Tiểu sử Đức Cha Phêrô Mactinô NGÔ ĐÌNH THỤC
GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN VĨNH LONG
Đức Cha chào đời vào ngày 06-10-1897 tại Phủ Cam, Huế trong một gia đình vọng tộc. Ngài là người thứ ba trong số 9 người con của cụ Micae Ngô Đình Khả, một đại thần dưới triều Thành Thái và Duy Tân, nguyên quán làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thiếu thời, cậu Ngô Đình Thục theo học tại trường Pellerin, một tư thục do Sư Huynh La San điều khiển, từ năm 1904, năm thành lập trường, đến năm 1908.
Tháng 09-1909, vào Tiểu Chủng Viện An Ninh, Quảng Trị.
Đến tháng 09-1917, vào Đại Chủng Viện Phú Xuân thuộc Giáo phận Huế.
Tháng 11-1919, Giám mục Eugène Allys (Lý, 1852-1936) gửi du học trường Truyến giáo Roma. Thời gian này, vào tháng 12-1922 Thượng thư Phêrô Nguyễn Hữu Bài (1863-1935) nhân tháp tùng vua Khải Định sang Pháp đã đến Roma. Thầy Ngô Đình Thục được tháo tùng cụ Nguyễn Hữu Bài vào yết kiến Đức Giáo Hoàng Piô XI (Báo Nam Kỳ Địa Phận số 719, ngày 21-12-1922).
Trong quá trình du học Roma, lần lượt Thầy Ngô Đình Thục đỗ các bằng cấp : Tiến sĩ Triết học năm 1922, Tiến sĩ Thần học năm 1926.
Ngày 20-12-1925, tại Roma, Đức Hồng Y Van Rossum phong chức linh mục cho Thầy Ngô Đình Thục. Sau đó, linh mục Ngô Đình Thục tiếp tục học thêm một năm ở Đại học Appolinaire lấy bằng Tiến sĩ Giáo luật, năm 1927.
Linh mục Ngô Đình Thục qua Pháp học tại Institut Catholique de Paris từ tháng 10-1927 đến tháng 06-1929 và đỗ Cử nhân Văn chương.
Về Việt Nam năm 1929, linh mục Ngô Đình Thục làm giáo sư dòng Thánh Tâm ở Phường Đúc (Trường An) Huế, từ tháng 11-1929. Đến tháng 9-1931, Giám mục Alexandre Chabanon (Giáo, 1873-1936) bổ nhiệm giáo sư Đại Chủng Viện Phú Xuân, Huế.
Tháng 10-1933, làm Giám đốc trường Thiên Hựu (Providence), một tư thục Công giáo tại Huế.
Năm 1935, làm Chủ nhiệm báo Sacerdos Indosinensis.
Ngày 08-01-1938 Toà thánh Vatican thành lập giáo phận mới : Vĩnh Long, bao gồm tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và 2 quận thuộc tỉnh Cần Thơ : Cầu Kè và Trà Ôn. Toà Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục làm Giám mục Hiệu toà Sæsina lãnh đạo tân giáo phận.
Ngày 04-05-1938, tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam Huế, Khâm sứ Tông toà Antonin Drapier chủ lễ tấn phong tân Giám mục Ngô Đình Thục. Đây là vị Giám mục người Việt Nam thứ ba.
Ngày 23-06-1938 Đức cha Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận với khẩu hiệu "Chiến sĩ Chúa Kitô". Đây là vị Giám mục tiên khởi của tân giáo phận Vĩnh Long.
Từ 23-06-1938 đến 24-11-1960 suốt nhiệm kỳ 23 năm, Đức Cha Ngô Đình Thục có những hoạt động xây dựng giáo phận Vĩnh Long.
Ngày 04-05-1938, tại nhà thờ Chính toà Phủ Cam Huế, Khâm sứ Tông toà Antonin Drapier chủ lễ tấn phong tân Giám mục Ngô Đình Thục. Đây là vị Giám mục người Việt Nam thứ ba.
Ngày 23-06-1938 Đức cha Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận với khẩu hiệu "Chiến sĩ Chúa Kitô". Đây là vị Giám mục tiên khởi của tân giáo phận Vĩnh Long.
Từ 23-06-1938 đến 24-11-1960 suốt nhiệm kỳ 23 năm, Đức Cha Ngô Đình Thục có những hoạt động xây dựng giáo phận Vĩnh Long.
Về mặt Đạo
Mua một toà tư gia để làm trụ sở Toà Giám mục.
Lập Tiểi Chủng Viện Á Thánh Minh năm 1944 gồm 3 lớp, khai giảng ngày 15-08-1944 ban đầu có 15 chủng sinh.
Số linh mục tăng đến 80 vị (1938 : 50 vị).Gửi linh mục du học.
Dòng Thầy giảng Cái Nhum được sửa đổi và mang tên mới : Dòng Sư Huynh Kitô Vua, Thầy Bề trên được Toà Thánh cho phép chịu chức linh mục.
Cải tiến Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Cái Nhum, các nữ tu được gửi đi học các trường trung học và đại học.
Tổ chức khoá huấn luyện thanh niên, hoạt động Công giáo Tiến hành...
Lập Tiểi Chủng Viện Á Thánh Minh năm 1944 gồm 3 lớp, khai giảng ngày 15-08-1944 ban đầu có 15 chủng sinh.
Số linh mục tăng đến 80 vị (1938 : 50 vị).Gửi linh mục du học.
Dòng Thầy giảng Cái Nhum được sửa đổi và mang tên mới : Dòng Sư Huynh Kitô Vua, Thầy Bề trên được Toà Thánh cho phép chịu chức linh mục.
Cải tiến Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn và Cái Nhum, các nữ tu được gửi đi học các trường trung học và đại học.
Tổ chức khoá huấn luyện thanh niên, hoạt động Công giáo Tiến hành...
Về Văn hoá và Xã hội.
Xây dựng 6 trường tư thục Trung học, thâu nhận học sinh Công giáo và không Công giáo.
Xây cất dưỡng đường Á Thánh Minh ở Vĩnh Long và dưỡng đường thánh Phêrô ở Sài Gòn.
Xây nhà Xã hội tại thị xã Vĩnh Long làm nhà đọc sách, diễn thuyết, sinh hoạt.
Trùng tu nhiều cô nhi viện của giáo phận.
Xây cất dưỡng đường Á Thánh Minh ở Vĩnh Long và dưỡng đường thánh Phêrô ở Sài Gòn.
Xây nhà Xã hội tại thị xã Vĩnh Long làm nhà đọc sách, diễn thuyết, sinh hoạt.
Trùng tu nhiều cô nhi viện của giáo phận.
TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Năm 1960 Giáo Hội Công giáo Việt Nam qua một bước ngoặc mới : Toà thánh lập hàng giáo phẩm Chính toà với 3 Tổng giáo phận : Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Giám mục Ngô Đình Thục được thăng Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế.
Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện được cử làm Giám mục giáo phận Vĩnh Long thay thế Đức cha Ngô Đình Thục.
Ngày 12-04-1961 Tổng Giám mục Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận Huế, là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên lãnh đạo giáo phận.
Trong một thời gian ngắn ngủi từ năm 1962-1963 Đức cha Ngô Đình Thục đã thực hiện cho giáo phận nhiều công trình :
- Trùng tu Toà Giám mục và cơ sở Nhà Chung.
- Sửa sang thêm Đại Chủng Viện Phú Xuân Huế, mời các linh mục giáo sư Hội Xuân Bích (Saint Sulpice) giảng dạy. Thành lập Liên chủng viện cho toàn Tổng giáo phận.
- Thành lập chủng viện mới : Tiểu Chủng Viện HOAN-THIỆN (tên hai vị thánh Tử Đạo Đoạn Trinh Hoan và Trần Văn Thiện).
- Năm 1962, thống nhất các dòng Mến Thánh gía trong giáo phận, gồm các nhà dòng ở Di Loan (dời vào La Vang), Tam Toà (dời vào Kim Long), Kẻ Bàng (sát nhập vào Phủ Cam), Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu. Sáu nhà nhập lại thống nhất thành DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỪA SAI HUẾ, nay là Dòng Mến Thánh Giá Huế.
- Trùng tu và tân tạo khu La Vang trở thành trung tâm hành hương của giáo dân Việt Nam. Xin Toà thánh nâng thánh đường La Vang lên bậc "Vương cung thánh đường".
La Vang sẽ trở thành trung tâm hành hương cầu nguyện sùng kính Đức Mẹ, trung tâm tĩnh tâm "cấm phòng", hội Minh niên cho giáo dân.
Để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, giáo phận có tờ Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" do LM. Trần Văn Tường làm Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh làm chủ bút và Thư ký toà soạn là LM. Nguyễn Kim Bình, Tổng Quản lý là ông Phạm Quang Lộc.
Số 1 Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" ra đời vào tháng 08-1961. Từ đó đã thu hút đông đảo người đọc và người viết cộng tác.
- Giáo phận Huế còn có Nguyệ san "Nguồn sống" do LM. Trần Hữu Tôn Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh Chủ bút và GS. Võ Long Tê Tổng thư ký Toà soạn.
- Một công trình lớn, là công trình cuối cùng của Đức Cha Ngô Đình Thục ở giáo phận HUế là tân tạo nhà thờ Chánh toà Phủ Cam.
Nhà thờ cổ kính được xây cất từ 1898 đã xuống cấp trầm trọng, Đức cha cho triệt hạ để xây một thánh đường mới tân kỳ, đồ sộ theo đề án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Tiếc thay, vì đến cuối năm 1963 Đức cha phải sống lưu vong ở hải ngoại, ngôi thánh đường đang dở dang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện trạng như ngày nay.
Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện được cử làm Giám mục giáo phận Vĩnh Long thay thế Đức cha Ngô Đình Thục.
Ngày 12-04-1961 Tổng Giám mục Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận Huế, là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên lãnh đạo giáo phận.
Trong một thời gian ngắn ngủi từ năm 1962-1963 Đức cha Ngô Đình Thục đã thực hiện cho giáo phận nhiều công trình :
- Trùng tu Toà Giám mục và cơ sở Nhà Chung.
- Sửa sang thêm Đại Chủng Viện Phú Xuân Huế, mời các linh mục giáo sư Hội Xuân Bích (Saint Sulpice) giảng dạy. Thành lập Liên chủng viện cho toàn Tổng giáo phận.
- Thành lập chủng viện mới : Tiểu Chủng Viện HOAN-THIỆN (tên hai vị thánh Tử Đạo Đoạn Trinh Hoan và Trần Văn Thiện).
- Năm 1962, thống nhất các dòng Mến Thánh gía trong giáo phận, gồm các nhà dòng ở Di Loan (dời vào La Vang), Tam Toà (dời vào Kim Long), Kẻ Bàng (sát nhập vào Phủ Cam), Phủ Cam, Dương Sơn, Trí Bưu. Sáu nhà nhập lại thống nhất thành DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỪA SAI HUẾ, nay là Dòng Mến Thánh Giá Huế.
- Trùng tu và tân tạo khu La Vang trở thành trung tâm hành hương của giáo dân Việt Nam. Xin Toà thánh nâng thánh đường La Vang lên bậc "Vương cung thánh đường".
La Vang sẽ trở thành trung tâm hành hương cầu nguyện sùng kính Đức Mẹ, trung tâm tĩnh tâm "cấm phòng", hội Minh niên cho giáo dân.
Để cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, giáo phận có tờ Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" do LM. Trần Văn Tường làm Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh làm chủ bút và Thư ký toà soạn là LM. Nguyễn Kim Bình, Tổng Quản lý là ông Phạm Quang Lộc.
Số 1 Nguyệt san "Đức Mẹ La Vang" ra đời vào tháng 08-1961. Từ đó đã thu hút đông đảo người đọc và người viết cộng tác.
- Giáo phận Huế còn có Nguyệ san "Nguồn sống" do LM. Trần Hữu Tôn Chủ nhiệm, LM. Nguyễn Văn Trinh Chủ bút và GS. Võ Long Tê Tổng thư ký Toà soạn.
- Một công trình lớn, là công trình cuối cùng của Đức Cha Ngô Đình Thục ở giáo phận HUế là tân tạo nhà thờ Chánh toà Phủ Cam.
Nhà thờ cổ kính được xây cất từ 1898 đã xuống cấp trầm trọng, Đức cha cho triệt hạ để xây một thánh đường mới tân kỳ, đồ sộ theo đề án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Tiếc thay, vì đến cuối năm 1963 Đức cha phải sống lưu vong ở hải ngoại, ngôi thánh đường đang dở dang trong giai đoạn hoàn chỉnh, hiện trạng như ngày nay.
Cơn khủng hoảng tinh thần của TGM Ngô Đình Thục
Tháng 08-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam vĩ tuyến 17 đi sâu vào cơn dông tố khủng hoảng có nguy cơ sụp đổ TGM Ngô Đình Thục cũng là một mục tiêu mà lực lượng chống chế độ họ Ngô nhắm vào. Vì vậy Khâm sứ Tòa thánh tại Sài Gòn bấy giờ là Đức cha Salvator Asta, người mà TGM Ngô Đình Thục đóng vai phụ phong Giám mục tại Roma vào năm 1962, đã thúc đẩy TGM Ngô Đình Thục nhanh chóng rời khỏi Việt Nam sang dự Công Đồng Vatican II. Đây là kế "dĩ đào vi thượng", có lẽ theo suy nghĩ và hiểu biết tình thế của Khâm sứ Tòa thánh Asta lúc bấy giờ.
Thời gian dự Công Đồng rồi lưu vong ở Âu Châu, TGM Ngô Đình Thục nhận được những tin ''sét đánh'' : chính quyền Sài Gòn bị lật đổ, hai người em ruột là ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị giết chết, rồi sau đó một người em nữa là ông Ngô Đình Cẩn bị phe đảo chính xử tử. Bà thân mẫu tạ thế. Cả đại gia đình họ Ngô bị tan nát trong bi thảm.
Lúc mà anh em "sống chết có nhau" thì Đức cha phải lìa xa gia đình, quê hương đơn độc nơi xứ ngườì... đương nhiên tạo nên sự suy sụp tinh thần khủng khiếp cho TGM Ngô Đình Thục. Cộng thêm những biến cố canh tân Giáo hội tày trời của Công Đồng Vatican II mà TGM Ngô Đình Thục không chấp nhận.
Nghe nói rằng khi Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ bị ám sát, sau l tháng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết, thì Công Đồng làm lễ cầu hồn "cho một vị nguyên thủ quốc gia, người có đạo Công giáo". Nhưng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết thì Công Đồng không làm lễ cầu hồn. Cả hai ông, đều là Tổng thống, đều là vị nguyên thủ quốc gia, đều là tín đồ Công giáo.
Tất cả đó đã kết đọng lại nơi con người đã từng xuất sắc đoạt "tam giải khôi nguyên Tiến sĩ" Ngô Đình Thục, con người mới ngày nào đã nhìn thấy tột đỉnh danh vọng cả đạo lẫn đời cho gia đình Ngài, nay bỗng nhiên bị hụt hẫng đen tối, đã đưa TGM tới con đường chống lại Tòa thánh Roma.
Ly khai Giáo hội La Mã :
Những cải tổ Giáo hội theo Công Đồng Vatican II đã đưa đến sự chống đối của những người cùng chung một não trạng, quan điểm. Đó là một số Giám mục mà người ta thường gọi là phái "bảo thủ", ví dụ Giám mục Lefèvre thuộc dòng Phanxicô ở Rochester New York. Vị Giám mục này chống lại Giáo hội Công giáo từ thời Đức Phao lô VI, bị Tòa thánh lên án phạt ''vạ tuyệt thông", Lefèvre đã ly khai Giáo hội La Mã.
Đức cha Ngô Đình Thục đã theo Giám mục Lefèvre từ năm 1976, lập phong trào "Giáo hội La Mã Chính thống" (Orthodox Roman catholic movement, gọi tắt là ORCM) qui tụ Giám mục ly khai Lefèvre và các Giám mục được TGM Ngô Đình Thục phong chức bất hợp pháp như Louis Vezelis cũng ở Rochester, New York. TGM Ngô Đình Thục và nhóm người trong ORCM chống Tòa thánh Roma mãnh liệt đến độ Tòa thánh phải ra ''vạ tuyệt thông" lần này đến lần khác.
Giám mục ly khai Lefèvre, Louis Vezelis đưa TGM Ngô Đình Thục vào cư trú trong dòng Phanxicô ở Rochester, New York (Hoa Kỳ) để cô lập và dễ bề lợi dụng danh nghĩa TGM Ngô Đình Thục để tuyên truyền trên sách báo của nhóm chống lại Tòa thánh Roma.
Thời gian dự Công Đồng rồi lưu vong ở Âu Châu, TGM Ngô Đình Thục nhận được những tin ''sét đánh'' : chính quyền Sài Gòn bị lật đổ, hai người em ruột là ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị giết chết, rồi sau đó một người em nữa là ông Ngô Đình Cẩn bị phe đảo chính xử tử. Bà thân mẫu tạ thế. Cả đại gia đình họ Ngô bị tan nát trong bi thảm.
Lúc mà anh em "sống chết có nhau" thì Đức cha phải lìa xa gia đình, quê hương đơn độc nơi xứ ngườì... đương nhiên tạo nên sự suy sụp tinh thần khủng khiếp cho TGM Ngô Đình Thục. Cộng thêm những biến cố canh tân Giáo hội tày trời của Công Đồng Vatican II mà TGM Ngô Đình Thục không chấp nhận.
Nghe nói rằng khi Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ bị ám sát, sau l tháng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết, thì Công Đồng làm lễ cầu hồn "cho một vị nguyên thủ quốc gia, người có đạo Công giáo". Nhưng khi ông Ngô Đình Diệm bị giết thì Công Đồng không làm lễ cầu hồn. Cả hai ông, đều là Tổng thống, đều là vị nguyên thủ quốc gia, đều là tín đồ Công giáo.
Tất cả đó đã kết đọng lại nơi con người đã từng xuất sắc đoạt "tam giải khôi nguyên Tiến sĩ" Ngô Đình Thục, con người mới ngày nào đã nhìn thấy tột đỉnh danh vọng cả đạo lẫn đời cho gia đình Ngài, nay bỗng nhiên bị hụt hẫng đen tối, đã đưa TGM tới con đường chống lại Tòa thánh Roma.
Ly khai Giáo hội La Mã :
Những cải tổ Giáo hội theo Công Đồng Vatican II đã đưa đến sự chống đối của những người cùng chung một não trạng, quan điểm. Đó là một số Giám mục mà người ta thường gọi là phái "bảo thủ", ví dụ Giám mục Lefèvre thuộc dòng Phanxicô ở Rochester New York. Vị Giám mục này chống lại Giáo hội Công giáo từ thời Đức Phao lô VI, bị Tòa thánh lên án phạt ''vạ tuyệt thông", Lefèvre đã ly khai Giáo hội La Mã.
Đức cha Ngô Đình Thục đã theo Giám mục Lefèvre từ năm 1976, lập phong trào "Giáo hội La Mã Chính thống" (Orthodox Roman catholic movement, gọi tắt là ORCM) qui tụ Giám mục ly khai Lefèvre và các Giám mục được TGM Ngô Đình Thục phong chức bất hợp pháp như Louis Vezelis cũng ở Rochester, New York. TGM Ngô Đình Thục và nhóm người trong ORCM chống Tòa thánh Roma mãnh liệt đến độ Tòa thánh phải ra ''vạ tuyệt thông" lần này đến lần khác.
Giám mục ly khai Lefèvre, Louis Vezelis đưa TGM Ngô Đình Thục vào cư trú trong dòng Phanxicô ở Rochester, New York (Hoa Kỳ) để cô lập và dễ bề lợi dụng danh nghĩa TGM Ngô Đình Thục để tuyên truyền trên sách báo của nhóm chống lại Tòa thánh Roma.
Được giải thoát và được Toà thánh "giải vạ":
Nhóm ORCM của Giám mục Lefèvre cô lập Đức cha Ngô Đình Thục trong dòng Phanxicô Friars, Rochester, NY. Họ không cho Đức cha Thục liên lạc bên ngoài, chỉ lo ăn ở, áo quần mặc mà không cho tiền đi đâu cả.
Trong cô đơn, chắc chắn Đức cha nhớ bà con, bạn bè, anh em và đau khổ suy nghĩ... Và Đức cha đã được giải thoát.
Công cuộc giải thoát Đức cha Thục diễn tiến rất gay cấn mà tế nhị do sự khôn khéo của những nhân vật giúp đỡ Đức cha cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là linh mục Phêrô Trần Văn Điển, người giáo phận Huế hưu dưỡng tại dòng Đồng Công Việt Nam ở Hoa Kỳ; linh mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp Giám đốc dòng Đồng Công Việt Nam tại Carthage, Missouri (Hoa Kỳ); ông Trần Đình Thường chủ một khách sạn ở New York; ông Hoàng Ngọc Trợ ở Hoa Kỳ đã từng làm việc với Đức cha Thục ở Huế trước kia.
Trước Tết 1984 do tình cờ một linh mục Việt Nam ở New York khám phá biết được sự hiện diện của Đức cha Thục tại nhà dòng Phanxicô Friars, Rochester, NY. Tin này đến tai ông Trần Đình Trường ở New York và rồi đến tai linh mục Trần Văn Điển ở dòng Đồng Công Carthage, Missouri. Linh mục Trần Văn Điển viết thư cho ông Hoàng Ngọc Trợ ở Centralia bảo ông Hoàng Ngọc Trợ điện thoại xin gặp Đức cha Thục. Trong câu chuyện thăm hỏi, Đức cha Thục ngỏ ý muốn đi qua Cali thăm bà con mà không có tiền!
Nhân dịp Tết Giáp Tý, 1984, cha già Điển bay qua New York xin vào thăm Đức cha Thục đang trú ngụ trong dòng Phanxicô của Lefèvre. Cha Điển mời Đức cha Thục đi dự lễ Tổ Tiên đầu năm mới do đồng bào Việt Nam tổ chức tại Washington D.C. Chuyến xe cha già Điển, cha Nguyễn Đức Thiệp và ông Trần Đình Trường chở Đức cha Thục dừng lại ở New York để lấy nhiên liệu rồi tức tốc chạy đến Washington, lái vào Tòa Khâm sứ Tông tòa. Giám mục giả Vezelis cho một người đi theo làm cận vệ để giữ Đức cha Thục. Hai bên giằng co và đưa ra cảnh sát phân xử. Cảnh sát tuyên bố Đức cha Thục có toàn quyển chọn nơi cư trú. Thế là Đức cha Thục lớn tiếng chọn cộng đồng người Việt và Tòa thánh La Mã. Ý chí của cụ già 87 tuổi Ngô Đình Thục đã dứt khoát giải thoát được Ngài.
Cha Điển đưa Đức cha Thục đến gặp Khâm sứ Tòa thánh để làm giấy tờ hòa giải gửi về Roma. Sau đó ông Trần Đình Trường đưa Đức cha Thục đến tạm trú tại khách sạn của ông ở New York. Đến ngày 25-02-1984, TGM Ngô Đình Thục đáp máy bay về dòng Đồng Công Việt Nam ở Missouri Orléans. Cha Điển lo liệu đủ tiện nghi chỗ ăn, ở, làm việc, mua sắm áo mũ gậy Giám mục, có người của dòng giúp đỡ cần kề ngày đêm.
Thoát được vòng vây của nhóm ORCM, TGM Ngô Đình Thục xúc tiến việc xin Tòa thánh "giải vạ". Tháng 06-1984 Cha Giám đốc dòng Đồng Công Nguyễn Đức Thiệp đi Roma theo dõi giấy tờ ''giải vạ" cho TGM Ngô Đình Thục. Cuối cùng giấy tờ chính thức từ Roma cũng đến tay TGM Ngô Đình Thục. Người ta chuẩn bị máy ảnh để chụp cảnh TGM Ngô Đình Thục ký tên vào giấy tờ hòa giải với Tòa thánh. Nhờ vậy, xóa tan được luận điệu của nhóm ORCM bịa đặt rằng trên giấy tờ gửi Tòa thánh không mang chữ ký của TGM Ngô Đình Thục.
Với tư cách là một TGM của Tòa thánh đã được "giải vạ'', Đức cha Thục chủ tọa đại lễ ngày Thánh Mẫu ở Carthage vào tháng 08-1984. Lời TGM nói trước lễ và có lẽ cũng là những lời cuối cùng trong đời của TGM Ngô Đình Thục : ''Từ 20 năm, tôi chưa hề thấy người Việt đông như thế này. Nay Mẹ đưa tôi về đây gặp anh chị em lần sau hết. Xin phú thác anh chị em và cũng là đại diện cho dân Việt Nam trong Thánh Tâm Mẹ. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi được chết lành".
Vĩnh biệt . . .
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, nguyên Tổng Giám Mục Huế, Việt Nam sau một thời gian tĩnh dưỡng tại Giáo Sĩ Dưỡng Đường thuộc Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, Carthage, Missouri. Đến ngày 05 tháng 12 năm 1984, TGM Ngô Đình Thục trở bệnh. Đưa đến bệnh viện St John, Joplin, Ngài tắt thở vào lúc 11 giờ sáng, ngày 12-12-1984, tại Bệnh Viện St.John, Joplin, Missouri.
Lễ an táng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô được cử hành hồi 11 giờ sáng, ngày 22-12-1984, tại Nhà Thờ Immaculate Conception, Springfield, Missouri, và Lễ Hạ Quan tại Nghĩa Trang Resurrection của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri, Hoa Kỳ.
Trong cô đơn, chắc chắn Đức cha nhớ bà con, bạn bè, anh em và đau khổ suy nghĩ... Và Đức cha đã được giải thoát.
Công cuộc giải thoát Đức cha Thục diễn tiến rất gay cấn mà tế nhị do sự khôn khéo của những nhân vật giúp đỡ Đức cha cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là linh mục Phêrô Trần Văn Điển, người giáo phận Huế hưu dưỡng tại dòng Đồng Công Việt Nam ở Hoa Kỳ; linh mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp Giám đốc dòng Đồng Công Việt Nam tại Carthage, Missouri (Hoa Kỳ); ông Trần Đình Thường chủ một khách sạn ở New York; ông Hoàng Ngọc Trợ ở Hoa Kỳ đã từng làm việc với Đức cha Thục ở Huế trước kia.
Trước Tết 1984 do tình cờ một linh mục Việt Nam ở New York khám phá biết được sự hiện diện của Đức cha Thục tại nhà dòng Phanxicô Friars, Rochester, NY. Tin này đến tai ông Trần Đình Trường ở New York và rồi đến tai linh mục Trần Văn Điển ở dòng Đồng Công Carthage, Missouri. Linh mục Trần Văn Điển viết thư cho ông Hoàng Ngọc Trợ ở Centralia bảo ông Hoàng Ngọc Trợ điện thoại xin gặp Đức cha Thục. Trong câu chuyện thăm hỏi, Đức cha Thục ngỏ ý muốn đi qua Cali thăm bà con mà không có tiền!
Nhân dịp Tết Giáp Tý, 1984, cha già Điển bay qua New York xin vào thăm Đức cha Thục đang trú ngụ trong dòng Phanxicô của Lefèvre. Cha Điển mời Đức cha Thục đi dự lễ Tổ Tiên đầu năm mới do đồng bào Việt Nam tổ chức tại Washington D.C. Chuyến xe cha già Điển, cha Nguyễn Đức Thiệp và ông Trần Đình Trường chở Đức cha Thục dừng lại ở New York để lấy nhiên liệu rồi tức tốc chạy đến Washington, lái vào Tòa Khâm sứ Tông tòa. Giám mục giả Vezelis cho một người đi theo làm cận vệ để giữ Đức cha Thục. Hai bên giằng co và đưa ra cảnh sát phân xử. Cảnh sát tuyên bố Đức cha Thục có toàn quyển chọn nơi cư trú. Thế là Đức cha Thục lớn tiếng chọn cộng đồng người Việt và Tòa thánh La Mã. Ý chí của cụ già 87 tuổi Ngô Đình Thục đã dứt khoát giải thoát được Ngài.
Cha Điển đưa Đức cha Thục đến gặp Khâm sứ Tòa thánh để làm giấy tờ hòa giải gửi về Roma. Sau đó ông Trần Đình Trường đưa Đức cha Thục đến tạm trú tại khách sạn của ông ở New York. Đến ngày 25-02-1984, TGM Ngô Đình Thục đáp máy bay về dòng Đồng Công Việt Nam ở Missouri Orléans. Cha Điển lo liệu đủ tiện nghi chỗ ăn, ở, làm việc, mua sắm áo mũ gậy Giám mục, có người của dòng giúp đỡ cần kề ngày đêm.
Thoát được vòng vây của nhóm ORCM, TGM Ngô Đình Thục xúc tiến việc xin Tòa thánh "giải vạ". Tháng 06-1984 Cha Giám đốc dòng Đồng Công Nguyễn Đức Thiệp đi Roma theo dõi giấy tờ ''giải vạ" cho TGM Ngô Đình Thục. Cuối cùng giấy tờ chính thức từ Roma cũng đến tay TGM Ngô Đình Thục. Người ta chuẩn bị máy ảnh để chụp cảnh TGM Ngô Đình Thục ký tên vào giấy tờ hòa giải với Tòa thánh. Nhờ vậy, xóa tan được luận điệu của nhóm ORCM bịa đặt rằng trên giấy tờ gửi Tòa thánh không mang chữ ký của TGM Ngô Đình Thục.
Với tư cách là một TGM của Tòa thánh đã được "giải vạ'', Đức cha Thục chủ tọa đại lễ ngày Thánh Mẫu ở Carthage vào tháng 08-1984. Lời TGM nói trước lễ và có lẽ cũng là những lời cuối cùng trong đời của TGM Ngô Đình Thục : ''Từ 20 năm, tôi chưa hề thấy người Việt đông như thế này. Nay Mẹ đưa tôi về đây gặp anh chị em lần sau hết. Xin phú thác anh chị em và cũng là đại diện cho dân Việt Nam trong Thánh Tâm Mẹ. Xin mọi người cầu nguyện cho tôi được chết lành".
Vĩnh biệt . . .
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, nguyên Tổng Giám Mục Huế, Việt Nam sau một thời gian tĩnh dưỡng tại Giáo Sĩ Dưỡng Đường thuộc Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, Carthage, Missouri. Đến ngày 05 tháng 12 năm 1984, TGM Ngô Đình Thục trở bệnh. Đưa đến bệnh viện St John, Joplin, Ngài tắt thở vào lúc 11 giờ sáng, ngày 12-12-1984, tại Bệnh Viện St.John, Joplin, Missouri.
Lễ an táng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Mactinô được cử hành hồi 11 giờ sáng, ngày 22-12-1984, tại Nhà Thờ Immaculate Conception, Springfield, Missouri, và Lễ Hạ Quan tại Nghĩa Trang Resurrection của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri, Hoa Kỳ.
http://giaophanvinhlong.net/Duc-Cha-Phero-Ngo-Dinh-Thuc.html