài đến, nhưng như với mọi sự, tôi cũng đặt cả giây phút này trong tay Người Mẹ của Chúa tôi : Tất cả dâng cho Mẹ (Totus Tuus). Trong những bàn tay mẫu tử này, tôi đặt hết mọi sự và tất cả Những Người mà đời sống cũng như ơn gọi của tôi đã được gây mối giây liên lạc. Trong những Bàn Tay này, tôi xin trao cách đặc biệt Giáo Hội cũng như Quê Hương tôi và tất cả nhân loại. Tôi cảm tạ tất cả. Tôi xin tất cả thứ lỗi cho tôi. Tôi cũng xin một lời nguyện để cho Lòng Nhân Từ của Chúa tỏa hiện lớn hơn là sự yếu đuối và sự bất xứng của tôi.
Trong những dịp Linh-Thao, tôi đã đọc lại lời di chúc của Đức Thánh Cha Phao-lô VI. Bài đọc này đã thúc đẩy tôi viết bản di chúc này.
Tôi không để lại sau tôi một của cải gì mà cần thiết phải giữ cả. Về những đồ vật mà tôi dùng thường ngày và hữu ích cho tôi, tôi xin sao chúng được phân phối tất cả một cách thuận tiện nhất. Những điều ghi chép bằng tay xin được đốt đi. Về điểm này, tôi yêu cầu Cha Stanislao lo liệu, người mà tôi cám ơn cho sự cộng tác và giúp đỡ trong suốt bao năm trường với đầy cảm thông. Tất cả những lời cảm tạ khác, ngược lại, tôi xin giữ trong tim tôi trước Chính Thiên Chúa, bởi vì rất khó để diễn tả những lời đó.
Về phần mai táng, tôi lập lại những điều khoản mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã đặt ra. (ở đây có một lời ghi chú bên lề : quan tài trong đất, chứ không trong hòm đá, 13.03.1992).
« Vì ở nơi Chúa là lòng nhân từ : và nơi Người là ơn cứu độ chan hòa » (trong kinh « Từ Vực Sâu » (De Profundis).
«Qui apud Dominum misericordia : et copiosa apud Eum redemptio »
Gioan-Phaolô II.
La Mã mùng 06.03.1979
Sau khi tôi chết, tôi xin những thánh lễ và lời cầu nguyện.
Ngày 05.03.1990
Giấy không đề ngày :
Tôi diễn tả với lòng trông cậy sâu xa nhất, mặc dù với tất cả sự yếu đuối của tôi, rằng Chúa sẽ cho tôi tất cả ân sũng cần thiết để đối chọi, theo thánh ý Ngài, bất cứ công việc, thử thách và khổ đau nào mà Ngài muốn cho đầy tớ của Ngài trong cuộc sống. Tôi cũng tin tưởng rằng, qua thái độ của tôi : những lời nói, những công việc và những sơ sót, Ngài sẽ không bao giờ để tôi có thể phản bội những bổn phận của tôi trên Ngai thánh giáo hoàng này.
24 tháng 02 – 01 tháng 03 năm 1980
Cũng trong dịp linh-thao này, tôi đã suy ngẫm về chân lý của Chức Vụ Linh Mục của Đức Kitô trong viễn tượng của chuyến hành trình, đối với mỗi người trong chúng ta, là chính lúc mình chết. Sự Phục Sinh của Đức Kitô, đối với chúng ta, là một dấu chỉ hùng hồn (được viết thêm phía trên : « quan trọng ») của lúc từ giã cõi đời này - để được sinh ra trong thế giới bên kia, thế giới tương lai.
Như thế tôi cũng đã đọc lại bản di chúc của tôi viết hồi năm ngoái, cũng vào dịp cấm phòng – tôi đã so sánh bản ấy với bản di chúc của vị đi trước tôi vĩ-đại và là Cha Phaolô VI, với chứng tá tuyệt vời về sự chết của một kitô hữu và một Giáo Hoàng – và tôi đã cải tân trong tôi ý thức về những câu hỏi mà bản di chúc ngày 06.03.1979 đề cập tới mà tôi đã chuẩn bị (một cách đúng hơn là tạm thời).
Ngày hôm nay, tôi chỉ mong thêm vào bản di chúc đó điều này : chớ gì mỗi người phải giữ trong tâm trí viễn tượng của sự chết và phải biết sẵn sàng trình diện trước Thiên Chúa và Đấng Thẩm Phán – và cùng là Đấng Cứu Độ và Người Cha. Tôi cũng thế, tôi ý thức sự nối tiếp này, giao phó giờ quan trọng này vào Mẹ của Đức Kitô và của Giáo Hội – vào Người Mẹ của niềm hy vọng của tôi.
Thời gian mà chúng ta đang sống, một cách rất khó diễn tả, thật là khó khăn và đáng lo ngại. Con đường của Giáo Hội cũng thật khó khăn và khô cằn, bằng chứng tiêu biểu của thời đại này, vừa đối với các tín hữu cũng như các vị chủ chăn. Trong một vài quốc gia (như chẳng hạn quốc gia mà tôi đã đọc một vài điều liên quan đến trong những dịp cấm phòng), Giáo Hội lâm vào một giai đoạn của bách hại đến độ cũng chẳng kém gì những thế kỷ đầu tiên, và còn hơn thế nữa, nó còn vượt quá bởi mức độ của sự khinh bỉ và oán ghét. « Máu các Thánh Tử Đạo, mầm giống của các Tín Hữu » (Sanguis martyrum – semen christianorum). Và thêm vào điều đó - biết bao nhiêu người vô tội mất tích, kể cả trong quốc gia này mà chúng ta đang sống …
Tôi ao ước một lần nữa trao phó trọn vẹn bản thân tôi vào ân sủng của Thiên Chúa. Chỉ mình Ngài sẽ quyết định khi nào và như thế nào đời sống trần gian và chức phận mục vụ của tôi phải kết thúc. Trong cuộc sống và trong sự chết « Tất cả dâng cho Mẹ » (Totus Tuus) qua Đức Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bằng cách chấp nhận ngay từ bây giờ sự chết này, tôi hy vọng rằng Đức Kitô sẽ ban ơn cho tôi cho đoạn đường cuối cùng, nghĩa là sự Phục Sinh (của tôi). Tôi cũng hy vọng là Ngài sẽ biến sự chết này thành hữu ích cho cả mục tiêu này quan trọng hơn mà tôi hằng kiếm cách phục vụ : sự cứu rỗi con người, sự bảo trì gia đình nhân loại, và qua nhân loại tất cả các quốc gia và các dân tộc (trong các quốc gia này, tôi cũng xin một cách đặc biệt cho Quê Hương trần gian của tôi) ; hữu ích cho những người mà Ngài đã giao phó cho tôi một cách đặc biệt, cho vấn đề của Giáo Hội, cho sự vinh danh của chính Chúa nữa.
Tôi không muốn thêm gì nữa vào điều đã được viết cách đây một năm - chỉ nhắc lại sự bộc phát tự nhiên và cùng lúc sự tin tưởng mà tuần linh thao này đã lần nữa khơi dậy trong tôi.
Gioan-Phaolô II.
« Totus Tuus ego sum »
Ngày 05.03.1982
Qua dịp linh thao của năm nay, tôi đã đọc (nhiều lần) bản di chúc ngày 06.03.1979. Mặc dù tôi cho là bản đó còn là tạm thời (chưa nhất định), tôi để lại nó dưới hình thức như thế. Tôi không thay đổi gì cả (trong lúc này), và tôi cũng chẳng thêm thắt gì cả liên quan đến những dự định được viết trong bản di chúc.
Vụ ám sát tính mạng tôi vào ngày 13.05.1981, một hình thức nào đó, đã xác định sự chính xác của những lời đã được ghi chép trong dịp linh thao của năm 1980 (từ 24.02 đến 01.03).
Tôi cảm thấy lại càng sâu xa hơn khi tôi thấy mình hoàn toàn trong bàn tay của Thiên Chúa – và tôi luôn sẵn sàng theo ý Chúa Tôi, tự bỏ mình cho Ngài qua Mẹ Vô Nhiễm của Ngài (Totus Tuus).
Gioan-phaolô II.
05.03.1982
Liên quan đến câu cuối cùng của bản di chúc của tôi viết ngày 06.03.1979 (« về điều liên quan đến nơi chốn, nghĩa là nơi chôn cất, xin Hội Đồng các Hồng Y và các đồng bào của tôi quyết định »), - tôi muốn nói là : Đức Tổng Giám Mục thành Cracovie hay Hội Đồng Giám Mục nước Ba Lan – như thế tôi xin Hội Đồng các Hồng Y thỏa mãn, nếu có thể, những yêu cầu của những người đã được kể trên.
******
Ngày 01.03.1985 (trong dịp cấm phòng)
Lần nữa - về điều liên quan đến câu “Hồng Y Đoàn và các đồng hương” : “Hồng Y Đoàn” không có một sự bắt buộc nào phải kêu gọi các “người đồng hương” về điều liên quan đến vấn đề này ; tuy nhiên Hồng Y đoàn có thể làm điều đó, nếu vì một lý do nào đó Hồng Y đoàn cảm thấy điều đó phải làm.
Gioan-Phaolô II.
******
Dịp linh thao của năm Thánh 2000 (từ ngày 12 đến 18-03-2000)
(cho bản di chúc)
1. Khi, ngày 16 tháng 10 năm 1978, Hội Đồng mật các Hồng Y chọn Gioan-phaolô II, Vị Giáo Trưởng Giáo Hội Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszynski nói với tôi : “bổn phận của Đức Tân Giáo Hoàng sẽ là phải đưa Giáo Hội vào đệ tam thiên niên kỷ”. Tôi không nhớ chính xác những lời nói của Ngài, nhưng đại để ý nghĩa của lời của Nhân Vật đã đi vào lịch sử như Vị Giáo Trưởng của thiên niên kỷ. Một vị Giáo Trưởng vĩ đại. Tôi đã là nhân chứng của sứ vụ Ngài, của sự phó thác hoàn toàn của Ngài, của những cuộc phấn đấu của Ngài, của sự chiến thắng của Ngài. “Sự chiến thắng, khi nó đến, sẽ là một sự chiến thắng qua Mẹ Maria”. Đức Hồng Y lập lại thường xuyên những lời này của vị đi trước Ngài, Đức Hồng Y August Hlond.
Tôi như thế đã được, một hình thức nào đó, chuẩn bị cho phận vụ mà ngày 16 tháng 10 năm 1978 đã được trao phó cho tôi. Vào lúc mà tôi viết những lời này, Năm Thánh 2000 đã là một thực thể tác động. Đêm 24 tháng 12 năm 1999 chúng tôi đã mở Cánh Cửa biểu tượng của Năm Thánh trong Vương Cung Thánh Đường thánh Phêrô, sau đó là cửa của nhà thờ Thánh Gioan đệ La Trăng (Saint Jean du Latran), rồi đến cửa của nhà thờ Đức Maria Trưởng (Sainte Marie Majeure) – vào Năm Mới, và ngày 19 tháng 01, cánh cửa của Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành (Saint Paul-hors-les-murs). Biến cố cuối cùng này, vì tính cách hoàn vũ của nó, được ghi ấn trong ký ức một cách đặc biệt.
2. Lần lượt theo sự tiến triển của Năm Thánh 2000, thế kỷ thứ 20 tự đóng dần, ngày này tiếp ngày nọ, sau chúng ta và thế kỷ thứ 21 đang mở trước chúng ta. Theo những dự án của Đấng Quan Phòng, tôi đã được sống trong một thế kỷ khó khăn đang đi vào lịch sử, và bây giờ, năm mà tôi trở thành Bát Tuần (“octogesima adveniens” (lời chú giải : đây là Tông Thư của ĐGH Phaolô VI viết ngày 14.05.1971 về kỷ niệm 80 năm Thông Điệp Rerum Novum của ĐGH Lêô XIII), phải tự hỏi nếu không phải đã đến giờ phải lập lại với Siméon trong Kinh-Thánh “Bây giờ xin hãy cho tôi ra đi” (Nunc dimittis).
Ngày 13 tháng 05 năm 1981, ngày ám sát ĐGH trong buổi yết kiến chung tại công trường thánh Phêrô, Chúa Quan Phòng đã cứu tôi khỏi sự chết một cách nhiệm mầu. Đấng chính là Thiên Chúa duy nhất của sự sống và sự chết đã kéo dài đời sống tôi, một cách nào đó, Ngài đã cho lại tôi đời sống. Từ giây phút đó, đời sống tôi tùy thuộc vào Ngài nhiều hơn nữa. Tôi hy vọng Ngài sẽ giúp tôi nhìn nhận đến lúc nào tôi phải tiếp tục phận sự này mà Ngài đã gọi tôi ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tôi xin Chúa vui lòng gọi tôi về với Ngài khi Ngài muốn (coi Rm 14, 8). Tôi cũng hy vọng rằng Lòng Nhân Từ của Chúa vui lòng cho tôi những sức mạnh cần thiết để làm phận vụ này chừng nào tôi còn phải chu toàn phận vụ Giáo Hoàng trong Giáo Hội.
3. Như mỗi năm vào dịp linh thao, tôi đã đọc bản di chúc của tôi viết ngày 06.03.1979. Tôi tiếp tục giữ những điều khoản được lưu tác trong đó. Điều mà, qua những lần cấm phòng kế tiếp, đã được thêm vào, phản ảnh tình thế chung khó khăn và căng thẳng đã in hằn những năm 80. Tình huống này đã thay đổi kể từ mùa thu năm 1989. Thập niên cuối cùng của thế kỷ đã qua, đã không có những căng thẳng của những thập niên trước ; điều này không có nghĩa là thập niên cuối đã không có những vấn đề mới, những khó khăn. Xin ca tụng lòng Chúa Quan Phòng một cách đặc biệt cho sự kiện là giai đoạn của “chiến tranh lạnh” đã được chấm dứt không có tranh chấp bạo lực hạt nhân mà sự đe dọa của nó lơ lửng trên thế giới trong suốt giai đoạn trước.
4. Đứng thẳng trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên-niên-kỷ, “giữa lòng Giáo Hội”, tôi ước mong lần nữa diễn tả sự biết ơn của tôi với Chúa Thánh Linh đã ban đặc ân cho Công Đồng Vaticanô II; mà đối với Công Đồng, với toàn thể Giáo Hội – và nhất là với cộng đoàn giám mục hoàn cầu – tôi mang một món nợ. Tôi tự tin rằng những thế hệ tương lai còn có thể múc, trong thời gian lâu dài, những sự phong phú mà Công Đồng này của thế kỷ thứ XX đã ban cho chúng ta. Dưới cương vị của một giám mục đã tham dự vào biến cố công đồng này từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng, tôi ước mong trao phó di sản vĩ đại này lại cho tất cả những vị đang và trong tương lai sẽ được gọi để thực hiện những quyết định của Công Đồng. Về phần tôi, tôi cảm tạ Vị Chủ Chăn đời đời đã cho phép tôi phục vụ sự-nghiệp lớn lao này trong suốt những năm tháng của ngôi vị giáo hoàng của tôi.
“Giữa lòng Giáo Hội” (In medio Ecclesiae) ... kể từ ngay những năm đầu của sứ mệnh như Giám Mục – chính xác hơn là nhờ vào Công Đồng – tôi đã thu thập được kinh nghiệm của sự thông công huynh đệ của hàng Giám Mục. Như linh mục của tổng giáo phận Cracovie, tôi đã thực nghiệm sự thông hiệp huynh đệ trong linh-mục đoàn – Công Đồng đã đem lại một kích thước mới cho kinh nghiệm này.
5. Có biết bao nhiêu người mà tôi phải viết ra đây ! Có lẽ Chúa đã gọi về với Ngài một số lớn trong nhóm. Về phần những người còn tại thế, ước gì những lời của bản di chúc này nhắc nhớ đến họ, tất cả và mọi nơi, dù họ ở bất cứ nơi nào.
Từ lúc mà tôi chu toàn bổn phận giáo hoàng – nghĩa là hơn 20 năm – “Trong lòng Giáo Hội”, tôi đã thực nghiệm sự cộng tác khoan dung và cũng rất là phong phú của rất nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, rất nhiều linh mục, những tu sĩ – nam và nữ - cuối cùng là rất nhiều giáo dân, trong lòng Giáo Triều La Mã, tại giáo phận La Mã cũng như ngoài những nơi này.
Làm sao không thể ôm vào lòng với một sự biết ơn đáng nhớ tất cả các hàng giáo phẩm trên thế giới mà tôi đã gặp trong những lần thăm viếng “mộ các tông đồ” (Ad limina apostolorum). Cũng Làm sao mà không nhớ đến biết bao nhiêu anh em đông đúc kitô hữu – không công giáo ! Vị Giáo Trưởng Do-Thái-Giáo thành La Mã và rất nhiều những vị đại diện các tôn giáo ngoài kitô giáo ! Và biết bao nhiêu những vị đại diện thế giới của lãnh vực văn hoá, của khoa học, của chính trị và của những phương tiện truyền thông xã hội.
6. Dần dà mức giới hạn của đời sống trần gian của tôi tăng trưởng, bằng tư tưởng tôi trở về thuở ban đầu, về cha mẹ tôi, về anh và chị tôi (người mà tôi đã không được biết vì đã chết trước khi tôi sinh ra), về giáo xứ Wadowice, nơi mà tôi lãnh nhận bí tích rửa tội, đến « thành phố này mà tôi đã từng yêu mến biết bao » , đến các đồng hương của tôi, các bạn bè của tôi, bạn trai và gái, đến trường tiểu học, trường trung học, đại học, đến giai đoạn quê hương bị chiếm đóng, lúc tôi làm việc như một thợ thuyền, và sau đó đến giáo xứ Niegowic, đến giáo xứ S. Floriano ở Cracovie, đến mục vụ các đại học, trong nơi chốn ... trong tất cả mọi nơi ... ở Cracovie và tại La Mã ... đến những người đã được trao phó cho tôi một cách đặc biệt bởi Thiên Chúa.
Với tất cả, tôi muốn nói một điều duy nhất : “Chớ gì Thiên Chúa ban thưởng cho quý vị”
“Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin trao phó hồn con”
« In manus Tuas, Domine, commendo spiritum meum »
17.3.2000
Trần Văn-Toàn, chuyển dịch
|
|
“Hãy tỉnh thức vì ngươi không biết giờ nào Chúa đến” (Mt 24:42) - những lời này nhắc nhở tôi về tiếng gọi sau cùng, sẽ đến vào thời gian Chúa chọn. Tôi ao ước được theo Ngài, và ước mong tất cả mọi phần trong đời sống dương thế của tôi sẽ chuẩn bị cho tôi vào giây phút này. Tôi không biết bao giờ giây phút này sẽ đến, thế nhưng cũng như mọi điều khác, tôi đặt giây phút này trong đôi bàn tay Người Mẹ của Chủ tôi: Totus Tuus (mọi sự dâng về Mẹ). Cũng cùng đôi tay Từ mẫu của Mẹ, tôi xin đặt tất cả những người liên hệ gắn bó với đời sống và với ơn gọi của tôi. Trong Đôi Tay này, tôi để lại trên hết tất cả là Giáo hội, cũng như đất nước tôi và mọi dân tộc.
Tôi tạ ơn tất cả mọi người. Xin mọi người tha thứ cho tôi.Và tôi xin mọi người cầu nguyện để xin lòng thương xót của Thiên Chúa rộng lớn bao la hơn là các yếu đuối và bất xứng của tôi.
Trong những buổi tĩnh tâm, tôi suy niệm dựa trên chúc thư của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI. Từ sự học hỏi này đã dẫn tôi viết ra những lời di chúc hiện tại.
Tôi chẳng để lại tài sản đáng giá nào để chia cả. Những đồ vật sử dụng hằng ngày tôi để lại và chia cho nhau đúng nghĩa. Những bản văn viết tay xin đốt hết. Tôi xin cha Don Stanislaw Stanislao Dziwisz điều hành việc này (thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz), tôi cám ơn ngài về sự cộng tác và giúp đỡ kéo dài suốt nhiều năm qua và quá hiểu nhau. Tất cả những lời tri ân khác, thay vào đó, tôi đặt vào trái tim tôi mang tới trước chính Thiên Chúa, bởi vì khó diễn tả những điều đó được.
Còn về tang lễ, tôi lập lại cùng cách thức đã được Đức Thanh Cha Phaolô VI đề ra là chôn dưới lòng đất, không phải trong hòm đá (chỗ này được bổ túc vào ngày 13.3.1992).
"Totus Tuus ego sum" (Tiếng La-tinh "Con hoàn toàn ở trong tay Người")
Gioan Phaolô II
Rôma, ngày 6 tháng 3 năm 1979
Sau khi tôi chết, tôi xin có những Thánh Lễ và các lời cầu nguyện (cho tôi).
Ngày 5 tháng 3 năm 1990
*****
Một trang không đề ngày
Tôi bày tỏ niềm tin sâu xa rằng bất kể mọi sự yếu đuối của tôi, Thiên Chúa sẽ ban cho tôi tất cả những ân huệ cần thiết để đối diện theo Thánh Ý Ngài bất kể nhiệm vụ, thử thách hay đau khổ nào mà Chúa đòi hỏi người tôi tớ của Ngài trong cuộc đời của tôi. Tôi cũng có niềm tin rằng Không bao giờ Ngài sẽ cho phép - qua thái độ của tôi: những lời nói, việc làm hay những điều thiếu sót - tôi phản bội lại nghĩa vụ của mình trên Ngai Tòa Thánh Phêrô.
*****
Ngày 24 tháng - 1tháng 3 năm 1980
Cũng trong những buổi tĩnh tâm này, tôi đã suy niệm về sự thật của Chức Tư Tế của Đức Kitô trong viễn ảnh sự Qua Đi dành cho mỗi người chúng ta trong giờ chết. Đối với sự ra đi khỏi thế giới này, là được sinh ra trong thế giới khác, thế giới tương lai, dấu chỉ hùng hồn cho chúng ta là sự Phục sinh của Đức Kitô.
Vì thế, tôi đã đọc bản văn chúc thư của tôi hồi năm ngoái, cũng được viết trong một cuộc tĩnh tâm - Tôi so sánh nó với chúc thư của vị đại tiền nhiệm của tôi là Đức Thanh Cha Phaolô VI, với chứng tá cao siêu đó với sự chết của một Kitô hữu và một Giáo Hoàng - và tôi đã biến đổi nhận thức trong tôi về những vấn đề được đề cập đến trong bản văn ngày 6 tháng 3 năm 1979 do tôi soạn thảo (trong một cách cách thức tạm thời).
Hôm nay, tôi ước mong chỉ thêm vào điều này là: mỗi người chúng ta phải nhớ đến viễn tượng của sự chết. Và phải chuẩn bị ra trình diện chính mình trước mặt Thiên Chúa và Đấng Phán Xét - Đấng đồng thời cũng là Đấng Cứu Chuộc và là Cha. Cả tôi cũng liên tục nghĩ đến điều này, để phó thác giờ phút quyết định ấy cho Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của niềm hy vọng của tôi.
Thời điểm chúng ta đang sống khó khăn và rối ren khôn tả. Khó khăn và căng thẳng cũng đã trở thành đời sống của Giáo hội, dấu hiệu thử thách của những thời điểm này - cả cho các Tín Hữu lẫn các Chủ chăn. Trong nhiều Quốc Gia (chẳng hạn, trong nước mà tôi đã đọc trong những cuộc tĩnh tâm này), Giáo Hội thấy mình đang phải trải qua một thời kỳ bị bách hại không thua kém gì các thế kỷ ban đầu, trái lại, mức độ tàn ác và hận thù còn lớn lao hơn. "Sanguis martyrum - semen christianorum.". Và còn vượt quá điều này - nhiều người vô tội phải chết vô tội, ngay cả trong Quốc Gia mà chúng ta đang sống.
Một lần nữa, tôi muốn tín thác chính mình tôi hoàn toàn cho lòng thương xót Chúa. Chính Ngài sẽ quyết định khi nào và cách nào tôi phải chấm dứt cuộc sống nơi dương thế và sứ vụ mục tử của tôi. Dù sống và dù chết Tất Cả Thuộc Về Mẹ Maria Vô Nhiễm. Đã chấp nhận cái chết, ngay cả bây giờ, tôi hy vọng rằng Đức Kitô sẽ ban cho tôi ân huệ cho chặng đường vượt qua cuối cùng, đó là Lễ Phục Sinh. Tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ sẽ trở nên lợi ích, đồng thời vì mục đích quan trọng này mà tôi đang nỗ lực phục vụ: ơn cứu độ cho con người, bảo vệ cho gia đình nhân loại, và của mọi quốc gia và dân tộc (trong số này tôi đặc biệt nói tới Quê Hương trần thế của tôi), và lợi ích cho những ai Ngài đã trao phó cho tôi, cho các vấn đề của Giáo Hội, và cho vinh quang của chính Thiên Chúa.
Tôi không muốn thêm điều gì hơn những gì tôi đã viết trước đây một năm - chỉ muốn bày tỏ sự sẵn sàng này, và đồng thời, niềm tin này, mà cuộc tĩnh tâm đã chuẩn bị cho tôi.
Gioan Phaolô II
Ngày 5 tháng 3 năm 1982
Liên quan đến câu cuối cùng trong chúc thư đề ngày 6 tháng 3 năm 1979 ("liên quan đến địa điểm / nghĩa là địa điểm chôn cất / Xin Hồng Y Đoàn và Đồng Bào quyết định") - Tôi muốn làm sáng tỏ điều tôi nghĩ trong đầu về Đức Tổng Giám Mục Chính Tòa Krakow hay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan - Trong lúc này tôi xin Hồng Y Đoàn đáp ứng tối đa có thể được các yêu cầu sau cùng của các vị đã kể trên.
*****
Ngày 1 tháng 3 năm 1985 (trong tuần tĩnh tâm)
Lần nữa - về cụm từ “Hồng Y Đoàn và Đồng Bào”: “Hồng Y Đoàn” không buộc phải tham vấn “Đồng Bào” về vấn đề này, tuy nhiên trong bất cứ trường hợp có thể cần làm thế, nếu Hồng Y Đoàn thấy cần phải như thế.
Gioan Phaolô II
******
Cuộc tĩnh tâm Đại Năm Thánh 2000 (ngày 12-18 tháng 3)
(chú thích của Vatican: cho lời di chúc)
1. Vào ngày 16/10/1978, khi mật nghị các Hồng Y chọn Gioan Phaolô II, Giám Mục Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszynski bảo tôi: “Nhiệm vụ của Tân Giáo Hoàng sẽ là dẫn đưa Giáo Hội vào Ngàn Năm Thứ Ba”. Tôi không biết là tôi đang lặp lại những câu này chính xác, nhưng ít nhất đó là cảm giác khi tôi nghe vào lúc đó. Câu ấy đã được nói bởi Con Người đã bước vào lịch sử là một Giám Mục của Thiên Niên Kỷ. Một Giám Mục cao cả. Tôi được chứng kiến cho sứ mạng, cho sự tín thác hoàn toàn của chính Ngài. Cho những chiến đấu của Ngài. Cho chiến thắng của Ngài. “Chiến thắng, khi nó đến, sẽ là một chiến thắng qua Mẹ Maria” - những lời này, và những lời của vị tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y August Hlond, Giám Mục của Thiên Niên Kỷ đã thường quen lập lại.
Trong cách này, tôi đã chuẩn bị ở mức độ nào đó cho nghĩa vụ đã được đặt trước tôi vào ngày 16/10/1978. Trong khi tôi viết những lời này, Đại Năm Thánh 2000 đã là một thực tại rồi. Đêm 24/12/1999 Cánh cửa tiêu biểu của Đại Năm Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô đã được mở ra, sau đó đến cửa đền thờ Thánh Gioan Latêranô, rồi đến Đền Thờ Đức Bà Cả trong đêm giao thừa Đầu Năm và Đền Thờ Thánh Phaolô "Ngoài Tường Thành" hôm 19 tháng Giêng. Biến cố sau này cho thấy tính chất đại kết của nó đã để lại ấn tượng trong ký ức tôi cách đặc biệt.
2. Ở mức độ khi Đại Năm Thánh 2000 tiến bước, ngày qua ngày thế kỷ 20 lùi dần sau lưng chúng ta và thế kỷ 21 mở ra. Theo những kế hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa, tôi được ban tặng để sống trong một thế kỷ khó khăn đang qua đi, và giờ đây, trong năm mà tuổi đời đã tới 80 năm ('octogesima adveniens'), điều cần được hỏi là nếu không phải là lúc để lặp lại những lời ông Simêôn trong Thánh Kinh 'nunc dimittis'.
Hôm 13 tháng năm 1981, ngày xảy ra vụ ám sát Giáo Hoàng trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô, Thiên Chúa đã cứu tôi khỏi chết cách lạ lùng. Chính Đấng là Cứu Độ Duy Nhất của sự sống và sự chết cách nào đó đã kéo dài cuộc sống ấy và trong một cách nhất định nào đó đã cho tôi sự sống khác. Từ lúc đó, đời sống càng thuộc về Ngài hơn nữa. Tôi hy vọng Ngài sẽ giúp tôi nhận ra thời giờ cho tới khi tôi phải tiếp tục sứ vụ này mà tôi đã được kêu gọi ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tôi xin Ngài gọi tôi khi Ngài muốn. “Dù sống dù chết chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta là của Ngài” (x Rm 14,8). Tôi cũng hy vọng rằng bao lâu tôi còn được mời gọi để thi hành sứ vụ của Thánh Phêrô trong Giáo Hội, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa sẽ cho tôi sức mạnh cần thiết cho sứ vụ này.
3. Như tôi vẫn làm hằng năm trong những buổi tĩnh tâm, tôi đọc chúc thư của tôi từ ngày 6 tháng 3 năm 1979. Tôi tiếp tục giữ chiều hướng trong bản văn này. Điều sau này ngay cả trong những lần tĩnh tâm kế tiếp được thêm vào tạo thành một sự suy niệm về tình trạng khó khăn và căng thẳng đánh dấu của những năm 80. Từ mùa Thu năm 1989, thì tình trạng này đã thay đổi. Vào Thập niên cuối cùng của thế kỷ thì không còn những căng thẳng như trước kia nữa; điều đó không có nghĩa là nó không mang đến những trở ngại và những khó khăn mới. Trong một cách đặc biệt, ước gì Thiên Chúa được ca ngợi về điều này, rằng thời gian được gọi là "chiến tranh lạnh" đã chấm dứt mà không có sung đột nguyên tử, một nguy hiểm đã đè nặng thế giới trong thời gian trước đây.
4. Ở trước ngưỡng cửa của Ngàn năm thứ ba "in medio Ecclesiae", tôi mong được một lần nữa bày tỏ lòng tri ân đến Chúa Thánh Thần cho ân sủng lớn lao của Công Đồng Vaticanô II, mà cùng với toàn Giáo hội - và trên tất cả chức cai quản Giáo hội - tôi cảm thấy mang ơn Ngài. Tôi tin rằng thời gian dài tới đây những thế hệ mới sẽ hưởng sử giàu có mà Công đồng này trong thế kỷ 20 đã mang lại cho chúng ta. Là một vị Giám mục đã tham dự biến cố công đồng ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối, tôi ước mong tin thác di sản lớn lao này nơi tất cả những người đang và sẽ được kêu gọi trong tương lai nhận ra công đồng ấy. Phần tôi, tôi cám ơn vị Chủ Chăn hằng hữu đã cho phép tôi được phục vụ đại nghĩa rất lớn lao này trong suốt thời gian của những năm giáo hoàng của tôi.
"In medio Ecclesiae" (giữa lòng Giáo Hội)... từ những năm đầu của mục vụ là một Giám mục, cách riêng xin cám ơn Công Đồng - chính nhờ đó tôi đã có thể kinh nghiệm sự hiệp thông huynh đệ của các chức vụ cai quản Giáo hội. Là một linh mục của Tổng Giáo phận Krakow, tôi đã kinh nghiệm sự hiệp thông giữa các linh mục với nhau - và Công Đồng đã mở ra một chiều hướng mới qua kinh nghiệm này.
5. Bao nhiêu người tôi có thể liệt kê ra cho hết được! Có thể Thiên Chúa đã gọi về với Ngài đại đa số họ rồi - và cho những người vẫn còn ở bên (thế giới) này, ước gì những lời của chúc thư này nhắc nhở họ, mọi người và mọi nơi, bất kể nơi nào họ đang ở.
Trong thời gian hơn 20 năm mà tôi đang hoàn thành sứ vụ của Thánh Phêrô "In medio Ecclesiae" (giữa lòng Giáo Hội) tôi đã kinh nghiệm lòng từ tâm và ngay cả sự cộng tác dồi dào của rất nhiều Hồng Y, các Tổng Giám mục, các Giám mục, rất nhiều linh mục, rất nhiều tu sĩ tận hiến - các thầy, các sơ - và, sau hết, rất nhiều, nhiều lắm các giáo dân, người trong Giáo Triều, trong sở hạt giáo phận Rôma, cũng như ngoài lãnh vực này.
Làm sao tôi không thể ấp ủ những kỷ niệm đầy lòng biết ơn đối với tất cả các Giám mục trên thế giới mà tôi đã gặp trong những lần thăm viếng “viếng Mộ các Thánh Tông Đồ” "ad limina Apostolorum". Làm sao tôi không thể nhớ rất nhiều anh em ngoài Kitô giáo! Và giáo sĩ Do thái Rôma và rất nhiều đại diện của những tôn giáo ngoài Kitô giáo! Và bao nhiêu đại diện của các văn hóa, khoa học, chính trị và tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội trên thế giới!
6. Cuối đời của tôi đang tới, tôi trở về với ký ức của tôi từ thuở ban đầu, với cha mẹ tôi, với anh tôi, với chị tôi (Tôi không biết chị vì chị đã chết trước khi tôi sinh ra), với cộng đoàn ở Wadowice, nơi tôi chịu Phép rửa, với thành phố tôi yêu mến, với những người đồng nhiệp, bạn bè trường tiểu học, trung học và đại học, cho tới thời gian làm việc khi tôi còn là một công nhân, và rồi trong cộng đoàn Niegowic, rồi đến St. Florian's in Krakow, với các giáo sư học viện, với môi trường xã hội của... với tất cả các môi trường... với giáo phận Krakow và với Rôma... với tất cả những người đã tín thác nơi tôi trong một cách đặc biệt do Thiên Chúa gởi tới.
Với tất cả mọi người, tôi muốn nói một điều thôi: "Xin Thiên Chúa trả công cho quý vị"
"In manus tuas, Domine, commendo spiritum meum."
"Trong tay Ngài, lạy Chúa! con phó dâng linh hồn con."
A.D. ngày 17 tháng 3 năm 2000
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II: CHÚC THƯ
******************************
POPE JOHN PAUL II'S LAST WILL AND TESTAMENT
English translation of the official Vatican Italian translation of the text of Pope John Paul II's last will and testament, which was originally written in Polish with successive additions. Dates have been written according to European convention, which makes "6.3.1979" represent March 3, 1979.
The document begins with a Latin phrase that reads, "I am completely in Your hands." It follows with a citation from the New Testament.
The testament of 6.3.1979
Totus Tuus ego sum
In the Name of the Holiest Trinity. Amen.
"Keep watch, because you do not know which day when the Lord will come" — These words remind me of the final call, which will come the moment that the Lord will choose. I desire to follow Him and desire that all that is part of my earthly life shall prepare me for this moment. I do not know when it will come, but, like all else, this moment too I place into the hands of the Mother of My Master: Totus Tuus. In the same maternal hands I place All those with whom my life and vocation are bound. Into these Hands I leave above all the Church, and also my Nation and all humanity. I thank everyone. To everyone I ask forgiveness. I also ask prayers, so that the Mercy of God will loom greater than my weakness and unworthiness.
During spiritual exercises I reflected upon the testament of the Holy Father Paul VI. This study has led me to write the present testament.
I leave no property behind me of which it is necessary to dispose. Regarding those items of daily use of which I made use, I ask that they be distributed as may appear opportune. My personal notes are to be burned. I ask that Don Stanislaw oversees this and thank him for the collaboration and help so prolonged over the years and so comprehensive. All other thanks, instead, I leave in my heart before God Himself, because it is difficult to express them.
Regarding the funeral, I repeat the same disposition given by the Holy Father Paul VI: Burial in the bare earth, not in a tomb, 13.3.92.
Apud Dominum misericordia et copiosa apud Eum redemptio
John Paul pp.II
Rome 6.3.1979
Following my death I ask for Holy Masses and prayers
5.3.1990
___
I express the deepest faith that, despite all my weakness, the Lord will accord me every necessary grace to face, according to His will, whatever task, trial and suffering that will be demanded of His servant, during the course of my life. I also have faith that never will it be permitted that, through my behavior: by words, actions or omissions, I betray my obligations in this holy seat of Peter.
___
24.II - 1.III.1980
Also during these spiritual exercises I have reflected upon the truth of the Priesthood of Christ in the perspective of that Crossing which is for each one of us the moment of death. In taking leave of this world -- to be born into the other, the future world, eloquent sign is for us the Resurrection of Christ.
I therefore read the copy of my testament of the last year, it also made during spiritual exercises — I compared it with the testament of my great Predecessor and Father Paul VI, with that sublime witness to the death of a Christian and of a pope — and I renewed in myself consciousness of the questions, to which refers the copy of 6.III.1979, prepared by me (in a rather provisional way).
Today I desire to add to it only this, that each one of us must keep in mind the prospect of death. And must be ready to present himself before the Lord and Judge — and contemporaneously Redeemer and Father. Then I too can take this into consideration continuously, entrusting that decisive moment to the Mother of Christ and of the Church — to the Mother of my hope.
The times in which we live are indescribably difficult and troubled. Difficult and tense has become the life of the Church as well, characteristic trial of these times — as much for the Faithful, as much as for the Pastors. In some Countries (as, e.g. in that one about which I was reading during the spiritual exercises), the Church finds itself in a period of persecution that is not inferior to those of the first centuries; on the contrary, the degree of cruelty and hatred is greater still. Sanguis martyrum - semen christianorum. And beyond this — so many people disappear innocently, even in this Country, in which we live ...
I desire once more to entrust myself totally to the mercy of the Lord. He himself will decide when and how I must finish my earthly life and pastoral ministry. In life and in death Totus Tuus through the Immaculate. Accepting this death already, I hope that Christ will give me grace for my final passage, which is Easter. I hope too that it shall be made useful also for this important cause in which I am trying to serve: the salvation of men, the safeguarding of the human family and of all the nations and the peoples (among these I refer in particular to my earthly Country), useful for the persons who in a special way have entrusted to me for the questions of the Church, for the glory of God himself.
I do not desire to add anything to that which I wrote a year ago — only express this readiness and at the same time this faith, to which the present spiritual exercises prepared me.
John Paul II
___
Totus Tuus ego sum
5.III.1982
In the course of the spiritual exercises this year I have read (several times) the text of the testament of 6.III.1979. Notwithstanding that even now it is to be considered as provisional (not definitive), I leave it in its presently existing form. I change (for now) nothing, nor do I add anything, as regards the arrangements contained within it.
The attempt on my life of 13.V.1981 has in some way confirmed the exactness of the words written in the period of the spiritual exercises of 1980 (24.II - 1.III).
All the more profoundly I feel myself totally in the Hands of God — and I remain continually at the disposition of my Lord, entrusting myself to Him and to His Immaculate Mother (Totus Tuus).
John Paul pp. II
___
5.III.1982
In connection with the final phrase of my testament of 6.III.1979 ("About the place/the place, that is, of the funeral/may the College of Cardinals and Compatriots") — I clarify what I had in mind: the metropolitan of Krakow or the General Council of the Bishops of Poland — I ask in the meantime the College of Cardinals to satisfy to the extent possible the eventual questions of the aforementioned.
___
1.III.1985 (during spiritual exercises).
Again — concerning the expression "College of Cardinals and the Compatriots": the "College of Cardinals" has no obligation to consult "the Compatriots" on this question; it can, in any case, do so, if for some reason it considers it right to do so.
JPII
___The spiritual exercises of the Jubilee year 2000
(12-18.III)
(VATICAN'S NOTATION: "for the will")
1. When, on the day of Oct. 16, 1978, the conclave of cardinals chose John Paul II, the Primate of Poland Cardinal Stefan Wyszynski told me: "The task of the new pope will be to introduce the Church into the Third Millennium." I do not know if I am repeating the phrase exactly, but at least such was the sense of what I heard then. It was said by the Man who has passed into history as the Primate of the Millennium. A great Primate. I was witness to the mission, to His total entrusting of himself. To His struggles; to His victory. "Victory, when it will come, will be a victory through Maria" — these, the words of his Predecessor, Cardinal August Hlond, the Primate of the Millennium was wont to repeat.
In this way I was to some degree prepared for the task which was placed before me on Oct. 16, 1978. As I write these words, the Jubilee Year of 2000 is already a reality, and under way. The night of Dec. 24, 1999, the symbolic Door of the Great Jubilee of the Basilica of St. Peter was opened, and successively that of St. John Lateran, then St. Mary Major's on New Year's Eve; and on Jan. 19, the Door of the Basilica of St. Paul "Outside the Walls." This latter event, given its ecumenical character, has remained particularly engraved in memory.
2. To the degree that the Jubilee Year 2000 goes forward, closing behind us day by day is the 20th century, while the 21st century opens. In accordance with the designs of Providence, it was granted to me to live during the difficult century that is passing, and now, in the year during which my age reaches 80 years ("octogesima adveniens"), it is necessary to ask if it is not the time to repeat the words of the Biblical Simeon, "Nunc dimittis."
On May 13, 1981, the day of the attempt upon the life of the Pope during the general audience in St. Peter's Square, Divine Providence saved me from death in a miraculous way. He who is the sole Savior of life and of death, Himself prolonged this life, and in a certain way gave it to me anew. From this moment it belongs to Him all the more. I hope that He will help me to recognize the time until when I must continue this service, to which he called me on the day of Oct. 16, 1978. I ask (Him) to call me when He wants. "In life and in death we belong to the Lord ... we are of the Lord" (cf Romans 14, 8). I hope too that throughout the time given me to carry out the service of Peter in the Church, the Mercy of God will lend me the necessary strength for this service.
3. As I do every year during spiritual exercises I read my testament from 6-III-1979. I continue to maintain the dispositions contained in this text. What then, and even during successive spiritual exercises, has been added constitutes a reflection of the difficult and tense general situation which marked the '80s. From autumn of the year 1989 this situation changed. The last decade of the century was free of the previous tensions; that does not mean that it did not bring with it new problems and difficulties. In a special way may Divine Providence be praised for this, that the period of the so-called "cold war" ended without violent nuclear conflict, the danger of which weighed on the world in the preceding period.
4. Being on the threshold of the third millennium "in medio Ecclesiae" I wish once again to express gratitude to the Holy Spirit for the great gift of Vatican Council II, to which, together with the entire Church — and above all the entire episcopacy — I feel indebted. I am convinced that for a long time to come the new generations will draw upon the riches that this Council of the 20th century gave us. As a bishop who participated in this conciliar event from the first to the last day, I wish to entrust this great patrimony to all those who are and who will be called in the future to realize it. For my part I thank the eternal Pastor Who allowed me to serve this very great cause during the course of all the years of my pontificate.
"In medio Ecclesiae" ... from the first years of my service as a bishop — precisely thanks to the Council — I was able to experience the fraternal communion of the Episcopacy. As a priest of the Archdiocese of Krakow I experienced the fraternal communion among priests — and the Council opened a new dimension to this experience.
5. How many people should I list! Probably the Lord God has called to Himself the majority of them — as to those who are still on this side, may the words of this testament recall them, everyone and everywhere, wherever they are.
During the more than 20 years that I am fulfilling the Petrine service "in medio Ecclesiae" I have experienced the benevolence and even more the fecund collaboration of so many cardinals, archbishops and bishops, so many priests, so many consecrated persons — brothers and sisters — and, lastly, so very, very many lay persons, within the Curia, in the vicariate of the diocese of Rome, as well as outside these milieux.
How can I not embrace with grateful memory all the bishops of the world whom I have met in "ad limina Apostolorum" visits! How can I not recall so many non-Catholic Christian brothers! And the rabbi of Rome and so many representatives of non-Christian religions! And how many representatives of the world of culture, science, politics, and of the means of social communication!
6. As the end of my life approaches I return with my memory to the beginning, to my parents, to my brother, to the sister (I never knew because she died before my birth), to the parish in Wadowice, where I was baptized, to that city I love, to my peers, friends from elementary school, high school and the university, up to the time of the occupation when I was a worker, and then in the parish of Niegowic, then St. Florian's in Krakow, to the pastoral ministry of academics, to the milieu of ... to all milieux ... to Krakow and to Rome ... to the people who were entrusted to me in a special way by the Lord.
To all I want to say just one thing: "May God reward you."
"In manus tuas, Domine, commendo spiritum meum."
A.D. 17.III.2000
JOHN PAUL II: TESTAMENT
|